Thực trạng xử lý nợ xấu tại SHB qua công ty SHAMC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 60 - 65)

2.3.1 Các giải pháp xử lý nợ xấu SHB đã thực hiện

Hàng năm, SHB tiến hành rà soát, xây dựng các giải pháp xử lý các khoản nợ xấu phát sinh dựa trên kết quả phân loại nợ. Căn cứ vào tình hình thực tế của các khoản nợ tại thời điểm xử lý, nhằm giúp cho việc XLNX đạt hiệu quả cao nhất, sau khi hồ sơ xử lý nợ được tiếp nhận và xử lý tại đơn vị xử lý nợ chuyên trách của SHB, nhân viên xử lý nợ của SHB lựa chọn một cách linh hoạt các giải pháp bao gồm

- Tích cực thu hồi nợ trực tiếp, đôn đốc khách hàng trả nợ.

- Thu hồi nợ thông qua xử lý TSĐB khi có sự đồng ý hợp tác của khách hàng. - Sử dụng các biện pháp pháp lý, khởi kiện khách hàng ra Tịa án nhân dân có

thẩm quyền và yêu cầu thi hành án.

ngoại bảng và được theo dõi để tiếp tục xử lý.

- Sử dụng các biện pháp theo quy định pháp luật và thỏa thuận giữa SHB với khách hàng như cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi….

- Chuyển nhượng nợ cho SHAMC.

2.3.2 Quy trình xử lý nợ xấu tại SHB

Quy trình XLNX tại SHB được thực hiện theo trình tự 6 bước cơ bản

Bƣớc 1: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ tại đơn vị xử lý nợ chuyên trách

Sau khi xem xét hồ sơ, đơn vị xử lý nợ sẽ đề ra giải pháp và tiến hành XLNX. Các chi nhánh vẫn có nhiệm vụ theo dõi, cung cấp thông tin và tài liệu hỗ trợ đơn vị xử lý nợ chuyên trách.

Bƣớc 2: Quy trình đơn đốc nợ

Nhân viên XLNX gửi văn bản thông báo thu hồi nợ và làm việc trực tiếp với khách hàng tại trụ sở của đơn vị xử lý nợ, nơi cư trú của khách hàng hoặc địa điểm khác để đôn đốc thu hồi nợ. Mỗi lần tiếp xúc làm việc với khách hàng, nhiên viên xử lý nợ phải lập biên bản ghi nhận nội dung làm việc.

Bƣớc 3: Quy trình xử lý TSĐB

Nếu khách hàng có nhu cầu bán TSĐB để trả nợ cho SHB, SHB chỉ giải chấp TSĐB sau khi khách hàng đã thanh toán hết các khoản nợ liên quan cho SHB. Nếu khách hàng giao TSĐB cho SHB bán, trong trường hợp có người mua tài sản đủ để thanh tốn tồn bộ nghĩa vụ nợ của khách hàng thì SHB thực hiện bán tài sản trực tiếp không qua đấu giá, các trường hợp khác tiến hành định giá tài sản và bán đấu giá theo quy định pháp luật. Trong trường hợp khách hàng không bàn giao TSĐB cho SHB, sau khi hết hạn thông báo yêu cầu bàn giao nhưng khách hàng vẫn không bàn giao tài sản, đơn vị xử lý nợ sẽ tiến hành tổ chức tìm kiếm và thu giữ tài sản.

Bƣớc 4: Đề nghị cơ quan công an xử lý đối với những trƣờng hợp khách hàng thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm

Sau khi soạn đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan công an có thẩm quyền, nhân viên đơn vị xử lý nợ liên hệ với cơ quan nhằm nắm rõ tình hình và phối hợp xử lý.

Bƣớc 5: Khởi kiện vụ án dân sự ra tòa

Nhân viên xử lý nợ chuẩn bị hồ sơ và trình lên cấp lãnh đạo phê duyệt, sau đó nộp hồ sơ khởi kiện và tham gia giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Nếu bản án sau phiên tịa phúc thẩm có lợi cho SHB, nhân viên được ủy quyền sử dụng bản án làm căn cứ yêu cầu khách hàng trả nợ, nếu khách hàng tiếp tục khơng trả thì nộp đơn yêu cầu thi hành án.

Bƣớc 6: Thi hành án dân sự

Sau 30 ngày kể từ ngày bản án của tịa án có hiệu lực pháp luật mà khách hàng vẫn không trả nợ, nhân viên xử lý nợ soạn đơn yêu cầu thi hành án gởi cơ quan có liên quan. Sau khi hồ sơ được thụ lý, nhân viên xử lý nợ phải phối hợp với cơ quan thi hành án để đơn đốc q trình thi hành án và gây sức để khách hàng trả nợ.

2.3.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại SHB qua công ty SHAMC

Qua bảng 2.7, tỷ lệ nợ xấu được SHAMC xử lý / tổng số dư nợ xấu từ 2010 – 2013 tăng lên dần bằng nhiều phương thức xử lý nợ khác nhau như bán nợ, đưa vào khai thác hoạt động kinh doanh, cho thuê tài sản và cơ cấu lại nợ. Năm 2013, sau hai lần chuyển nhượng nợ cho VAMC với số tiền 105,05 tỷ đồng nâng tổng số nợ của SHAMC đã bán được trong năm 2013 là 174,8 tỷ đồng, chiếm 8,24% tổng số nợ đã xử lý trong năm. Nhìn chung, trong các phương thức xử lý nợ thời gian qua SHAMC chủ yếu ưu tiên cơ cấu lại nợ, đặc biệt trong năm 2012, số nợ cơ cấu lại của SHAMC chiếm đến 97,85% tổng số nợ đã xử lý trong năm. Trong các năm qua, SHAMC không ngừng gia tăng chất lượng XLNX, cụ thể là tỷ lệ nợ xấu đã xử lý so với tổng số dư nợ xấu tăng cao, từ 43,23% năm 2010 lên 54,17% năm 2011, 56,21% năm 2012 và cao nhất trong năm 2013 là 68,31%.

Bảng 2.7 Kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu của SHAMC 2010 - 2013 ĐVT: (*) tỷ đồng ĐVT: (*) tỷ đồng CÁC BIỆN PHÁP XLNX 2010 2011 2012 2013 (*) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Chuyển nhượng nợ 36 24,42 45 12,76 57 2,02 174,8 8,24 Đưa vào khai thác 8,3 5,63 3,6 1,02 1,2 0,04 2,5 0,12 Cho thuê tài sản 4,6 3,12 1,5 0,43 2,4 0,09 5,8 0,27 Cơ cấu lại nợ 98,5 66,82 302,7 85,80 2.757,8 97,85 1.937,2 91,36 Tổng số xử lý (*) 147,4 352,8 2.818,4 2.120,3

Tỷ lệ số nợ xấu xử lý/

tổng dư nợ xấu (%) 43,23 54,17 56,21 68,31

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất SHB 2010 – 2013 đã kiểm toán)

Bảng 2.8 Trích lập DPRR tại SHB từ 2010 – 2013 ĐVT:(*) tỷ đồng ĐVT:(*) tỷ đồng STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 1 Số trích lập DPRR (*) 272,6 354,9 1.250,4 1.187,6 2 Nợ xấu (*) 341 651,3 5.014,5 3.103,9 3 Tỷ lệ (%) 79,94 54,49 24,94 38,26

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất SHB 2010 – 2013 đã kiểm toán)

Qua bảng 2.8, tỷ lệ quỹ DPRR/ dư nợ xấu của SHB từ 2010 - 2013 có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ khả năng bù đắp rủi ro của SHB giảm dần. Cụ thể tỷ lệ quỹ DPRR/ nợ xấu giảm đáng kể từ 79,94% vào năm 2010 xuống còn 54,49% vào năm 2011; 24,94% vào năm 2012 đồng thời tăng nhẹ lên 38,26% vào cuối năm 2013.

Qua hình 2.4, các khoản Repo10 với SHAMC giảm dần qua các năm, từ 4,59 tỷ đồng

10

Repo chứng khoán là các giao dịch mua, bán lại chứng khốn có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính.

vào năm 2010 giảm xuống còn 3,19 tỷ đồng trong năm 2011, giữ nguyên mức 2,3 tỷ đồng trong hai năm 2012 và 2013. Hoạt động của SHAMC trong những năm qua thật sự mang tính cầm chừng khi những quy định về hoạt động cũng như việc mua bán nợ còn nhiều hạn chế.

Qua bảng 2.9, trong hai năm đầu sau khi SHAMC thành lập, cơng ty đã có những bước tăng trưởng cơ bản về tổng tài sản, đi cùng đó là sự gia tăng về cơng nợ cần được xử lý từ phía SHB mang lại, lợi nhuận tăng nhẹ từ năm 2010 là 41,446 tỷ đồng sang năm 2011 là 43,567 tỷ đồng.

Hình 2.4 Các khoản Repo của SHAMC ĐVT:tỷ đồng

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất SHB 2010 – 2013 đã kiểm toán)

Bảng 2.9 Số liệu tài chính của SHAMC từ 2010 – 2011

ĐVT: tỷ đồng Năm Tổng tài sản Tổng cơng nợ Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế 2010 687,999 660,69 117,455 62,189 41,446 2011 1.331,65 1.285,47 303,052 245,144 43,567

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất SHB 2010 – 2011 đã kiểm toán)

4,59 3,19 2,2 2,2 0 1 2 3 4 5 2010 2011 2012 2013

Hai năm đầu thành lập SHAMC chưa có những hoạt động chuyển nhượng nợ đáng kể, sang năm 2012, SHAMC đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu11 nhằm thực hiện việc XLNX cho hoạt động quản trị RRTD của SHB, tuy nhiên số lượng cổ phiếu thực tế mua được là 195.700 cổ phiếu vì lý do giá khơng phù hợp. Cụ thể, trong năm 2012, khoản phải thu từ mua bán nợ của SHAMC đạt 624,269 tỷ đồng; đến năm 2013 con số phải thu này giảm còn 616,135 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 60 - 65)