Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết về mối quan hệ nhân quả hai chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.2. Những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và

2.2.4. Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết về mối quan hệ nhân quả hai chiều

Giả thuyết này cho rằng có tổn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. Nghĩa là bất kỳ một sự thay đổi trong nhân tố này sẽ dẫn đến một sự thay đổi trong nhân tố kia và ngược lại. Và trong quá khứ chỉ có một số ít các nghiên cứu thực nghiệm cho ra kết quả hỗ trợ giả thuyết này.

Trong số đó tiêu biểu là nghiên cứu của Faizul Islam (1998), ông đã thực hiện kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại trong giai đoạn 1973-1991 ở Brazil với dữ liệu được thu thập theo quý. Thông qua việc sử dụng kiểm định nhân quả Granger, tác giả đã tìm thấy được bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.

Trong một nghiên cứu khác của Brahim Mansouri (1998) về mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và biến động cán cân tài khoản vãng lai ở Ma Rốc, ông đã đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo đó, Mansouri đã sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết Engle – Granger và ước lượng mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để phân tích mối quan hệ giữa các biến. Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn giữa hai cán cân đang được xem xét. Điều này hoàn toàn khác so với các nghiên cứu cùng chủ đề trước đây.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khá mới của Selim Kayhan và các cộng sự (2013) đã đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại khi thực hiện nghiên cứu nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ Q1/1987 đến Q3/2011. Thông qua các phương pháp nghiên cứu có độ tin cậy cao, phương pháp bootstrap của Hacker và Hatemi-J (2006) dựa trên kiểm định Toda – Yamamoto (1995) và phương pháp miền tần số, các tác giả nhận thấy rằng quan hệ nhân quả từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại tồn tại trong ngắn và trung hạn, trong khi đó quan hệ nhân quả từ thâm hụt thương mại đến chi tiêu chính phủ lại tồn tại trong ngắn và dài hạn.

Bảng 2.1 : Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại

Kết quả hỗ trợ giả thuyết quan hệ nhân quả từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại

Tác giả (năm) Quốc gia Thời kỳ Biến nghiên

cứu Phương pháp

Ahmed

(1986) Anh 1908 – 1980 GE, TB

Ước lượng hệ phương trình đồng thời

Ahmed

(1987) Anh 1732 – 1830 GE, TB Ước lượng GLS

Yi (1993) Mỹ 1973 - 1988 GE, Y, TB Two – country neoclassical model

Roubini

(1988) OECD 1960 – 1085

GE, BD, TB, IR, Y

Mơ hình hồi quy truyền thống Frankel và Razin (1986) Mỹ GE, BD, TB, IR, Two-country general equilibrium model

Baxter (1995) Mỹ GE, TB Two-country model

Lane và

Perotti (1998) OECD 1960 – 1995

GE, TAX,

EX, TB Panel data analysis

Cavallo

(2005) Mỹ 1948 – 2000 GE, TB

Two-country model and graph analysis

Erceg (2005) Mỹ GE, TB The open economy DGE model Lau (2006) Nhóm SEACEN 1980 – 2001 GE, TB, EX, IR Toda – Yamamoto test (1995) Monacelli và

Perotti (2007) OECD 1975 – 2006 GE, EX, TB VAR cấu trúc

Koray và McMillin (2006)

Müller

(2008) Mỹ 1973 – 2005 GE, EX, TB Mơ hình VAR

Kết quả hỗ trợ giả thuyết cán cân mậu dịch mục tiêu

Khalid và Guan (1988)

Ai Cập,

Mexico GE, TB Granger causality test

Anoruo và Ramchander (1998) Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin 1957 – 1993 GE, BD, TB, IR, EX, GDP, INF

Granger causality test

Chul – Hwan Kim và Donggeun Kim (2007)

Hàn Quốc 1970 – 2003 GE, BD, TB Phương pháp Toda – Yamamoto (1995)

Kalou và Paleologou

(2011)

Hy Lạp 1960 – 2007 GE, BD,

TB, EX, IR Mơ hình VECM

Kết quả hỗ trợ giả thuyết cân bằng Ricardo

McMillin

(1986) Mỹ 1957 -1984 BD, IR Granger causality test

Kouassi và các cộng sự (2002) Mỹ, Úc, Áo, Canada, Pháp, Hà Lan, Anh, Thụy Điển

GE, BD, TB Phương pháp Toda – Yamamoto (1995)

Papadogonas và Stournaras

(2006)

EU 1970 – 2003 GE, BD, TB Mơ hình VAR

Kết quả hỗ trợ giả thuyết về mối quan hệ nhân quả hai chiều

Islam (1998) Brazil 1973 – 1991 BD, TB Granger causality test

Mansouri (1998) Ma Rốc BD, TB Phương pháp Engle – Granger và mơ hình VECM Selim Kayhan và các cộng sự (2013) Thổ Nhĩ Kỳ 1987 – 2011 GE, TB Phương pháp Toda – Yamamoto (1995) và phương pháp miền tần số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)