Nợ xấu phân theo đảm bảo bằng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 54)

2.2 Thực trạng nợ xấu tại SHB

2.2.1.4 Nợ xấu phân theo đảm bảo bằng tài sản

Qua bảng 2.5, tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản tăng dần từ 87,65% năm 2010 lên 90,03% năm 2013. Trong khi đó thì cho vay khơng có tài sản đảm bảo (TSĐB) lại tăng lên bên phía tỷ trọng nợ xấu, từ 4,88% trong năm 2010, tăng lên 9,72% vào năm 2012 và cao nhất vào năm 2013 với con số ấn tượng 11,81%. Nền

kinh tế ngày càng phát triển, doanh nghiệp có những thay đổi mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, vì thế khi doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng cũng là nguyên nhân khiến cho ngân hàng nới lỏng tín dụng, từng bước giảm dần việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản mà thay vào đó là gia tăng cho vay theo hình thức tín chấp.

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ có TSĐB của SHB từ 2010 – 2013

ĐVT: (*) tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 Dƣ nợ (*) Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 24.376 100 29.162 100 56.940 100 76.510 100 Cho vay có TSĐB 21.365,6 87,65 25.668,4 88,02 50.750,6 89,13 68.882 90,03 Cho vay không TSĐB 3.010,4 12,35 3.493,6 11,98 6.189,4 10,87 7.628 9,97 Nợ xấu 341 100 651,3 100 5.014,5 100 3.103,9 100 Cho vay có TSĐB 324,4 95,12 607,3 93,24 4.527,1 90,28 2.737,3 88,19 Cho vay không TSĐB 16,6 4,88 44 6,76 487,4 9,72 366,6 11,81

(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất SHB 2010 – 2013 đã kiểm tốn)

Các ngân hàng còn hạn chế nghiêm ngặt trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khó khăn, nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế cộng với điều khoản cho vay chặt chẽ và quan trọng là ln có TSĐB. Chính vì vậy, các khoản cho vay còn lại khi đã khơng có TSĐB dễ là nguồn gốc phát sinh những khoản nợ xấu, khó xử lý, khó địi.

2.2.2 Nợ xấu của SHB so với 10 NHTM khác8 tại Việt Nam

Qua bảng 2.6 và hình 2.3, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 của SCB cao nhất so với 10

8

Tác giả chọn 10 NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu từ thấp, trung bình

đến cao nhằm so sánh với tỷ lệ nợ xấu của SHB từ 2010 đến 2013. Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của 10 ngân hàng TMCP là ABBank, ACB, Agribank, BIDV, DongABank, Eximbank, Navibank, Sacombank, SCB và VCB từ 2010 đến 2013.

NHTM còn lại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của SCB vào cuối năm 2010 là 12,46%, trong khi đó SHB tỷ lệ nợ xấu tương đối tốt với con số 1,4%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu quy định của NHNN, năm 2010 đánh dấu Agribank có những dấu hiệu tiêu cực trong việc kiểm soát và XLNX, thực tế nợ xấu của Agribank năm 2010 là 3,75% cao hơn VCB 2,91%, cao gấp 7 lần so với Sacombank với tỷ lệ 0,54%.

Bảng 2.6 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 11 NHTM tại Việt Nam từ 2010 – 2013

ĐVT: % NGÂN HÀNG 2010 2011 2012 2013 ABBank 1,16 2,79 2,3 4,8 ACB 0,34 0,89 2,5 3,02 Agribank 3,75 6,1 8,16 5,8 BIDV 2,53 0,75 1,47 2,3 DongABank 1,59 1,69 3,95 3,99 Eximbank 1,42 1,61 1,32 2,0 Navibank 2,24 2,92 5,6 6,07 Sacombank 0,54 0,58 2,05 1,5 SCB 12,46 3,64 5,41 4,1 VCB 2,91 2,03 2,4 2,62 SHB 1,4 2,23 8,81 4,06

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của 11 ngân hàng nêu trên từ 2010 - 2013 đã kiểm toán)

Năm 2011 đánh dấu bước tăng cao của Agribank trong việc dẫn đầu bảng tỷ lệ nợ xấu so với các NHTM khác, tăng gần gấp đôi so với thời điểm 2010, cụ thể tỷ lệ nợ xấu của Agribank cuối năm 2011 là 6,1%; trong khi đó SCB có dấu hiệu suy giảm nợ xấu trong năm 2011, từ 12,46% năm 2010 xuống còn 3,64% cuối năm 2011. Ban điều hành SCB trong năm 2011 đưa ra nhiều kế hoạch tập trung XLNX, nợ tồn đọng; từng bước tái cơ cấu bảng thống kê tài sản. Nợ xấu của SHB trong năm 2011 tăng cao cùng với ABBank, tỷ lệ nợ xấu của SHB cuối năm 2011 là 2,23%.

Năm 2012 đánh dấu kỷ lục của SHB trong việc quản lý và kiểm soát nợ xấu, khi tỷ lệ nợ xấu của SHB gần bằng 9%, cụ thể là 8,81% vào cuối năm 2012 sau khi nhận khoản nợ Vinashin từ thương vụ sáp nhập Habubank9. Thất bại của Habubank xem như đã được báo trước vì tập trung quá nhiều vào một khách hàng lớn, cụ thể là Bianfishco và Vinashin.

Năm 2012 cũng là năm có nhiều biến động nhất trong hoạt động ngân hàng, khi các ngân hàng lớn như Agribank, Navibank, DongABank và SCB tỷ lệ nợ xấu không ngừng tăng cao, đặc biệt là SCB mới chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2012 sau khi hợp nhất tự nguyện giữa SCB, ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (Tinnghiabank).

Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của ABBank tăng lên khá cao, cụ thể 4,8%; trong khi đó Navibank tăng nhẹ lên 6,07%; bên cạnh đó sau khi hợp nhất 3 ngân hàng với nhau, lãnh đạo SCB có những bước thay đổi chiến lược, tập trung vào hoạt động XLNX của 3 ngân hàng và có bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ, cụ thể tỷ lệ nợ xấu của SCB vào cuối năm 2013 giảm cịn 4,1%.

Ngồi ra, Agribank trong năm 2013 cũng có nhiều bước tiến mới khi ngân hàng này tiến hành bán nợ xấu cho VAMC với khoản nợ gần 2.534 tỷ đồng, giúp cho tỷ lệ nợ xấu của Agribank cuối năm 2013 giảm xuống còn 5,8% trên tổng dư nợ. Song song với thành công của Agribank là chiến lược tốt và kịp thời của SHB trong năm 2013. Điển hình như trong quý IV năm 2013, SHB đã bán được một khoản nợ xấu gần 1.000 tỷ đồng cho VAMC chia thành nhiều đợt và nhờ vào trái phiếu đặc biệt kỳ hạn 5 năm, lãi suất 0% được NHNN phát hành qua VAMC nên tỷ lệ nợ xấu của SHB giảm đáng kể xuống còn 4,06% vào cuối năm 2013. Đây cũng được xem là một nỗ lực rất lớn từ sau khi Habubank sáp nhập vào SHB, khi lãnh đạo của VAMC nhấn mạnh về việc không mua nợ xấu liên quan đến Vinashin mà để Chính phủ có “cơ chế xử lý riêng”, chính vì thế hơn 1.228 tỷ đồng của Vinashin vẫn nằm trong tổng

9

dư nợ của SHB. Nếu khơng tính khoản nợ này của Vinashin, thì tỷ lệ nợ xấu của SHB vẫn nằm trong giới hạn nợ xấu cho phép theo quy định của NHNN.

Hình 2.3 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của SHB so với 10 NHTM khác tại Việt Nam

từ 2010 – 2013 ĐVT: %

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của 11 ngân hàng nêu trên từ 2010 - 2013 đã kiểm toán)

Các NHTM Việt Nam chưa phân loại nợ theo chuẩn mực Quốc tế nên nhìn chung tỷ lệ nợ xấu được công bố chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng tại các ngân hàng.

1,16 0,34 3,75 2,53 1,591,42 2,24 0,54 12,46 2,91 1,4 0 2 4 6 8 10 12 14 ABBank ACB Agribank BIDV DAF Exim bank Navibank Sacom bank SCB VCB SHB 2,79 0,89 6,1 0,75 1,69 1,61 2,92 0,58 3,64 2,03 2,23 0 1 2 3 4 5 6 7 ABBank ACB Agribank BIDV DAF Exim bank Navibank Sacom bank SCB VCB SHB 2,32,5 8,16 1,47 3,95 1,32 5,6 2,05 5,41 2,4 8,81 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ABBank ACB Agribank BIDV DAF Exim bank Navibank Sacom bank SCB VCB SHB 4,8 3,02 5,8 2,3 3,99 2 6,07 1,5 4,1 2,62 4,06 0 1 2 3 4 5 6 7 ABBank ACB Agribank BIDV DAF Exim bank Navibank Sacom bank SCB VCB SHB 2010 2011 2013 2012

Ngoài ra, DPRR khơng được các ngân hàng trích lập đầy đủ và tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, đặc biệt là đối với các ngân hàng có xu hướng định giá TSĐB cao hơn để giảm mức trích lập DPRR, đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong hoạt động xử lý và thu hồi nợ xấu. Thêm vào đó là nợ nhóm 2 – nợ quá hạn tăng nhanh đáng kể và trong tình hình kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp như hiện nay thì nợ nhóm 2 chuyển dần nhóm nợ cao hơn theo thời gian làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng là điều tất yếu.

Nhìn tổng thể bức tranh tài chính tại các NHTM hiện nay, nhóm nợ có khả năng mất vốn ở một số ngân hàng ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu tại NHTM có đảm bảo chủ yếu bằng bất động sản nên khả năng phát mại là không cao khi thị trường bất động sản ngày càng đóng băng. Chính vì thế, các rủi ro hệ thống trong kinh doanh ngân hàng vẫn tồn tại ngầm và một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của vấn đề nợ xấu, thế nên ban lãnh đạo của các NHTM cần có những chiến lược, sách lược cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro ngân hàng có thể xảy ra.

2.2.3 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại SHB

Nhìn chung trong thời gian trước khi Habubank sáp nhập vào SHB, tình hình nợ xấu tại SHB được kiểm sốt tương đối tốt, ln nằm trong giới hạn nợ xấu cho phép của NHNN. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm nhất là sau vụ sáp nhập của Habubank vào SHB trong năm 2012, tình hình nợ xấu của SHB thay đổi nhiều theo chiều hướng xấu, đặc biệt là nợ xấu tăng lên rất cao trong năm 2012 với con số tương đối là 8,16%. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh nợ xấu tại SHB trong những năm gần đây là do công tác thu hồi nợ còn yếu kém, thiếu chuyên nghiệp, nhân viên thiếu kinh nghiệm và thiếu sự quan tâm đến vấn đề thu hồi nợ sau khi cấp tín dụng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt trong thời kỳ kinh doanh khó khăn đã đẩy phần lớn nhân viên ngân hàng rơi vào tình trạng làm việc thiếu tính chun mơn, đánh đổi giữa doanh số cho vay với khả năng thu hồi nợ từ nhóm khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro…Ngoài ra, thời điểm từ năm 2012, sau khi Habubank sáp nhập vào SHB mang

theo khoản nợ xấu khổng lồ từ Tập đoàn Vinashin và Bianfishco, làm cho tỷ lệ nợ xấu của SHB tăng lên đỉnh điểm. Việc giải quyết khoản nợ xấu của Habubank là một quá trình lâu dài, khi con số nợ xấu 3.998 tỷ đồng từ Vinashin không thể bán hết cho VAMC, trong đó gần 1.228 tỷ đồng đang chờ xử lý và 2.153 tỷ đồng nợ xấu đang được xếp vào số dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Việc nợ xấu tăng đột biến trong năm 2012 tại SHB đã dẫn đến nhiều khó khăn cho SHB trong công tác thu hồi và XLNX. Sau khi sáp nhập Habubank vào SHB, SHB vừa phải tốn kém chi phí cho việc đổi mới trụ sở làm việc, chi phí quảng bá thương hiệu trên thị trường cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, bên cạnh đó SHB phải đương đầu với rất nhiều khó khăn khác như chi phí trích lập DPRR với những khoản nợ khổng lồ phát sinh từ Habubank, việc chuyển nợ xấu tại SHB cho SHAMC thực chất chỉ là thủ thuật kế tốn khi thực tế SHAMC có q ít vốn để hoạt động hiệu quả. Vì vậy, SHB cần có những chiến lược lâu dài để làm trong sạch tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng nhằm hỗ trợ cho việc kinh doanh hiệu quả hơn.

2.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại SHB qua công ty SHAMC 2.3.1 Các giải pháp xử lý nợ xấu SHB đã thực hiện 2.3.1 Các giải pháp xử lý nợ xấu SHB đã thực hiện

Hàng năm, SHB tiến hành rà soát, xây dựng các giải pháp xử lý các khoản nợ xấu phát sinh dựa trên kết quả phân loại nợ. Căn cứ vào tình hình thực tế của các khoản nợ tại thời điểm xử lý, nhằm giúp cho việc XLNX đạt hiệu quả cao nhất, sau khi hồ sơ xử lý nợ được tiếp nhận và xử lý tại đơn vị xử lý nợ chuyên trách của SHB, nhân viên xử lý nợ của SHB lựa chọn một cách linh hoạt các giải pháp bao gồm

- Tích cực thu hồi nợ trực tiếp, đơn đốc khách hàng trả nợ.

- Thu hồi nợ thông qua xử lý TSĐB khi có sự đồng ý hợp tác của khách hàng. - Sử dụng các biện pháp pháp lý, khởi kiện khách hàng ra Tịa án nhân dân có

thẩm quyền và yêu cầu thi hành án.

ngoại bảng và được theo dõi để tiếp tục xử lý.

- Sử dụng các biện pháp theo quy định pháp luật và thỏa thuận giữa SHB với khách hàng như cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi….

- Chuyển nhượng nợ cho SHAMC.

2.3.2 Quy trình xử lý nợ xấu tại SHB

Quy trình XLNX tại SHB được thực hiện theo trình tự 6 bước cơ bản

Bƣớc 1: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ tại đơn vị xử lý nợ chuyên trách

Sau khi xem xét hồ sơ, đơn vị xử lý nợ sẽ đề ra giải pháp và tiến hành XLNX. Các chi nhánh vẫn có nhiệm vụ theo dõi, cung cấp thơng tin và tài liệu hỗ trợ đơn vị xử lý nợ chuyên trách.

Bƣớc 2: Quy trình đơn đốc nợ

Nhân viên XLNX gửi văn bản thông báo thu hồi nợ và làm việc trực tiếp với khách hàng tại trụ sở của đơn vị xử lý nợ, nơi cư trú của khách hàng hoặc địa điểm khác để đôn đốc thu hồi nợ. Mỗi lần tiếp xúc làm việc với khách hàng, nhiên viên xử lý nợ phải lập biên bản ghi nhận nội dung làm việc.

Bƣớc 3: Quy trình xử lý TSĐB

Nếu khách hàng có nhu cầu bán TSĐB để trả nợ cho SHB, SHB chỉ giải chấp TSĐB sau khi khách hàng đã thanh toán hết các khoản nợ liên quan cho SHB. Nếu khách hàng giao TSĐB cho SHB bán, trong trường hợp có người mua tài sản đủ để thanh tốn tồn bộ nghĩa vụ nợ của khách hàng thì SHB thực hiện bán tài sản trực tiếp không qua đấu giá, các trường hợp khác tiến hành định giá tài sản và bán đấu giá theo quy định pháp luật. Trong trường hợp khách hàng không bàn giao TSĐB cho SHB, sau khi hết hạn thông báo yêu cầu bàn giao nhưng khách hàng vẫn không bàn giao tài sản, đơn vị xử lý nợ sẽ tiến hành tổ chức tìm kiếm và thu giữ tài sản.

Bƣớc 4: Đề nghị cơ quan công an xử lý đối với những trƣờng hợp khách hàng thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm

Sau khi soạn đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan cơng an có thẩm quyền, nhân viên đơn vị xử lý nợ liên hệ với cơ quan nhằm nắm rõ tình hình và phối hợp xử lý.

Bƣớc 5: Khởi kiện vụ án dân sự ra tòa

Nhân viên xử lý nợ chuẩn bị hồ sơ và trình lên cấp lãnh đạo phê duyệt, sau đó nộp hồ sơ khởi kiện và tham gia giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Nếu bản án sau phiên tịa phúc thẩm có lợi cho SHB, nhân viên được ủy quyền sử dụng bản án làm căn cứ yêu cầu khách hàng trả nợ, nếu khách hàng tiếp tục khơng trả thì nộp đơn yêu cầu thi hành án.

Bƣớc 6: Thi hành án dân sự

Sau 30 ngày kể từ ngày bản án của tịa án có hiệu lực pháp luật mà khách hàng vẫn không trả nợ, nhân viên xử lý nợ soạn đơn yêu cầu thi hành án gởi cơ quan có liên quan. Sau khi hồ sơ được thụ lý, nhân viên xử lý nợ phải phối hợp với cơ quan thi hành án để đơn đốc q trình thi hành án và gây sức để khách hàng trả nợ.

2.3.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại SHB qua công ty SHAMC

Qua bảng 2.7, tỷ lệ nợ xấu được SHAMC xử lý / tổng số dư nợ xấu từ 2010 – 2013 tăng lên dần bằng nhiều phương thức xử lý nợ khác nhau như bán nợ, đưa vào khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội qua công ty SHAMC (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)