Phân tích kết quả kiểm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Phân tích kết quả kiểm định

Thông qua hai cách tiếp cận khác nhau về kiểm định quan hệ nhân quả,phương pháp bootstrap của Hacker và Hatemi-J (2006) dựa trên kiểm định Toda – Yamamoto (1995) và phương pháp kiểm định theo miền tần số, chúng ta có thể nhận thấy rằng kết quả của hai phương pháp này có thể bổ sung và hỗ trợ cho nhau để làm tăng thêm tính vững cho mơ hình kiểm định, qua đó sự khác biệt về cách tiếp cận cũng giúp chúng ta đi sâu hơn vào phân tích mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại. Cụ thể, theo phương pháp TY (1995) mở rộng dựa trên kiểm định chi bình phương và phân phối bootstrap, chúng ta tìm thấy được bằng chứng kết luận rằng có tồn tại mối quan hệ nhân quả yếu từ chi tiêu chính phủ đến cán cân thương mại, tuy nhiên ở chiều ngược lại không tồn tại quan hệ nhân quả từ cán cân thương mại đến chi tiêu chính phủ dù là yếu. Khác với phân tích nhân quả tuyến tính, phương pháp phân tích dựa trên miền tần thực hiện phân tích quan hệ nhân quả ở từng khoảng thời gian khác nhau, một lần nữa cho thấy rằng quan hệ từ chi tiêu chính phủ đến cán cân thương mại có tồn tại tuy chỉ trong ngắn hạn và không xuất hiện trong trung và dài hạn, đồng thời nhấn mạnh không

tồn tại bất cứ mối quan hệ nhân quả nào theo chiều ngược dù ở bất cứ khoảng thời gian nào.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại mối quan hệ nhân quả từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại và mối quan hệ này khơng xuất hiện khi phân tích theo chiều ngược lại. Quan trọng hơn, kết quả phân tích dựa trên miền tần số chỉ ra rằng tác động của chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại chỉ tồn tại trong ngắn hạn và không xuất hiện trong dài hạn.

Như đã phân tích trong phần trước, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề nan giải cần phải có hướng xử lý để từ đó vực dậy tình hình kinh tế quốc gia, cụ thể đó là nguy cơ lạm phát cao ln tiềm ẩn, tình trạng thâm hụt ngân sách do chi tiêu chính phủ gia tăng qua các năm, thâm hụt thương mại kéo dài. Với một nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn và tăng trưởng chưa đạt tới mức tiềm năng, việc chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng khi gia tăng chi tiêu hoặc giảm thuế là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, điều này lại gây ra một sự sụt giảm trong ngân sách chính phủ hay tệ hơn là thâm hụt ngân sách. Chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm tăng tiêu dùng, tăng đầu tư, từ đó gây áp lực lên cán cân mậu dịch. Ngồi ra, khi phân tích theo hướng gián tiếp, chính sách tài khóa mở rộng làm gia tăng lãi suất và lạm phát. Lãi suất tăng thu hút vốn đầu tư nước ngồi, dịng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến giá đồng nội tệ tăng, điều này sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giảm sức cạnh tranh và hàng hóa nước ngồi sẽ trở nên rẻ hơn, do đó sẽ làm tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu gây ảnh hưởng xấu đến cán cân mậu dịch quốc gia. Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đều gia tăng chi tiêu đều đặn qua các năm, tuy nhiên có một sự sụt giảm nhẹ trong năm 2008, đây là thời điểm tình hình kinh tế thế giới đang phải gánh chịu khủng hoảng xuất phát từ kinh tế Mỹ. Giai đoạn này kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung phải chịu nhiều ảnh hưởng đáng kể của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính. Năm 2008 tình hình lạm phát có xu hướng tăng liên tục. Sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư giảm sút đột ngột, nền kinh tế lập tức rơi vào suy thoái, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I năm 2009. Kinh tế rơi vào

khó khăn, kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao… Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt, một số doanh nghiệp bị phá sản.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Một trong những giải pháp chủ yếu là chính sách tài khóa mở rộng thơng qua việc tung ra các gói kích cầu nhằm hỗ trợ lãi suất trong trung, dài hạn từ đó vực dậy đầu tư, phát triển sản xuất. Ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm là hai mục tiêu quan trọng nhất khi nhà nước tung ra các gói kích cầu. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm cịn 6,88% (từ 23% năm 2008). Chi tiêu chính phủ trong năm 2009 lên đến gần 40% so với GDP.

Năm 2010, chi tiêu chính phủ khơng thay đổi nhiều so với năm trước đó nhưng thâm hụt ngân sách lúc này giảm cịn khoảng 5,7%. Bội chi ngân sách có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn còn ở mức cao (chưa về mức 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm phát. Xuất khẩu năm 2010 tăng là do sự đóng góp lớn của mặt hàng cơng nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá.

Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại lớn ở Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khơng có gì nổi trội so với các quốc gia trong khu vực, đồng thời có rất nhiều mặt hàng trong nhóm hàng cơng nghiêp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hơn nữa phải nhập khẩu nguyên liệu, nhập khẩu dây chuyền sản xuất. Tổng giá trị nhập khẩu ngày càng gia tăng và nhập khẩu thuộc nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình khoảng 92% tổng giá trị nhập khẩu, 8% còn lại chủ yếu là hàng tiêu dùng. Ngồi ra, lộ trình tự do hố thương mại của Việt Nam kể từ năm 2007 - năm Việt Nam trở thành thành viên

WTO đã thu hút một nguồn vốn FDI khá lớn hàng năm và kèm theo đó là nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ đầu tư. Đó chính là một số nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thượng mại ở Việt Nam và tình hình này đã kéo dài trong nhiều năm qua.

Có thể nói, năm 2012 đã đánh dấu bước ngoặc đối với cán cân thương mại của Việt Nam khi bắt đầu chuyển sang thặng dư (nguyên nhân chính là do tình hình xuất khẩu được cải thiện) sau khoảng thời gian dài thâm hụt. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, nên kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể, góp phần tăng xuất siêu hàng hóa. Bên cạnh đó, các chính sách phá giá đồng nội tệ của NHNN để hỗ trợ xuất khẩu trong năm 2011 và đầu năm 2012 cũng đã tác động làm cải thiện cán cân mậu dịch của quốc gia.

Kết quả kiểm định tại Việt Nam phù hợp với lý thuyết mơ hình IS – LM và Mundel – Fleming cũng như lý thuyết Keynes thông qua đồng nhất thức tiết kiệm – đầu tư, tức là tồn tại quan hệ nhân quả một chiều từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại. Để có một cái nhìn tổng quát hơn và so sánh tương đối giữa trường hợp cụ thể ở Việt Nam với các nước trên thế giới, chúng ta trở lại các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở các quốc gia khác, cũng sử dụng phương pháp kiểm định phi nhân quả Toda – Yamamoto (1995). Cụ thể, nếu như Kouassi (2002) đã đưa ra bằng chứng ủng hộ giả thuyết cân bằng Ricardo khi cho rằng không tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại đối với nền kinh tế Mỹ, Úc, Áo, Canada, Pháp, Hà Lan, Anh và Thụy Điển; thì Lau (2006) khi thực hiện nghiên cứu cho trường hợp của Malaysia, Singapo, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Nepan, Sri Lanka và Philippin lại đưa đến kết quả ủng hộ cho giả thuyết cho rằng có mối quan hệ nhân quả một chiều từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại. Nhưng kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc được thực hiện vởi Kim (2007) thì lại hỗ trợ cho giả thuyết cán cân mậu dịch mục tiêu, nghĩa là có sự hiện

diện của mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt thương mại đến chi tiêu chính phủ.

Có thể nhận thấy rằng, với việc sử dụng các phương pháp tiếp cận nhân quả khác nhau và trong những giai đoạn khác nhau đã đưa đến những bằng chứng đa dạng và thậm chí là mâu thuẫn về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại của một quốc gia. Cụ thể, nếu như Kouassi (1995) sử dụng phương pháp TY (1995) đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết cân bằng Ricardo ở Mỹ; thì Cavallo (2005, sử dụng phương pháp phân tích biểu đồ, giai đoạn 1948 – 2000), Erceg (2005, sử dụng mơ hình DGE trong nền kinh tế mở) đã đưa đến kết luận ủng hộ giả thuyết cho rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại. Cũng là trường hợp của Mỹ, nhưng McMillin (1986, sử dụng kiểm định nhân quả Granger, kỳ 1957 – 1984) lại chứng minh sự tồn tại của giả thuyết cân bằng Ricardo. Tương tự cho trường hợp của Hàn Quốc, nghiên cứu của Kim và các cộng sự (2007) sử dụng phương pháp TY (1995) cho thấy sự ủng hộ đối với giả thuyết cán cân mậu dịch mục tiêu khi tìm thấy bằng chứng thực nghiệm chứng minh sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả một chiều từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại.

Ngoài ra, nghiên cứu của Rault (2009) ở Liên Minh Châu Âu (EU) cũng đưa ra kết quả hỗ trợ giả thuyết thâm hụt kép, cho rằng sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ gây ra thâm hụt ngân sách làm ảnh hưởng xấu đến thâm hụt thương mại. Trong khi đó, giả thuyết cán cân mậu dịch mục tiêu cũng được ủng hộ trong nghiên cứu của Khalid (1998) ở Ai Cập, Mexico và Ramchander (1998) ở Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Malaysia. Một số ít trường hợp được tìm thấy có sự hiện diện của mối quan hệ nhân quả hai chiều là ở Brazil theo kết quả nghiên cứu của Islam (1998) và Ma rốc theo nghiên cứu của Mansouri (1998).

Tóm lại, bài nghiên cứu thực nghiệm này về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở Việt Nam đưa đến các kết luận quan trọng sau:

 Thứ nhất, có tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger theo chiều từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại ở Việt Nam, và mối quan hệ này chỉ tồn tại trong ngắn hạn; mặc khác, mối quan hệ theo chiều ngược lại từ thâm hụt thương mại đến chi tiêu chính phủ lại khơng tồn tại ở bất cứ khoảng thời gian nào, kể cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Chính vì vậy, chúng ta có thể sử dụng một thành phần trong cán cân ngân sách đó là chi tiêu chính phủ, để tác động đến cán cân mậu dịch. Kết luận này có thể sẽ rất quan trọng đối với những nhà làm chính sách.

 Thứ hai, nghiên cứu này đã cung cấp thêm nhiều bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại, vấn đề đã và đang được giới nghiên cứu quan tâm và tranh luận gây gắt vì nhiều quan điểm chưa thống nhất. Cụ thể, kết quả thực nghiệm ở Việt Nam ủng hộ cho giả thuyết cho rằng có mối quan hệ một chiều từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại.

 Thứ ba, cũng liên quan đến mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại, đã có nhiều cách tiếp cận rất khác nhau, trong đó nổi bật có giả thuyết thâm hụt kép khi phân tích nguồn gốc thâm hụt thương mại dựa trên mối quan hệ với thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này đi theo một cách tiếp cận tương tự là dựa trên chi tiêu chính phủ, một thành phần trong cán cân ngân sách, và cách tiếp cận này chưa được nghiên cứu nhiều trước đây. Do đó, kết quả đạt được trong bài nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung vào số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)