Mối quan hệ từ thâm hụt ngân sách đến cán cân thương mại, hỗ trợ giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.2. Những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và

2.2.1.2. Mối quan hệ từ thâm hụt ngân sách đến cán cân thương mại, hỗ trợ giả

giả thuyết thâm hụt kép

Có nhiều bài nghiên cứu nhận định rằng nguồn gốc chính yếu dẫn đến sự thâm hụt ngân sách là do chi tiêu ngân sách của chính phủ ngày càng gia tăng, mức gia tăng này ngày càng lớn qua các năm. Trong khi đó mức thu thuế từ xã hội khó có thể tăng cao để bù đắp cho chi tiêu, điều đó càng thể hiển hiện rõ hơn khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng để kích thích nền kinh tế. Do đó chi tiêu chính phủ gia tăng sẽ gây ra một sự thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, chính điều này đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình cán cân thương mại của quốc gia, thâm hụt mậu dịch ngày càng tăng. Khi một quốc gia rơi vào trạng thái vừa thâm hụt ngân sách, vừa thâm hụt mậu dịch được gọi là thâm hụt kép. Do đó chúng ta có thể phân tích mối quan hệ giữa chi tiêu ngân sách chính phủ và thâm hụt thương mại thông qua giả thuyết thâm hụt kép, đây là một cách tiếp khác so với cách tiếp cận trực tiếp là dựa trên chi tiêu chính phủ. Trước đây có rất nhiều bài nghiên cứu ủng hộ giả thuyết thâm hụt kép truyền thống nhấn mạnh có mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt thương mại.

Nghiên cứu của Akbostanci và Tunc (2002) dựa trên phân tích đồng liên kết và ước lượng mơ hình hiệu chỉnh sai số để kiểm định mối quan hệ thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ thông qua việc sử dụng dữ liệu theo năm từ 1987 đến 2001. Dựa trên những phương pháp này chúng ta có thể phân tích

mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Kết quả đạt được từ phân tích thực nghiệm cho thấy rằng có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa hai loại thâm hụt này; và trong ngắn hạn, một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ làm cho thâm hụt thương mại trở nên trầm trọng hơn.

Trong một nghiên cứu vào năm 2008 về giả thuyết thâm hụt kép ở Hy Lạp giai đoạn 1960-2007, Panagiotis và các cộng sự đã thực hiện một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới khi tập trung phân tích tính dai dẳng của thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách. Với suy luận rằng, nếu các biến xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ cân bằng dài hạn thì sẽ tồn tại tính dai dẳng của thâm hụt thương mại, và tương tự đối với thâm hụt ngân sách. Các tác giả đã sử dụng kiểm định Trace - Johansen kết hợp với việc ước lượng mơ hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM) để phát hiện mối quan hệ đồng liên kết và phân tích mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Kết quả thực nghiệm cho thấy chỉ có tính dai dẳng yếu ở cả hai loại thâm hụt được nghiên cứu. Kiểm định nhân quả Granger cũng được tác giả thực hiện và nhận thấy có mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn từ thu ngân sách đến chi tiêu ngân sách và khơng có mối quan hệ nào theo chiều ngược lại. Và cũng khơng có bằng chứng nào về mối quan hệ nhân quả ngắn hạn giữa hai biến xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, nghiên cứu lại tìm thấy bằng chứng về giả thuyết thâm hụt kép trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nghĩa là, có một mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt thương mại ở Hy Lạp trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Ngoài ra, với việc sử dụng dữ liệu bảng, Afonso và Rault (2009) một lần nữa đưa ra bằng chứng thực nghiệm về giả thuyết thâm hụt kép ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) như Cộng hòa Séc, Phần Lan, Ý, Hungary, Ba Lan… trong giai đoạn 1970-2007. Các tác giả đã dùng cách tiếp cận dữ liệu bảng của Konya (2006) dựa trên mơ hình tự hồi quy vector (VAR) hai biến (cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai) và ba biến (thêm tỷ giá hối đoái thực hiệu lực) để phân tích mối quan hệ nhân quả giữa hai loại thâm hụt. Và kết quả cho thấy dự hiện diện của mối quan hệ nhân quả Granger một chiều từ cán cân ngân sách chính phủ đến cán cân tài

khoản vãng lai ở phần lớn các quốc gia châu Âu, bất kể đối với mơ hình hai biến hay ba biến. Điều đó cho thấy, việc có hiện diện biến tỷ giá hối đối hiệu lực trong mơ hình hay khơng cũng không ảnh hưởng đến kết quả kiểm định nhân quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)