Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết quan hệ nhân quả một chiều từ chi tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.2. Những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và

2.2.1. Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết quan hệ nhân quả một chiều từ chi tiêu

tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại

2.2.1.1. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại

Có rất nhiều giả thuyết trong quá khứ giải thích về nguồn gốc thâm hụt thương mại. Một trong số đó đề cập đến sự tăng/giảm trong chi tiêu chính phủ sẽ tác động đến cán cân thương mại. Ahmed (1986,1987) đã thực hiện bài nghiên cứu khảo sát mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở Anh. Bài nghiên cứu kết luận rằng ảnh hưởng của sự gia tăng tạm thời trong chi tiêu chính phủ lên thâm hụt thương mại có có tác động lớn hơn so với sự gia tăng lâu dài trong suốt giai đoạn nghiên cứu 1732 – 1830. Tương tự, nghiên cứu của Yi (1993) cho thấy rằng chi tiêu chính phủ cao hơn cũng đóng vai trị đáng kể làm xấu đi cán cân thương mại của Mỹ trong những năm 1970 – 1980 thơng qua việc phân tích và sử dụng mơ hình hai quốc gia giản đơn.

Trong bài nghiên cứu của mình năm 1988, Roubini đã sử dụng dữ liệu chi tiêu chính phủ/GDP và cán cân thương mại/GDP của 18 nước OECD để nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ, thâm hụt thương mại, lãi suất và những cú sốc tạm thời lên sản lượng quốc gia trong giai đoạn 1960-1985. Với việc sử dụng các mơ hình hồi quy cơ bản, tác giả đã đưa ra kết quả thực nghiệm cho rằng sự thâm hụt trong ngân sách chính phủ là do sự mở rộng chi tiêu của chính phủ, điều này làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi. Khi mở rộng nghiên cứu sang nền kinh tế Mỹ, kết quả đạt được là khi chi tiêu chính phủ tăng 1 USD sẽ làm cho thâm hụt thương mại tăng từ 0.22 đến 0.98 USD. Ngồi ra cơng trình của Frenkel và Razin (1986), Yi (1993) và Baxter (1995) cũng cho kết luận rằng có tồn tại mối quan hệ nhân quả từ chi tiêu chính phủ lên thâm hụt thương mại trong nền kinh tế Mỹ. Cụ thể nghiên cứu của Baxter (1995) đã chia chi tiêu chính phủ thành hai phần: chi tiêu cho hàng hóa cuối cùng và chi cho tiền lương, tiền cơng và kết quả là chi tiêu cho hàng hóa cuối cùng tăng 1% GDP sẽ có tác động làm thâm hụt cán cân thương mại tăng lên 0.5% GDP, tác động này lớn hơn rất nhiều so với chi tiêu cho tiền lương, tiền công.

Tuy nhiên, kết quả có phần trái ngược đối với nghiên cứu của Lane và Perotti (1998) khi phân tích sự tác động của các thành phần khác nhau của chính sách tài khóa lên cán cân thương mại ở các quốc gia OECD. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã chia chi tiêu chính phủ ra thành chi tiêu cho tiền lương và chi tiêu không phải tiền lương và sử dụng thêm biến giả là tác động của chính sách tỷ giá hối đối (thả nổi và cố định), thông qua dữ liệu bảng của 17 quốc gia OECD trong khoảng thời gian 1960 – 1995 kết hợp với những phân tích chuyên biệt dành cho dữ liệu bảng, các tác giả đã chi ra rằng chi tiêu chính phủ cho tiền lương có tác động cực kỳ tiêu cực đến cán cân thương mại, và tác động này càng mạnh hơn khi quốc gia sử dụng chính sách tỷ giá hối đối thả nổi. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Baxter (1995), Cavallo (2005) khi cho rằng tác động của chi tiêu chính phủ cho tiền lương lên cán cân thương mại là không đáng kể.

Theo nghiên cứu của Cavallo (2005), cũng tương tự như Baxter (1995), ông chia chi tiêu chính phủ thành 2 thành phần: chi tiêu cho hàng hóa cuối cùng và chi tiêu cho tiền lương, tiền cơng. Cavallo đã sử dụng mơ hình nền kinh tế hai quốc gia để xem xét những tác động của sự gia tăng bất thường trong chi tiêu chính phủ trên cả hàng hóa cuối cùng và chi cho tiền lương, tiền công. Đặc biệt là so sánh tác động của từng loại lên cán cân vãng lai. Cán cân vãng lai ở đây được định nghĩa đơn giản là sự chệnh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một nước và thu nhập của nước đó. Nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu được thu thập ở nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1948 – 2000 và kết quả phân tích cho thấy một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ cho hàng hóa cuối cùng sẽ dẫn đến một sự sụt giảm đáng kể trong tài khồn vãng lai, trong khi đó sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ cho tiền lương, tiền cơng có tác động ít hơn. Cụ thể, khi chi tiêu chính phủ cho tiền lương, tiền công tăng 1% GDP chỉ gây ra sự sụt giảm tương ứng 0.05% GDP trong cán cân tài khoản vãng lai. Những cú sốc dương lên chi tiêu cho tiền lương tiền công xảy ra thông qua sự mở rộng trong nguồn cung lao động, do đó sẽ khơng ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân tài khoản vãng lai được đo lường bởi sự chênh lệch giữa thu nhập quốc gia và tiêu dùng nội địa. Điều này hàm ý rằng, các tính tốn liên quan đến cán cân tài khoản vãng lai có thể bị khuếch đại nếu phần lớn chi tiêu của chính phủ đều dành cho hàng hóa cuối cùng, hay nó sẽ chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu chi tiêu của chính phủ.

Mặc khác, Erceg và các cộng sự (2005) đã sử dụng mơ hình DGE trong nền kinh tế mở để định lượng tác động của các cú sốc tài khóa lên cán cân thương mại của nền kinh tế Mỹ và kết quả nhận được là thâm hụt tài khóa có mối quan hệ nhân quả với cán cân thương mại (dù là yếu). Cụ thể, khi thâm hụt tài khóa tăng 1% GDP thì sẽ làm cán cân thương mại sụt giảm khoảng gần 0.2% GDP sau 2 hoặc 3 năm (do độ trễ các các yếu tố vĩ mô). Tuy nhiên, áp lực lên cán cân thương mại do chính sách tài khóa mở rộng có thể bị bù trừ bằng sự kết hợp tăng sản lượng và/hoặc sụt giảm trong tiêu dùng và đầu tư tư nhân. Ở khía cạnh khác, các tác giả đã kiểm định tác động của hai loại cú sốc tài khóa riêng biệt, sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ và

sự sụt giảm trong tỷ lệ thuế thu nhập đến cán cân thương mại của Mỹ và kết quả mang lại đều cho thấy có sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả.

Một cách tiếp cận khác nữa về giả thuyết cho rằng một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ sẽ làm xấu đi tình hình cán cân thương mại, Lau và các cộng sự (2006) bằng việc sử dụng dữ liệu bảng để kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger ở các nước SEACEN (bao gồm Malaysia, Singapo, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Myanmar, Nepan, Sri Lanka và Philippin). Các biến được kiểm định là thâm hụt thương mại, chi tiêu ngân sách chính phủ (tính theo phần trăm của GDP danh nghĩa), tỷ giá hối đoái danh nghĩa và lãi suất ngắn hạn, với kỳ quan sát theo năm từ 1980 đến 2001. Để xem xét đến vai trị của hai biến tài chính (lãi suất và tỷ giá hối đoái) như là cầu nối giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại, tác giả đã chủ động đưa vào nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của chúng đến mối quan hệ này. Thông qua việc sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết được phát triển bởi Pedroni (1999) kết hợp với kiểm định nhân quả Granger dựa trên mơ hình VAR theo dữ liệu bảng, các tác giả đã đưa ra kết luận rằng có hiện diện mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại (phương pháp tiếp cận theo Toda - Yamamoto (1995) cũng được thực hiện và đã cho thấy bằng chứng tương tự).

Monacelli và Perotti (2007) khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tác động của những cú sốc lên chi tiêu chính phủ ảnh hưởng như thế nào cán cân thương mại ở các nước OECD. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo quý của các nước Anh, Mỹ, Canada và Úc từ năm 1975 đến 2006 và thơng qua kỹ thuật VAR cấu trúc, nhóm tác giả đã nhấn mạnh rằng một sự tăng trong chi tiêu chính phủ sẽ gây ra thâm hụt lớn trong cán cân thương mại đối với tất cả các nước, mặc dù tác động này là rất nhỏ đối với Mỹ.

Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với kết quả của các nghiên cứu trên, Koray và McMillin (2006) và Müller (2004, 2008) cho rằng một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ sẽ có tác động tích cực làm cải thiện cán cân thương mại. Với mục tiêu

nghiên cứu phản ứng của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại khi xảy ra những cú sốc liên quan đến chính sách tài khóa trong nền kinh tế Mỹ giai đoạn từ quý 3 năm 1981 đến quý 3 năm 2005. Bằng việc sử dụng mơ hình VAR, Koray và McMillin (2006) đã đưa ra kết quả cho thấy rằng những cú sốc làm tăng chi tiêu chính phủ thực sẽ gây ra một sự thâm hụt ngân sách lâu dài, sản lượng sẽ gia tăng một cách tạm thời, và một tác động tiêu cực lâu dài lên mức giá nhưng lại làm giảm tỷ lệ lãi suất thực. Đồng thời, theo điều kiện ngang bằng lãi suất thì tỷ giá hối đối thực giảm, do đó cán cân thương mại sẽ được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)