Kiểm định tính dừng của các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kiểm định tính dừng của các biến

Đối với đa số các nghiên cứu khi sử dụng chuỗi thời gian trong kinh tế - tài chính, trước tiên chúng ta cần phải tiến hành kiểm định tính dừng của các biến vì các chuỗi dữ liệu này thường không dừng, qua đó chúng ta cũng xác định bậc liên kết của từng biến trước khi thực hiện thêm các bước tiếp theo, và trong bài nghiên cứu này, chúng ta xác định bậc liên kết để phục vụ cho kiểm định được thực hiện theo phương pháp Toda – Yamamoto (1995) (gọi tắt là TY).

Để thực hiện kiểm định này, chúng ta chủ yếu dựa trên kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF được phát triển bởi Dickey-Fuller (1979,1981) với giả thuyết H0 là chuỗi dữ liệu có nghiệm đơn vị (tức là không dừng). Nếu giá trị tuyệt đối của t- statistic lớn hơn trị tuyệt đối của giá trị tới hạn ở mức ý nghĩa được định trước thì chúng ta sẽ bác bỏ giả thuyết H0, ngoài ra nếu như giá trị p-value < mức ý nghĩa thì chúng ta cũng bác bỏ H0. Trong bài nghiên cứu này, mức ý nghĩa sẽ được xác định là 10% áp dụng cho tồn bài. Khi thực hiện kiểm định tính dừng, nếu chuỗi dữ liệu không dừng ở bậc gốc, chúng ta sẽ tiếp tục kiểm định ở các bậc sai phân để xác định kiểu chuỗi của dữ liệu. Kết quả kiểm định ADF thực hiện trên Eviews được trình bày thơng qua Bảng 4.1

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định ADF đối với các biến

ADF TEST

Bậc gốc (Level) Sai phân bậc 1 Sai phân bậc 2 chuỗi Kiểu Biến t-statistic Prob t-statistic Prob t-statistic Prob

GE -2.30907 0.42343 -2.57685 0.29194 -6.90136 9.60E-07 I(2)

TB -2.94805 0.14559 -3.45204 0.05199 I(1)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Eviews

Dựa trên kết quả kiểm định ADF đối với các biến, ta nhận thấy các biến chi tiêu chính phủ (GE_VN) và cán cân thương mại (TB_VN) đều khơng dừng ở bậc gốc vì p-value lớn hơn mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên, khi thực hiện lấy sai phân thì biến chi tiêu chính phủ dừng ở bậc 2 và biến cán cân thương mại dừng ở bậc 1.

Ngoài ra, bài nghiên cứu này còn thực hiện kiểm định nghiệm tính dừng của các biến bằng các kiểm định PP (Phillips – Perron, 1988), DF_GLS (được phát triển bởi Elliot và các cộng sự năm 1996) để có thêm cơ sở lựa chọn bậc của các biến cho phù hợp nhằm phục vụ cho q trình chạy mơ hình.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định DF_GLS đối với các biến

DF_GLS TEST

Biến t-statistic Kiểu chuỗi

GE -6.873402931*** I(2)

TB -3.273011991** I(0)

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định PP đối với các biến

PP TEST

Bậc gốc (Level) Sai phân bậc 1 Sai phân bậc 2 chuỗi Kiểu Biến t-statistic Prob t-statistic Prob t-statistic Prob

GE -2.37287 0.390656 -4.6423 0.0018 I(1)

TB -2.18151 0.492885 -3.62629 0.033954 I(1)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Eviews

*,**,*** lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Theo bảng 4.2 và 4.3, kiểm định PP và DF_GLS đều đưa ra những kết quả khác nhau về bậc của các biến, trong khi kiểm định DF_GLS cho kết quả rằng biến chi tiêu chính phủ có bậc I(2) và cán cân thương mại dừng ở bậc gốc I(0) thì kiểm định PP lại cho ra kết quả là cả hai biến chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại đều dừng ở bậc 1, tức I(1).

Từ những kết quả đạt được đối với kiểm định PP và DF_GLS, kết hợp với kết quả đạt được từ kiểm định ban đầu ADF, chúng ta có cơ sở để xác định rằng bậc của các biến được lựa chọn trong bài nghiên cứu này như sau: biến chi tiêu chính phủ có bậc 2, tức I(2) và biến cán cân thương mại có bậc 1, tức I(1). Kết quả này sẽ là cơ sở để tiến hành các bước kiểm định tiếp theo của bài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)