CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN
5.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TTGSNH
Trong thời gian qua, hoạt động TTGSNH có những kết quả đáng khích lệ về quy mơ cũng như hiệu quả hoạt động, đang tiến dần đến thông lệ quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động TTGSNH vẫn cịn nhiều hạn chế và có khoảng cách khá xa so với mục tiêu, định hướng đề ra. Để có thể đạt được kết quả tốt và đạt được mục tiêu trong thời gian tới, hoạt động TTGSNH phải có những biến đổi mạnh mẽ cả về lượng và về chất.
Đối với Ngân hàng Nhà nước
Trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mơ hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Mục tiêu và trách nhiệm chính là góp phần bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD và chấp hành nghiêm minh pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo vệ lợi ích của cơng chúng. Ưu tiên đổi mới mơ hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN hiện nay theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và dưới sự quản lý của Thống đốc NHNN nhằm đảm bảo tính nhất quán trong đánh giá, trong phương pháp và cách thức giám sát. Tổ chức hệ thống thanh tra theo ngành dọc, giúp việc phân bổ các nguồn lực thanh tra
Hồn thiện khn khổ pháp luật và hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng. Hay nói cách khác là hồn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình TCTD và hoạt động ngân hàng; đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình TTGS phù hợp sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ước vốn
Basel năm 1988 - Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II) sau năm 2010.
Hiện đại hố và sử dụng có hiệu quả cơng nghệ thơng tin trong cơng tác TTGSNH. Đổi mới và nâng cao hoạt động, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa được coi là nghiệp vụ quan trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng; sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm tốn độc lập làm cơng cụ hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
Đối với Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra giám sát của Cục II phù hợp
thực tế hoạt động tại địa bàn.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính, quỹ đầu tư,...lớn nhất trong cả nước. Khối lượng vốn và khối lượng ngoại tệ chu chuyển qua hệ thống ngân hàng và cơng ty tài chính tại TP. HCM rất lớn. Các hoạt động huy động vốn, cho vay diễn ra khá sôi động. Đây là điều kiện cho sự phát triển kinh tế vững chắc và có tốc độ nhanh. Có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của TP. HCM, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng của các TCTD phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói chung và của kinh tế TP. HCM nói riêng. Tuy nhiên sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các TCTD. Do đó để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, Cục II cần phải được đổi mới và nâng cao chất lượng cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn. Về phương thức hoạt động, gắn chặt thanh tra tại chỗ với giám sát từ xa, trong đó giám sát phải là phương thức trọng yếu, bao gồm cả cảnh báo sớm và cảnh báo xa, đặc biệt đề cao vai trò cảnh báo sớm rủi ro hệ thống để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn, đồng thời hỗ trợ thanh tra tại chỗ.
Phương thức giám sát từ xa hay thanh tra tại chỗ, đều nhằm mục đích giám sát các TCTD và phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro, xử lý các vi phạm trong hoạt động của các TCTD. Việc kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức thanh tra này sẽ làm tăng hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới và
hoàn thiện phương thức giám sát từ xa cũng như hoàn thiện phương thức thanh tra tại chỗ, trong đó chú trọng việc cải tiến quy trình giám sát, xây dựng và hồn thiện quy trình thanh tra tại chỗ bảo đảm đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động của các TCTD trên địa bàn.
Hoàn thiện các quy định về an toàn trong hoạt động các tổ chức tín dụng
NHNN cần hoàn thiện các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao tính an tồn trong hoạt động của các TCTD, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như: Chỉ đạo TCTD nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập; rà soát sửa đổi và ban hành một số quy định mới liên quan đến đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD theo hướng phù hợp hơn với thơng lệ, chuẩn mực quốc tế và tình hình thực tiễn Việt Nam; thực thi các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của các TCTD; củng cố, sắp xếp lại các TCTD phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; tăng cường tính cơng khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng; tăng cường thanh tra, giám sát, đặc biệt là giám sát từ xa, phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động tiền tệ ngân hàng và xử lý kịp thời các sai phạm.