Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Dữ liệu nghiên cứu

3.4.1. Dữ liệu Việt Nam

Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo quý, từ quý 1 năm 1994 đến quý 4 năm 2013 với tổng cộng 80 quan sát trong mẫu nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như Thống kê tài chính quốc tế (IFS), nguồn dữ liệu Direction of Trade Statistic (DOTS) thuộc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (Worldbank - WB), Tổng cục thống kê (GSO), Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (MOF)…để phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại ở Việt Nam. Cụ thể như sau:

 Số liệu về chi tiêu chính phủ được thu thập từ báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của Bộ tài chính và Tổng cục thống kê Việt Nam, được thể hiện bằng đồng VND. Chi tiêu chính phủ bao gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư.

 Số liệu về cán cân thương mại, cán cân tài khoản vãng lai, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được thu thập từ báo cáo chỉ số phát triển trên thế giới của World Bank (cụ thể là World Development Indicators, viết tắt WDI) và Thống kê tài chính quốc tế, Direction of Trade Statistic (DOTS) thuộc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong khi GDP được tính theo VND thì cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai được tính bằng USD. Cán cân thương mại ở đây được tính dựa trên chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

TB = X – M Trong đó:

+ TB: cán cân thương mại

+ X: giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu + M: giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu

Để thống nhất trong tính tốn, tất cả các dữ liệu trong bài nghiên cứu này đều được quy đổi thành VND thơng qua tỷ giá hối đối USD/VND tương ứng được thu thập từ nguồn Thống kê tài chính quốc tế (IFS).

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô không đơn thuần chỉ theo một chiều, biến độc lập ảnh hưởng lên biến phụ thuộc mà trong nhiều trường hợp nó cịn có ảnh hưởng ngược lại. Do đó, ta phải xét tương tác qua lại giữa các biến này cùng một lúc. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sử dụng mơ hình tự hồi quy Vector (VAR: Vector Autoregression). Đây cũng là mơ hình được Selim Kayhan và các cộng sự (2013) áp dụng khi nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ Q1/1987 đến Q3/2011. Mơ hình nghiên cứu được thể hiện thơng qua phương trình tổng quát sau:

𝑦𝑡 = 𝑣 + 𝐴1𝑦𝑡−1+. . . + 𝐴𝑝𝑦𝑡−𝑝+ 𝜇𝑡

Trong đó:

+ 𝑦𝑡: giá trị của biến phụ thuộc tại thời điểm t + 𝑣: hệ số chặn

+ 𝐴1, 𝐴𝑝: hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập + 𝜇𝑡: là thành phần sai số

+ t-p: là độ trễ của các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc.

Mô tả các biến

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta sử dụng các biến trong mơ hình kiểm định cụ thể như sau:

 Biến chi tiêu chính phủ Việt Nam: ký hiệu là GE_VN

 Biến cán cân thương mại Việt Nam: ký hiệu là TB_VN

3.4.2. Dữ liệu nước ngoài

Bài nghiên cứu này được thực hiện với dữ liệu chính là nền kinh tế Việt Nam, đồng thời thơng qua đó mở rộng ra các quốc gia đang phát triển, chuỗi dữ liệu thời gian được thu thập theo quý trong giai đoạn 1994 - 2013 tương tự như Việt Nam. Trong đó các quốc gia đang phát triển được đưa vào nghiên cứu mở rộng là Braxin, Cộng Hòa Séc, Croatia, Indonesia, Iran, Peru. Tất cả dữ liệu đều được thu thập từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Trong đó, số liệu chi tiêu chính phủ được thu thập từ nguồn Thống kê tài chính chính phủ (GFS). Số liệu cán cân thương mại được lấy từ nguồn dữ liệu Direction of Trade Statistic (DOTS) thuộc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Như đã phân tích, khi nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại thông qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong những giai đoạn khác nhau sẽ đưa đến những kết quả nghiên cứu khác nhau, dù có thể được thực hiện ở cùng một quốc gia. Do vậy, càng nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia khác nhau sẽ cung cấp càng nhiều bằng chứng góp phần làm rõ và giảm bớt các tranh luận vốn đã và đang rất gay gắt hiện nay.

Để thuận tiện cho q trình định lượng và phân tích ta quy ước biến chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại ở các nước đang phát triển như sau:

 Biến chi tiêu chính phủ Braxin: ký hiệu là GE_BRA

 Biến cán cân thương mại Braxin: ký hiệu là TB_BRA

 Biến chi tiêu chính phủ Cộng Hịa Séc: ký hiệu là GE_CHS

 Biến cán cân thương mại Cộng Hòa Séc: ký hiệu là TB_CHS

 Biến chi tiêu chính phủ Croatia: ký hiệu là GE_CRO

 Biến cán cân thương mại Croatia: ký hiệu là TB_CRO

 Biến cán cân thương mại Indonesia: ký hiệu là TB_IND

 Biến chi tiêu chính phủ Iran: ký hiệu là GE_IRA

 Biến cán cân thương mại Iran: ký hiệu là TB_IRA

 Biến chi tiêu chính phủ Peru: ký hiệu là GE_PER

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)