1.3 Xử lý nợ xấu tại công ty quản lý tài sản
1.3.6 Bài học kinh nghiệm cho SHB
Bài học kinh nghiệm trong quá trình XLNX từ những mơ hình AMC điển hình trên thế giới trong những năm vừa qua được trình bày ở mục 1.3.5 được xem là kim chỉ nam để SHB nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung tiếp tục nghiên cứu để từng bước áp dụng vào tiến trình phịng ngừa và XLNX.
Tổ chức, cơ chế và quy mô hoạt động thay đổi linh hoạt
Việc các quốc gia trong khu vực lần lượt thành lập các công ty AMC trong suốt thời kỳ châu Á cố gắng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính như Thái Lan hay Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho SHB trong việc tập trung xử lý nợ, thu hồi cũng như cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Tại mỗi thời điểm khác nhau, SHB có cách thức tổ chức, cơ chế và quy mô hoạt động thay đổi linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng tựu chung thì AMC tại SHB đều có nhiệm vụ chung cũng như AMC tại các NHTM khác là mua lại nợ của ngân hàng đang bị tồn đọng và tiến hành xử lý dưới nhiều phương thức khác nhau như: thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố; chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu và bán các khoản nợ cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi…. Ngồi ra, việc trích lập DPRR nên được thực hiện 6 tháng 1 lần để có thể quản lý tốt nợ xấu trong hệ thống SHB giống như các NHTM Thái Lan đã áp dụng trong thời gian qua.
Công tác XLNX phải được tiến hành một cách tồn diện
Cơng tác XLNX phải được tiến hành một cách toàn diện, giải quyết triệt để vấn đề, nhiệm vụ XLNX phải được thực thi song hành cùng với các cải cách liên quan đến các chủ thể có liên quan đến vấn đề nợ xấu. Trên cơ sở AMC tại SHB, cần thành lập bộ phận chuyên trách tổ chức thực hiện hỗ trợ hoạt động XLNX. Từ kinh nghiệm
XLNX của các nước, SHB có thể chuyển các khoản nợ xấu sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu, đồng thời cơ quan của Chính phủ cịn có quyền bán các khoản nợ xấu này hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ.
XLNX đi đôi với tái cơ cấu doanh nghiệp
Nhật Bản XLNX thông qua tái thiết doanh nghiệp của IRCJ đã khơi thơng được khó khăn của nguồn tài chính đang bị tắc nghẽn tại doanh nghiệp, dịng tín dụng của nền kinh tế được mở lối. Với hiện trạng nợ xấu của Việt Nam hiện nay, cụ thể là SHB, việc XLNX đi đôi với tái cơ cấu doanh nghiệp như Nhật Bản là một sự lựa chọn đáng chú ý nhất và trong thời gian qua, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cũng đã thực hiện theo hướng đi này.
Hoạch định cụ thể lộ trình thực hiện XLNX
XLNX là một q trình địi hỏi cần hoạch định cụ thể thời gian cũng như lộ trình thực hiện. Đối với trường hợp thời gian XLNX quá dài thì kết quả thu được sẽ bị thu hẹp và ngược lại nếu quá trình XLNX diễn ra nhanh chóng thì hệ thống ngân hàng và nền kinh tế sẽ thu về những lợi ích nhất định.
Nghiên cứu phương án huy động vốn cho hoạt động XLNX
Nghiên cứu phương án huy động vốn cho hoạt động xử lý nợ bằng việc phát hành trái phiếu của AMC nhắm vào các định chế tài chính trong và ngồi nước. NHNN cần có kế hoạch chuẩn bị một khoản cho vay đặc biệt nhằm cung cấp tín dụng cho hoạt động của AMC, đặc biệt nhấn mạnh việc nói khơng với chiến lược in tiền để XLNX vì nguy cơ lạm phát sẽ tăng cao trong ngắn hạn và nền kinh tế vĩ mơ lúc đó sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm sốt.
Xây dựng đường dây nóng
Xây dựng đường dây nóng để giải đáp các mắc thắc trong các quy định thu, mua nợ và giải quyết các bức xúc liên quan tới thu, mua nợ và để tiếp nhận các góp ý của
mọi người về việc hoàn thiện hệ thống thu, mua nợ. Đường dây nóng là một biện pháp quan trọng để Chính phủ nâng cao hiệu quả hoạt động thu, mua nợ và nâng cao niềm tin của xã hội từ bài học kinh nghiệm của Chính phủ Australia.
Ngăn chặn nợ xấu tái diễn
Bài học cho SHB là vừa XLNX vừa ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong tương lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ xấu tái diễn là một quá trình cần được triển khai nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn phù hợp với tình hình kinh doanh của từng ngân hàng bằng cách đề ra giải pháp tổng thể và các chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh.
Tuy bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay chưa thực sự ổn định trên bình diện vĩ mơ, hoạt động cho vay của các NHTM nhìn chung chủ yếu dựa vào TSĐB là bất động sản trong khi thị trường nay chỉ có thể phục hồi trong trung và dài hạn, đặc biệt là với tiêu chí khơng được gây quá nhiều tổn thất cho Chính phủ cũng như các NHTM trong quá trình XLNX. Từ thực tế bài học kinh nghiệm rút ra ở các nước, các NHTM Việt Nam nói chung và SHB nói riêng cần có những nhận định chính xác, bao hàm và nghiên cứu, đề xuất những chiến lược phù hợp với tình hình thực tế cũng như so sánh những điểm tương đồng, xung khắc giữa NHTM với mơ hình XLNX tiêu biểu của các nước trên thế giới nhằm cộng hưởng giữa yếu tố thực có và yếu tố học hỏi từ các nước láng giềng.
Kết luận chƣơng 1
Nợ xấu tồn tại và đang có xu hướng ngày càng gia tăng dẫn đến nhiều rủi ro cho NHTM. Cơng tác nhận định nợ xấu và tìm biện pháp thích hợp để XLNX được xem là điều khá quan trọng và có ý nghĩa đối với các NHTM. Chính vì thế, phần cơ sở lý luận của luận văn ở chương 1 đã khái quát hóa tổng quan về nợ xấu, ý nghĩa của việc XLNX có hiệu quả đồng thời rút ra kinh nghiệm XLNX cho SHB nhìn từ bài học các nước trong khu vực và trên thế giới trong việc sử dụng mơ hình AMC để XLNX. Đây chính là cơ sở nền tảng cho việc đánh giá hiệu quả XLNX tại SHAMC trong thời gian từ 2010 – 2013, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XLNX ngày một hiệu quả hơn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN – HÀ NỘI
QUA CƠNG TY SHAMC
Sau khi giới thiệu lý thuyết chung về nợ xấu, XLNX tại NHTM và kinh nghiệm cho SHB từ những mơ hình AMC trong khu vực và trên thế giới, tác giả đi sâu trình bày các cách XLNX đã thực hiện tại SHB bên cạnh việc giới thiệu sơ lược về công ty SHAMC, phân tích thực trạng nợ xấu cũng như XLNX tại SHAMC, khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XLNX tại SHAMC nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý phục vụ có hiệu quả cho cơng tác XLNX tại SHB trong tương lai.