CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Mở rộng kiểm định thực nghiệ mở một số quốc gia
Như đã phân tích ở trên, khi nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại, việc sử dụng các phương pháp kinh tế lượng khác nhau và trong những giai đoạn nghiên cứu khác nhau thì sẽ đưa đến những kết quả khác nhau, dù có thể được thực hiện ở cùng một quốc gia. Do vậy, càng nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia được thực hiện, sẽ cung cấp càng nhiều bằng chứng, đồng thời giúp cho kết quả nghiên cứu được khách quan hơn thông qua việc kiểm tra chéo đối với các quốc gia được chọn làm mẫu nghiên cứu, bên cạnh
đó góp phần làm rõ và giảm bớt những tranh luận vốn đã và đang rất gay gắt về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại của một quốc gia.
Chính vì thế, trong nghiên cứu này, tôi lần lượt thực hiện kiểm định thực nghiệm mở rộng ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 1994 – 2013. Các quốc gia được đưa vào nghiên cứu như Braxin, Cộng Hòa Séc, Croatia, Indonesia, Iran, Peru, đây là những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển giống như Việt Nam, đồng thời nằm ở các châu lục khác nhau nhằm kiểm tra chéo kết quả nghiên cứu để đưa đến kết luận chính xác hơn. Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả bằng phương pháp bootstrap dựa trên kiểm định TY (1995) và được hỗ trợ bởi phương pháp kiểm định theo miền tần số, tơi đã tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm khác nhau về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại ở các quốc gia được xem xét, thông qua các kết quả chi tiết bên dưới.
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG
Biến ADF DF-GLS PP Loại chuỗi
GE_BRA I(1) I(2) I(1) I(1)
TB_BRA I(1) I(1) I(1) I(1)
GE_CHS I(1) I(1) I(0) I(1)
TB_CHS I(1) I(1) I(0) I(1)
GE_CRO I(1) I(1) I(1) I(1)
TB_CRO I(1) I(1) I(1) I(1)
TB_IND I(1) I(1) I(1) I(1)
GE_IRA I(1) I(1) I(1) I(1)
TB_IRA I(1) I(0) I(1) I(1)
GE_PER I(1) I(2) I(1) I(1)
TB_PER I(1) I(1) I(1) I(1)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả. Mức ý nghĩa: 10%
Bảng 4.8: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại ở các quốc gia đang phát triển
Quốc gia Bootstrap TY Frequency domain Kết luận
Braxin GE <≠>TB GE => TB: trung, dài hạn
Ủng hộ giả thuyết quan hệ từ chi tiêu chính phủ đến
thâm hụt thương mại
CH Séc TB =>GE GE <≠>TB Ủng hộ giả thuyết cán cân mậu dịch mục tiêu
Croatia GE => TB TB =>GE: trung, dài hạn
Ủng hộ giả thuyết quan hệ nhân quả hai chiều
Indonesia TB =>GE TB =>GE: dài hạn Ủng hộ giả thuyết cán cân mậu dịch mục tiêu
Iran GE<=> TB GE<=> TB: trung, dài hạn
Ủng hộ giả thuyết quan hệ nhân quả hai chiều
Peru GE => TB GE => TB: trung, ngắn hạn
Ủng hộ giả thuyết quan hệ từ chi tiêu chính phủ đến
thâm hụt thương mại
Nguồn: Tổng hợp của tác giả. Mức ý nghĩa: 10%
Với kết quả đạt được trong bảng 4.7 và 4.8 ta có thể nhận thấy rằng mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại tồn tại khá đa dạng. Nghiên cứu ở Braxin và Peru ủng hộ giả thuyết quan hệ từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại, kết quả này tương đối giống với trường hợp Việt Nam, trong khi mối quan hệ nhận quả này ở Việt Nam chỉ tồn tại trong ngắn hạn thì ngược lại ở Braxin và Peru, mối quan hệ tồn tại trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Đối với nghiên cứu ở CH Séc và Indonesia, kết quả ủng hộ giả thuyết cán cân mậu dịch mục tiêu. Bên cạnh đó, nghiên cứu ở Croatia và Iran đưa đến kết quả ủng hộ giả thuyết quan hệ nhân quả hai chiều. Từ những kết quả trên, chúng ta có thể dễ dàng đưa đến kết luận rằng giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại có tồn tại đối với các nước đang phát triển dù ở hình thức này hay hình thức khác tùy đặc trưng mỗi quốc gia, điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Cavallo (2005), Monacelli và Perotti (2007), Müller (2008), Selim Kayhan và cộng sự (2013) …