Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 53 - 54)

2.2 Thực trạng nợ xấu tại SHB

2.2.1.3 Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam những năm trước đây là nền kinh tế tập trung, với thành phần kinh tế chủ đạo là kinh tế Nhà nước, làm nòng cốt xuyên suốt nhiều thập kỷ. Thế nhưng, từ khi đổi mới cho đến nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO7

, thành phần kinh tế của Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ, cụ thể là tỷ trọng kinh tế tư nhân ngày càng gia tăng về chất lượng cũng như số lượng.

Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ SHB theo thành phần kinh tế từ năm 2010 – 2013

ĐVT: (*) tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 Dƣ nợ (*) Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%) Tổng dƣ nợ 24.376 100 29.162 100 56.940 100 76.510 100 DNNN 2.905,6 11,92 4.216,8 14,46 8.831,4 15,51 14.674,6 19,18 Ngoài quốc doanh 1.274,4 43,86 15.318,8 52,53 31.339,8 55,04 42.922,1 56,10 Cá nhân 560,5 43,98 9.608,9 32,95 16.700,5 29,33 18.783,2 24,55 Hợp tác xã 1,3 0,24 17,5 0,06 68,3 0,12 130,1 0,17

Nợ xấu 341 100 651,3 100 5.014,5 100 3.103,9 100

DNNN 23,1 6,78 35,7 5,48 382,6 7,63% 412,2 13,28 Ngoài quốc doanh 150,9 44,25 334,0 51,28 2.982,6 59,48 1.592,6 51,31 Cá nhân 166,3 48,78 280,6 43,08 1.642,8 32,76 1.096,3 35,32 Hợp tác xã 0,6 0,19 1,0 0,16 6,5 0,13 2,8 0,09

(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất SHB 2010 - 2013 đã kiểm toán)

Đối với hệ thống ngân hàng, đây là thành phần kinh tế đáng lưu tâm nhất, nguồn vốn cho vay dành cho khối kinh tế tư nhân, cụ thể là hai nhóm doanh nghiệp ngồi quốc

7

doanh và hộ gia đình, cá nhân ngày càng tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của SHB. Cụ thể là dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao nhất vào năm 2013, chiếm tỷ trọng 56,1% tổng dư nợ của SHB trong năm theo bảng 2.4.

Nhìn chung, tỷ trọng dành cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm, cùng với đó là sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu tương ứng so với tổng nợ xấu của SHB, đặc biệt trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 59,48%, cao nhất trong các năm. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong những năm gần đây giảm đáng kể về số lượng do q trình cổ phần hóa nhằm tiếp cận với nền kinh tế thị trường, hội nhập với kinh tế thế giới, nhưng số dư nợ đối với thành phần kinh tế này khơng giảm, có nhiều ngun nhân khác nhau cụ thể như việc bao cấp, nâng đỡ từ phía Nhà nước đối với các cơ quan hoạt động kém hiệu quả cùng với nạn tham nhũng không ngừng gia tăng theo thời gian.

Năm 2013, dư nợ của DNNN chiếm 19,18% tổng dư nợ SHB, đi cùng đó là tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2013 là 13,28%. Đối với các cá nhân và hộ gia đình, trong những năm gần đây có xu hướng giảm về dư nợ cho vay tại SHB do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sở thích, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng… cụ thể dư nợ đối với cá nhân giảm từ 43,98% vào năm 2010 xuống còn 24,55% trong năm 2013. Tuy dư nợ của cá nhân giảm dần nhưng về cơ bản, tỷ lệ nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao, gần như bằng với tỷ lệ nợ xấu của nhóm thành phần doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Đây là điểm then chốt cần được các nhà quản lý lưu tâm và có biện pháp thích đáng nhằm thu hồi nợ một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)