TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát của cục thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố hồ chí minh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN

3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước với hơn một phần ba các TCTD đang hoạt động. Với xu thế ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu vốn cũng như các hoạt động dịch vụ ngân hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và nền kinh tế ngày càng nhiều. Do đó, các NHTMCP trên địa bàn không ngừng nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn cũng như quy mô tài sản, phát triển các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nói riêng và trên cả nước nói chung.

Là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước nên hoạt động của các NHTM trên địa bàn TP.HCM có những đặc điểm sau:

 Quy mơ và mạng lưới hoạt động của các NHTMCP ngày càng phát triển.

Bảng 3.1: Mạng lưới hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010 -2015 giai đoạn 2010 -2015 STT Đơn vị mạng lưới 2010 2011 2012 2013 2014 T6/2015 1 Hội sở 16 14 14 14 12 12 2 Chi nhánh/Sở giao dịch 150 153 153 153 148 148 3 Phòng giao dịch 605 626 626 626 594 595 4 Quỹ tiết kiệm 57 64 64 64 46 45 5 Công ty trực thuộc 13 15 15 15 15 15 6 Điểm giao dịch 2 2 4 4 6 6

Tổng 843 872 872 872 821 821

Qua bảng 3.1 cho thấy số lượng các đơn vị mạng lưới của các NHTM trên địa bàn TP.HCM qua các năm có nhiều biến động, tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2010-2011,. Giai đoạn 2012-2013, do tình hình bất động sản đóng băng, nền kinh tế trì trệ, doanh

nghiệp làm ăn thua lỗ do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu nên số lượng mạng lưới NHTM khơng tăng lên và có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2014.

Năm 2011, số lượng các đơn vị mạng lưới của NHTM không tăng mạnh như giai đoạn 2009 - 2010, nguyên nhân chủ yếu là do chủ trương tạm thời ngừng phát triển mạng lưới của các NHTM tại công văn số 1511/NHNN-TTGSNH ngày 25/02/2011, công văn số 2028/NHNN-TTGSNH ngày 11/3/2011 và công văn số 3861/NHNN-TTGSNH ngày 17/5/2011của Thống đốc NHNN. Bên cạnh đó, nhằm thực hiện chủ trương của nhà nước về việc củng cố chấn chỉnh hoạt động của các NHTMCP nên cuối năm 2010 và đầu năm 2011, có một số NHTMCP hoạt động yếu kém, khơng đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn đã được hợp nhất, sáp nhập. Kết quả là 03 NHTMCP là TinNghiaBank, FCB và SCB đã được hợp nhất, sáp nhập lại thành NHTMCP Sài Gòn. Việc hợp nhất trên cũng góp phần làm giảm số lượng các đơn vị mạng lưới trên địa bàn năm 2011 so với năm 2010.

Từ 25/02/2011 đến 31/12/2013, theo số lượng đơn vị mạng lưới của các NHTM không phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do văn bản quy định về việc phát triển mạng lưới của các TCTD được ban hành vào năm 2008, trong khi Luật các TCTD năm 2010 (Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011), do đó các quy định về mạng lưới ban hành trước Luật các TCTD 2010 chưa phù hợp. Vì vậy NHNN tạm ngưng phát triển mạng lưới hoạt động của các NHTM chờ Thông tư hướng dẫn việc phát triển mạng lưới của các TCTD phù hợp với Luật các TCTD năm 2010. Bên cạnh đó, việc các NHTM xây dựng phương án tái cơ cấu theo chủ trương, đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc tạm ngưng phát triển mạng lưới của các NHTM. Thông qua việc thực hiện đề án này, các NHTM sẽ một lần nữa đánh giá, xem xét, đưa ra quyết định đóng cửa hoặc cơ cấu lại các đơn vị mạng lưới hoạt động yếu kém hoặc không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến hoạt động NHTMCP nói riêng và hệ thống NHTM nói chung.

Trong giai đoạn năm 2014 và những năm tiếp theo, theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ thì nhiều NHTMCP sẽ hợp nhất/sáp nhập nhằm tinh lọc các NH yếu kém, tăng cường sức mạnh của hệ thống và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, Đại hội

cổ đông của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín và Phương Nam đã thông qua việc sáp nhập và ngày 14/8/2015, NHNN đã chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập trên cơ sở tự nguyện của 2 NH. Ngoài ra, một số NH tự cơ cấu lại mạng lưới hoạt động để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và cắt giảm chi phí nên chấm dứt hoạt động của một số PGD kinh doanh không hiệu quả. Do đó, số lượng mạng lưới của hệ thống các NHTMCP có hội sở trên địa bàn sẽ tiếp tục giảm.

 Quy mô về vốn và tài sản khơng ngừng tăng lên do đó nâng cao năng lực tài chính

của các NHTM

Bảng 3.2: Quy mô về tài sản và vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 T6/2015

1 Tổng tài sản 937.969 1.193.744 1.102.762 1.181.394,6 1.397.156,7 1.351.357

2 Vốn điều lệ 66.004 76.109 79.750 83.745,2 87.158,4 83.050

3 Vốn huy động 587.888 641.659 705.571 835.085,8 1.008.887,7 1.032.414,4

4 Dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế

445.170 497.957 560.795 617.014,5 716.757,7 731.463,5

5 Kết quả kinh doanh 10.004 12.591 6.896 5.316,3 5.055,3 3.143

6 Tỷ lệ Dư nợ cho vay / Vốn huy động (%) 75,7 77,6 79,6 73,88 71,04 70,85 7 Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ (%) 1,9 2,3 3,3 2,7 3,7(tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ) 4(tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ)

Hình 3.1: Mức thay đổi tổng tài sản, vốn điều lệ, vốn huy động, dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế giai đoạn 2010-2015

Theo tinh thần tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục vốn pháp định của các TCTD, đã xác định rõ lộ trình tăng vốn của các TCTD, các NHTM đều có lộ trình tăng vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định. Theo đó, các NHTM trên địa bàn được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định tại Danh mục ban hành kèm theo, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và ngày 31/12/2010. Đến cuối năm 2010, có 8/16 NHTMCP có mức vốn điều lệ đảm bảo lớn hơn 3000 tỷ, các NHTM còn lại đang tiếp tục thực hiện lộ tŕnh tăng vốn đã được NHNN chấp thuận. Đến nay, 14 NHTM trên địa bàn TP.HCM đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ, đảm bảo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ. Vốn điều lệ của các NHTMCP trên địa bàn tăng đều qua các năm. Riêng tháng 6/2015 đạt 83.050 tỷ đồng, giảm 4,71% so với năm 2014, nguyên nhân là do NHTMCP Việt Á và Quốc Dân chuyển trụ sở chính sang TP.Hà Nội nên Cục II khơng cịn quản lý và giám sát hoạt động của 02 NH này.

Công tác huy động vốn cũng được các NHTM quan tâm và chú trọng. Đến 30/6/2015, vốn huy động của các NHTMCP trên địa bàn đạt 1.032.414,4 tỷ đồng. Nhìn chung, huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM ngày càng tăng, mặc dù năm

2012-2014 là năm nền kinh tế có nhiều biến động, nhất là trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng mà tăng trưởng về huy động vốn vẫn tăng so với năm 2010 là một nỗ lực không nhỏ trong công tác huy động vốn của các NHTM trên địa bàn TP. HCM.

Cùng với sự phát triển về vốn, tổng tài sản của các NHTM cũng không ngừng tăng lên, phù hợp với quy mô tăng vốn theo tinh thần của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ. Theo đó, tổng tài sản của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM tại thời điểm tháng 6/2015 đạt 1.351.357 tỷ đồng, chiếm 83,66% so với tổng tài sản của các TCTD trên địa bàn, tăng 22,54% so với năm 2012.

Hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM và cho vay của các NHTM cũng tăng đều trong thời gian qua. Đến tháng 6/2015, dư nợ tín dụng trên thị trường 1 đạt 731.463,5 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2014. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân của nợ xấu tăng chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu hàng hoá và tổng cầu suy giảm gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kéo theo đó là tồn kho của các doanh nghiệp lớn, dẫn tới khách hàng mất khả năng trả nợ và nợ xấu ngân hàng tăng lên. Theo thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế tốn các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì kể từ ngày 01/6/2014 trong hệ thống tài khoản của các tổ chức tín dụng khơng cịn số liệu nợ xấu thay vào đó là số liệu nợ q hạn. Do đó, khơng thể so sánh số liệu nợ xấu của các năm trước và nợ quá hạn kể từ năm 2014.

Các hoạt động dịch vụ ngân hàng phát triển theo xu thế thời đại, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu liên quan đến tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng và nền kinh tế. Và sự phát triển của các hoạt động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TP.HCM trong các năm qua là kết quả gắn liền với q trình hiện đại hóa hoạt động ngân hàng của NHNN nói chung và của các NHTMP trên địa bàn nói riêng. Đó là những thành tựu của công nghệ điện tử - tin học được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, như dịch vụ thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán thẻ, thanh toán trực tuyến, các dịch vụ HomeBanking, MobileBanking, InternetBanking,….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thanh tra, giám sát của cục thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố hồ chí minh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)