Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết cân bằng Ricardo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.2. Những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và

2.2.3. Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết cân bằng Ricardo

Theo giả thuyết cân bằng Ricardo (còn được gọi là Định lý cân bằng Barro- Ricardo), giả thuyết này cho rằng không tồn tại bất kỳ mối quan hệ nhân quả nào

giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ không gây ảnh hưởng đến lãi suất nội địa, tỷ giá hối đối và do đó cũng khơng tác động đến cán cân thương mại.

Với mục tiêu nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang đến lãi suất ngắn hạn (được đo lường bằng lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng), McMillin (1986) đã dùng kiểm định nhân quả Granger đa biến với chuỗi dữ liệu thu thập từ nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1957-1984 để tiến hành phân tích thực nghiệm. Bên cạnh đó, tác giả cũng kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác đến lãi suất ngắn hạn bao gồm sản lượng thực, lạm phát, tăng trưởng cung tiền, biến động lãi suất và cú sốc từ phía cung. Và kết quả cho thấy thâm hụt ngân sách khơng có mối quan hệ nhân quả Granger với lãi suất. Đây có thể xem là kết luận hỗ trợ giả thuyết cân bằng Ricardo khi cho rằng thâm hụt ngân sách sẽ không tác động đến lãi suất, từ đó khơng gây ra áp lực lên tỷ giá hối đối và khơng làm xấu đi tình hình cán cân tài khoản vãng lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Kustepeli (2001) khi nghiên cứu thực nghiệm ở nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1975 – 1995 cũng cho ra kết quả tương tự.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu thực nghiệm với quy mô lớn gồm 20 nước phát triển và đang phát triển vào năm 2002, Kouassi và các cộng sự khơng tìm thấy bằng chứng nào về mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu ngân sách chính phủ và thâm hụt thương mại ở hầu hết các nước phát triển trong mẫu (Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada…). Theo đó, các tác giả đã thực hiện kiểm định phi nhân quả Granger dựa trên mơ hình VAR bổ sung được phát triển bởi Toda – Yamamoto (1995) đối với hai biến thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng hầu hết các nước đang phát triển đều khơng có bằng chứng thuyết phục về sự hiện diện của mối quan hệ nhân giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại, ngoại trừ Hàn Quốc, Thái Lan. Kết quả tương tự đối với các nước phát triển khi chỉ tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt thương mại sang thâm hụt ngân sách ở Ý.

Tương tự, Papadogonas và Stournaras (2006) cũng khẳng định rằng những biến đối trong cán cân ngân sách có tác động rất nhỏ đến cán cân tài khoản vãng lai khi nghiên cứu thực nghiệm về giả thuyết thâm hụt kép ở 15 quốc gia thuộc EU. Theo đó, nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong cán cân ngân sách chính phủ sẽ dẫn đến một thay đổi tương ứng theo chiều ngược lại trong chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư tư nhân, vì thế sẽ khơng ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai (do tiết kiệm quốc gia vẫn không đổi nên không ảnh hưởng đến lãi suất nội địa). Chính vì vậy, khơng thể điều chỉnh cán cân tài khoản vãng lai bằng việc tác động vào cán cân ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)