GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA,GIÁM SÁT ĐỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát của cục thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố hồ chí minh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN

5.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA,GIÁM SÁT ĐỐ

VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM CỦA CỤC II

Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò của TTGSNH trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung và của TP. HCM nói riêng, việc tăng cường hoạt động TTGS hệ thống các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM là rất cần thiết và đóng vai trị rất quan trọng. Với những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế như đã nêu trên, Cục II cần tập trung vào một số giải pháp sau:

5.2.1. Hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ TTGS về số lượng, chất lượng

Để hoàn thiện hoạt động của TTGSNH, việc phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Cục II phải chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng nhân sự mới cho TTGSNH. Bên cạnh đó, cần có

chế độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức cũng như kỹ năng dành cho cán bộ TTGSNH.

Kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho TTGS tại Cục II cần được xây dựng theo hướng:

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần bổ sung biên chế cho cán bộ làm công tác thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa cho Cục II, ưu tiên nhân sự có kinh nghiệm nhằm đảm bảo đủ nhân sự cho cơng việc, tránh trường hợp bị động vì thiếu nhân sự tham gia các đoàn thanh tra hoặc cán bộ thanh tra đang tham gia đồn cơng tác thanh tra tại chỗ phải về để chạy chương trình giám sát từ xa như hiện nay.

Cử cán bộ TTGS tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn liên quan đến nghiệp vụ TTGSNH như về nghiệp vụ tài chính ngân hàng hiện đại, quản trị rủi ro và phương pháp nghiệp vụ TTGS tiên tiến để cán bộ có thể nắm bắt được kịp thời các yêu cầu đặt ra và đủ khả năng thích ứng với điều kiện phát triển hiện nay.

Phân công công việc hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ của các cán bộ làm công tác TTGS.

Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp thanh tra tại Phòng để các cán bộ có thể trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Tại các buổi thảo luận, Lãnh đạo TTGS hoặc cán bộ có kinh nghiệm nêu ra các tình huống để các cán bộ đề xuất phương án giải quyết. Đối với từng phương án nêu rõ ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn khi áp dụng phương pháp để cán bộ thanh tra, đặc biệt là các cán bộ mới có thể rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân, từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Bên cạnh công tác đào tạo kiến thức chun mơn và bồi dưỡng nghiệp vụ thì cơng tác nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém. Cần nâng cao nhận thức của cán bộ TTGSNH về vai trị, trách nhiệm của bản thân đối với cơng tác thanh tra. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trong cơng cuộc đổi mới hiện nay, cán bộ thanh tra cần có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên quyết chống lại sự suy thối về

chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tránh xa mọi cám dỗ về vật chất cũng như lối sống thực dụng để có thể hồn thành tốt trọng trách là người đầy tớ trung thành của nhân dân, góp phần trong sự nghiệp phát triển đất nước và giữ vững ổn định chính trị.

5.2.2. Hồn thiện quy trình tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ

Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, đề cương thanh tra trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra. Đây là một khâu rất quan trọng, vì nếu thu thập thông tin trước, nắm bắt được tình hình nên xác định vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần thanh tra giám sát phù hợp với từng NHTM thì sẽ rút ngắn được thời gian mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ yêu cầu đặt ra đối với cuộc thanh tra. Chính vì vậy, việc quyết định đề cương thanh tra cần phải có sự cân nhắc, bàn bạc trong tập thể thanh tra trên cơ sở kết quả công tác giám sát từ xa, các thơng tin khác có liên quan và phù hợp với điều kiện cụ thể của thanh tra chi nhánh

Hoàn thiện việc nhận định, đánh giá tồn tại, sai phạm phát hiện trong giai đoạn tiến hành thanh tra trực tiếp. Trong khâu này, việc kiểm tra, rà soát chứng cứ, đối chiếu với các quy định của pháp luật là công việc cần phải thực hiện, nhằm chính xác hóa những nhận định, đánh giá bước đầu của các thành viên Đoàn thanh tra đối với từng nội dung đã được kiểm tra. Từ đó có thể xác định rõ tính chất, mức độ sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Để hồn thiện nội dung nêu trên thì cán bộ TTGS cần phải có trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, từng cán bộ TTGSNH phải thay đổi cơ bản về nhận thức với phương châm vừa phát hiện, vừa xử lý, vừa yêu cầu chỉnh sửa ngay. Ðiều đó có tác dụng hạn chế sai phạm, giảm rủi ro trong hoạt động của chính NHTM được thanh tra nói riêng và hệ thống NHTM nói chung.

Kết luận thanh tra có chất lượng, hiệu quả trong giai đoạn kết thúc thanh tra. Vì một kết luận thanh tra phản ánh đúng thực trạng, những sai phạm trong hoạt động của NHTM và được NHTM nghiêm túc thực hiện chỉnh sửa các kiến nghị sau thanh tra sẽ góp phần đảm bảo an tồn hoạt động hệ thống NHTM và nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ.

Chú trọng công tác theo dõi việc chỉnh sửa theo kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra. Công tác này là một khâu quan trọng, cần được quan tâm vì khâu này góp phần

hồn thiện hoạt động TTGS, khắc phục được tình trạng thanh tra kiến nghị rồi đến thời điểm thanh tra tại chỗ lần sau vẫn còn chưa khắc phục, gây ảnh hưởng đến an tồn hoạt động ngân hàng. Vì vậy, cần xử lý nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa, chỉnh sửa thiếu trách nhiệm hoặc còn để tái phạm. Làm được như vậy thì chắc chắn hiệu quả của TTGSNH sẽ được nâng cao.

5.2.3. Hoàn thiện phương thức thanh tra theo hướng chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro

Hiện nay, thanh tra tuân thủ chủ yếu phát hiện các vi phạm đã xảy ra và xử lý các vi phạm đó mà chưa đánh giá được đầy đủ mức độ và xu hướng rủi ro tiềm ẩn của NHTM. Trong khi đó, thanh tra trên cơ sở rủi ro đánh giá rủi ro của NHTM về mọi mặt, bao gồm cả thanh tra tuân thủ do xem xét việc NHTM tuân thủ pháp luật trong hoạt động tiền tệ và ngân hàng là một nội dung bắt buộc trong phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này phải tiến hành từng bước phù hợp với tình hình thực tế, năng lực quản trị rủi ro của NHTM và năng lực giám sát của TTGSNH. Hiện nay, NHNN đã có khung cơ bản về giám sát từ xa theo CAMELS và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro phiên bản 1. Cơ quan TTGSNH đã từng bước áp dụng thí điểm thanh tra trên cơ sở rủi ro với một số NHTM. Đó là tiền đề quan trọng để có thể thực hiện thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Vì vậy, trong thời gian Thống đốc NHNN chưa có hướng dẫn cụ thể về thanh tra trên cơ sở rủi ro, TTGSNH có thể kết hợp song song cả hai phương pháp là thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro để có thể so sánh và rút ra ưu nhược điểm, những thuận lợi, khó khăn của từng phương pháp, từ đó có sự điều chỉnh và xây dựng phương pháp thanh tra phù hợp.

5.2.4. Cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác giám sát từ xa

Những báo cáo và phân tích của giám sát từ xa sẽ giúp ích cho thanh tra tại chỗ tập trung vào các lĩnh vực đang có vấn đề cần được quan tâm xem xét, tránh bị dàn trải, góp phần cảnh báo sớm những rủi ro có thể xảy ra đối với từng TCTD và từ đó ảnh hưởng đến tồn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, để giám sát từ xa trở thành phương thức thanh tra chủ yếu như yêu cầu của nhà quản lý, coi công tác giám sát từ xa thực sự là ‘‘chỉ điểm’’ cho thanh tra tại chỗ, phục vụ cho việc lập kế hoạch thanh tra, chúng ta

cần tiếp tục đổi mới và hồn thiện chương trình phần mềm giám sát từ xa từ NHNN đến NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, trong đó các chỉ tiêu liên quan đến các điều luật các NHTM phải bảo đảm chính xác tuyệt đối.

5.2.5. Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin liên quan hoạt động ngân hàng phục vụ công tác TTGS vụ công tác TTGS

Hồ sơ, thông tin của các NHTM được thu thập trong quá trình thanh tra tại chỗ và các thông tin trong kết quả giám sát từ xa, trong các báo cáo định kỳ NHTM gửi về NHNN qua hệ thống báo cáo thống kê,…. Hiện nay, các thông tin của NHTM được cán bộ quản lý chuyên quản lưu trữ theo từng nghiệp vụ, theo từng phòng ban trực thuộc TTGS và được cập nhật, bổ sung thông tin vào hồ sơ định kỳ hàng năm chứ chưa tập trung tổng hợp, lưu trữ thành kho dữ liệu NHTM.

Nhằm hoàn thiện hoạt động, Cục II cần xây dựng hồ sơ thông tin các NHTMCP tập trung, có hệ thống liên quan đến từng mảng nghiệp vụ, từng lĩnh vực hoạt động thành một kho dữ liệu thơng tin. Có như vậy khi gặp sự cố hoặc có biến động về nhân sự, bộ máy hoặc phát sinh các vụ việc tồn tại, sai phạm,… thì cán bộ chuyên quản có thể tham mưu cho lãnh đạo TTGSNH xử lý tình huống nhanh và hiệu quả tốt nhất. Và đây cũng là thông tin ban đầu cung cấp cho các đoàn thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại chỗ NHTM. Ngoài ra, theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, định kỳ 2-3 năm, các cán bộ TTGS được Ban lãnh đạo phân công lại nhiệm vụ, thay đổi cán bộ chuyên quản NHTM, do đó, việc thành lập kho dữ liệu thơng tin các NHTM chính là thơng tin dễ tiếp cận nhất để cán bộ quản lý mới nắm bắt được thơng tin và tổng quan tình hình hoạt động của NHTM mà mình quản lý.

5.2.6. Tăng cường phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thơng tin có liên quan việc trao đổi, cung cấp thơng tin có liên quan

Việc tăng cường phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan giúp TTGSNH cập nhật kịp thời và đầy đủ các thông tin. Từ đó có thể đánh giá một cách khách quan, chính xác và đưa ra các kiến nghị, các khuyến nghị hay các giải pháp đúng đắn nhằm mục tiêu an toàn, hoạt động hiệu quả của các NHTMCP trên địa bàn, cụ thể như sau:

Bộ tài chính: Bộ tài chính là cơ quan trực tiếp quản lý thị trường chứng khoán và bảo hiểm. Do đó, để thực hiện chức năng thanh tra, giám sát hợp nhất NHTMCP, bao gồm các công ty con, công ty liên kết, công ty trực thuộc của NHTCP, việc kết hợp và trao đổi thông tin giữa TTGSNH của NHNN và Bộ tài chính là rất quan trọng và cần thiết. Bảo hiểm tiền gửi: Hiện nay, bảo hiểm tiền gửi và thanh tra, giám sát ngân hàng cùng quản lý và giám sát các NHTMCP. Do đó, trong q trình thực hiện nghiệp vụ thường xảy ra tình trạng kiểm tra chồng chéo, gây khó khăn cho các NHTMCP và gây lãng phí nguồn nhân lực khi thực hiện cơng tác TTGSNH. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động, TTGSNH và Bảo hiểm tiền gửi cần thống nhất cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin và nhất là hàng năm phải thống nhất xác định kế hoạch thanh tra, kiểm tra tránh tình trạng thanh kiểm tra chồng chéo như hiện nay.

Cơ quan điều tra của Bộ cơng an: Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm có thể cấu thành tội phạm, TTGSNH thường chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để điều tra. Và hiện nay, việc cung cấp thông tin thường chỉ một chiều là từ phía TTGS NHNN. Do đó, để nắm bắt được thơng tin chính xác và kịp thời nhằm có phương án chấn chỉnh, đảm bảo an hoạt động NHTMCP, Bộ cơng an và TTGSNH nên có cơ chế phối hợp, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho cả hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát của cục thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố hồ chí minh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)