Kết quả kiểm định theo phương pháp miền tần số (frequency domain

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả kiểm định theo phương pháp miền tần số (frequency domain

domain causality test)

Với kết quả đạt được từ phương pháp phân tích nhân quả Granger theo TY (1995) chúng ta có thể nhận thấy rằng mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương tồn tại theo chiều từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại nhưng lại không tồn tại bất cứ nhân quả nào từ thâm hụt thương mại đến chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, để có thể phân tích sau hơn mối quan hệ này để có cái nhìn tồn cảnh về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại, chúng ta sẽ tiến hành phân tích dựa trên phương pháp kiểm định nhân quả theo miền tần số (frequency domain) trong ngữ cảnh của mơ hình VAR hai biến. Chiều dài độ trễ tối ưu của mơ hình VAR được xác định dựa trên các tiêu chính như đã nêu trong phần phân tích quan hệ nhân quả theo phương pháp TY, đó là các tiêu chí LR, FPE, AIC, SC và HQ, và chiều dài độ trễ tối ưu được xác định là 6.

Phương pháp kiểm định quan hệ nhân quả theo miền tần số được dựa trên phân tích của Breitung và Candelon (2006) vì phương pháp này cho phép phân tách giá trị kiểm định thống kê ở nhiều mức tần số khác nhau. Chúng ta sẽ tiến hành tính tốn những giá trị kiểm định thống kê ở nhiều mức tần số khác nhau, xác định mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn dựa trên mức tần số cao với 𝜔𝑖 = 2.50 và 𝜔𝑖 = 2.00,

mức tần số 𝜔𝑖 = 1.00 và 𝜔𝑖 = 1.50 để xác định mối quan hệ nhân quả trong trung

Bảng 4.6a: Kiểm định nhân quả dựa trên phương pháp miền tần số từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại

GE_VN ≠> TB_VN

Long term Medium term Short term

𝝎𝒊

0.01 0.05 1.00 1.50 2.00 2.50

0.699 0.781 2.303 3.679 5.686* 6.049*

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả của tác giả

Bảng 4.6b: Kiểm định nhân quả dựa trên phương pháp miền tần số từ thâm hụt thương mại đến chi tiêu chính phủ

TB_VN ≠> GE_VN

Long term Medium term Short term

𝝎𝒊

0.01 0.05 1.00 1.50 2.00 2.50

0.175 0.177 1.995 3.149 4.580 3.844

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả của tác giả

Lưu ý: Chiều dài độ trễ của mơ hình VAR được xác định là 6. Phân phối F với bậc tự do (2,T-2p) ở mức ý nghĩa 10% là 4.61. * đại diện cho sự tồn tại quan hệ nhân quả giữa các biến.

Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả dựa trên miền tần số được trình bày trong bảng 4.7a và 4.7b. Theo đó, đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy rằng tác động từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại có ý nghĩa ở mức tần số 𝜔𝑖 = 2.50 và 𝜔𝑖 = 2.00, điều này có nghĩa là có tồn tại mối quan hệ nhân quả từ chi tiêu chính

phủ đến thâm hụt thương mại, tuy nhiên mối quan hệ này chỉ tồn tại trong ngắn hạn và không tồn tại trong trung và dài hạn. Kết quả này hỗ trợ kết quả đã đạt được

trong khi phân tích nhân quả dựa trên phương pháp TY rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại. Nhưng trái ngược với kết quả trên, quan hệ nhân quả từ thâm hụt thương mại không tồn tại ở bất cứ mức tần số nào, do đó chúng ta có thể kết luận rằng khơng có tác động từ thâm hụt thương mại đến chi tiêu chính phủ.

Với kết quả đã được trình bày về phương pháp kiểm định dựa trên miền tần số, chúng ta có thể nhấn mạnh rằng có tồn tại mối quan hệ nhân quả từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích quan hệ nhân quả tuyến tính TY (1995), phương pháp phân tích miền tần số cho thấy kết quả rằng quan hệ nhân quả từ chi tiêu chính phủ đến thâm hụt thượng mại chỉ tổn tại trong ngắn hạn và không tồn tại trong trung và dài hạn. Và thông qua phương pháp này, chúng ta đã đi sâu hơn trong vấn đề phân tích nhân quả giữa các biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)