CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN
3.5. HẠN CHẾ VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ TRONG CÔNG
3.5.1.1. Hạn chế của hoạt động thanh tra tại chỗ
Thứ nhất, tần suất thanh tra tại chỗ đối với một NHTM còn thưa, thường là 2 hoặc 3
năm một lần, thậm chí ít hơn, làm cho việc phát hiện những vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng không kịp thời dẫn đến việc uốn nắn, chấn chỉnh các sai phạm tại các NHTM không được thường xuyên, liên tục.
Thứ hai, đề cương thanh tra tại chỗ xây dựng quá rộng, nội dung thanh còn dàn trãi (từ
quản trị điều hành, kiểm sốt, tín dụng, an tồn kho quỹ đến kinh doanh ngoại tệ, đầu tư tài chính…), chưa trọng tâm, trọng điểm và tính phát hiện chưa cao. Ngồi ra, cịn do giám sát từ xa chưa thực hiện đầy đủ chức năng cảnh báo phát hiện rủi ro, và do đó chưa đưa ra được những nội dung trọng tâm cần thanh tra trực tiếp.
Thứ ba, phương pháp thanh tra tuân thủ tỏ ra bất cập so với yêu cầu đảm bảo an toàn
hoạt động ngân hàng trong tình hình mới, chưa đủ để giám sát hữu hiệu các rủi ro tiềm ẩn. Các cuộc thanh tra hiện nay mới chỉ tập trung vào thanh tra tính tuân thủ trong việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nên các kiến nghị, đề xuất xử lý chỉ giới hạn trong phạm vi những sai phạm đoàn thanh tra phát hiện được, chưa có tầm vĩ mơ cảnh báo. Các cuộc thanh tra vẫn chưa hướng được vào thanh tra lĩnh vực rủi ro, đo lường mức độ rủi ro để có những cảnh báo, ngăn ngừa kịp thời, đưa ra các biện pháp giúp các ngân hàng điều chỉnh được tình trạng tài chính hiệu quả. Phương pháp thanh tra tuân thủ sẽ khơng khuyến khích phát triển khả năng và kinh nghiệm của các thanh tra viên trong việc đánh giá, đo lường rủi ro, đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, phương pháp này cũng sẽ làm cho các nguồn lực của hoạt động thanh tra giám sát không được phân bổ một cách hợp lý theo nguyên tắc tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực, TCTD bị đánh giá là có rủi ro cao đối với sự an tồn của hệ thống tài chính trong bối cảnh các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phức tạp.
Thứ tư, khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại chỗ các NHTM, cán bộ TTGSNH chưa
được tiếp cận, truy cập hệ thống mạng nội bộ của các NHTM nên dù thanh tra tại chỗ vẫn phải chấp nhận theo số liệu báo cáo của đơn vị đối với một số chỉ tiêu như: chỉ tiêu tính tốn các tỷ lệ đảm bảo an tồn; chỉ tiêu tính tốn trạng thái ngoại hối, chỉ tiêu liên quan đến nghiệp vụ tín dụng (xác định chính xác và đầy đủ các nhóm khách hàng, phân loại nợ,…). Ngoài ra, việc xác định giá trị thực của tài sản đảm bảo không phải là bất động sản để đánh giá khả năng đảm bảo của từng món vay và để kiểm tra việc tính, trích lập dự phòng rủi ro căn cứ trên theo giá trị tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn do không đủ thời gian nhưng số lượng tài sản nhiều, thanh tra không kiểm tra được thực tế tại đơn vị vay nên một số trường hợp phải chấp nhận theo báo cáo của NHTM.
Thứ năm, đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, các biểu mẫu báo cáo theo yêu cầu
thực tế của Đoàn thanh tra thường chậm.
Thứ sáu, lực lượng nhân sự để tham gia các Đồn Thanh tra cịn mỏng, gây khó khăn
cho cơng tác thanh tra tồn diện, hồn thành kế hoạch thanh tra được giao.