CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN
2.3. LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TRA,GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
Trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường như hiện nay, có nhiều NHTM cũng như các TCTD khác cùng tồn tại và phát triển nhanh chóng về số lượng lẫn quy mơ hoạt động. Do đó, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng không chỉ đảm bảo cho đối tượng được thanh tra, giám sát hoạt động lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả mà cịn nhằm mục tiêu quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng và góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, phục vụ lợi ích xã hội.
2.3.1. Đối với quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng ngân hàng
Trong quá trình thanh tra, giám sát các NHTM, NHNN thực hiện việc phân tích đánh giá các khoản mục tài sản Nợ và tài sản Có của NHTM và toàn bộ hệ thống các TCTD. Thơng qua đó, NHNN có thể phát hiện được những điểm chưa phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia (như tỷ lệ dự trữ bắt buộc không hợp lý gây ra
tình trạng căng thẳng về cung cầu vốn của các NHTM, chính sách lãi suất quá cao khiến các NHTM gặp khó khăn để mở rộng cho vay…). Từ đó, có cơ sở để đưa ra các giải pháp điều chỉnh thích hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo phù hợp với thực tế.
Như vậy, thông qua hoạt động TTGS NHNN giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động ngân hàng một cách kịp thời, chính xác với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ. Hay nói cách khác, TTGS chính là cơng cụ quản lý, điều hành thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
2.3.2. Đối với các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế
NHTM là một trung gian tài chính, thực hiện các nghiệp vụ truyền thống như nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức và đồng thời cũng cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác vay; ngoài ra NHTM còn cung cấp các dịch vụ khác như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, kinh doanh, đầu tư ngoại tệ,…. Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của NHTM đều tiềm ẩn rủi ro. Nếu quản trị khơng tốt dẫn đến tình trạng thu hồi vốn chậm hoặc khơng có khả năng thu hồi vốn cho các khoản cho tiền vay lớn có thể đẩy NHTM rơi vào trình trạng thanh khoản kém hoặc mất khả năng chi trả và có nguy cơ dẫn đến đổ vỡ hoặc phá sản. Và thiệt thòi, rủi ro thuộc về cá nhân và tổ chức có tiền gửi tại NHTM.
Vì vậy, hoạt động TTGSNH về mọi mặt trong quản trị, điều hành và hoạt động của NHTM như: vốn, chất lượng tài sản có, thu nhập - chi phí, khả năng điều hành, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và các tỷ lệ liên quan đến an toàn hoạt động khác nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho khách hàng, đảm bảo an toàn về tài sản, tiền gửi, vay vốn hay được hưởng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng với chất lượng ngày càng cao hơn.
2.3.3. Đối với các NHTM và các TCTD khác
Hoạt động TTGSNH nhằm phát hiện sớm những thiếu sót, những vi phạm hoặc cảnh báo sớm, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra giúp cho người quản lý, điều hành NHTM đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời, đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định, kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật.
2.3.4. Đối với toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế
Có thể nói TTGSNH giúp cho NHTM hoạt động an tồn, hiệu quả theo khn khổ của pháp luật mà NHTM là một phần tử không thể thiếu để tạo nên hệ thống ngân hàng và tạo nên kinh tế thị trường nhiều thành phần như hiện nay. Do đó, TTGSNH đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển ổn định, bền vững của toàn hệ thống, hội nhập của ngân hàng trong nước với khu vực và quốc tế, phát triển thị trường vốn, tăng cường uy tín quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động ngân hàng.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã hệ thống hóa và làm rõ những lý thuyết cơ bản liên quan đến hoạt động TTGSNH, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đưa ra các khái niệm, phương thức hoạt động và sự cần thiết của hoạt động
TTGSNH. Đồng thời cũng phân tích cụ thể từng phương thức hoạt động TTGSNH và mối quan hệ giữa các phương thức đó.
Thứ hai, thơng qua việc phân tích các phương thức hoạt động TTGSNH hiện nay, tác
giả đã làm bật lên lợi ích của hoạt động TTGSNH đối với việc quản lý Nhà nước về thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA CỤC II ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH