CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.7 Các lý thuyết nền
2.7.1 Lý thuyết đại diện
Thuyết đại diện tập trung vào mối quan hệ giữa cổ đông (người chủ) và ban quản lý công ty (người đại diện). Jensen và Meckling (1976, p.308) định nghĩa mối quan hệ đại diện như “là một hợp đồng trong đó một hay nhiều (người chủ) cam kết với người khác (người đại diện) để thực hiện một số dịch vụ nhân danh họ, bao gồm ủy thác quyền một số quyền ra quyết định cho người đại diện”. Mối quan hệ giả định rằng người đại diện sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích của chính họ và thực hiện các hoạt động phục vụ cho chính họ mà có thể gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của người chủ (Jensen và Meckling, 1976). Sự giám sát của người chủ đối với hành vi của người đại diện và mối liên kết giữa lợi ích của người đại diện với lợi ích của người chủ, thiết lập nên chi phí đại diện. Mối quan hệ đại diện dẫn đến vấn đề thông tin bất cân xứng là do các nhà quản lý có
thể tiếp cận thơng tin nhiều hơn các cổ đông (Jensen và Meckling, 1976). Công bố tự nguyện là một phương tiện để hạn chế vấn đề đại diện, khi các nhà quản lý công bố nhiều thơng tin tự nguyện hơn, làm giảm chi phí đại diện (Barako và cộng sự, 2006) và cũng thuyết phục những người dùng bên ngoài rằng các nhà quản lý đang hoạt động linh hoạt. Các quy định là một phương tiện khác của hạn chế vấn đề đại diện vì họ yêu cầu các nhà quản lý cung cấp đầy đủ thông tin (Al-Razeen, 2004). Sự vắng mặt của công bố đầy đủ thơng tin được giải thích bởi mâu thuẫn tồn tại giữa các nhà quản lý và các cổ đông. Các quy định công bố thông tin cung cấp số lượng thơng tin tối thiểu có thể giúp đỡ cho quá trình ra quyết định (Al- Razeen và cộng sự, 2004).
2.7.2 Lý thuyết tín hiệu
Thuyết tín hiệu được xây dựng bởi Spence (1973) để giải thích hành vi trong thị trường lao động. Morris (1987) đề xuất tín hiệu là một hiện tượng có thể áp dụng trong thị trường có thơng tin bất cân xứng. Thuyết này chỉ ra thơng tin bất cân xứng có thể bị làm giảm bởi các bên có nhiều tín hiệu thơng tin hơn các bên khác. Trong thị trường chứng khốn, thuyết tín hiệu dự đốn rằng các công ty chất lượng cao hơn sẽ lựa chọn các chính sách cơng bố thơng tin cho phép chất lượng vượt trội của họ được tiết lộ, cịn những cơng ty chất lượng thấp hơn sẽ lựa chọn phương pháp kế toán nhằm nổ lực che giấu chất lượng kém của họ. Các nhà quản lý của các công ty chất lượng cao sẽ hy vọng phân biệt họ với các cơng ty có chất lượng thấp hơn thông qua công bố tự nguyện. Lợi nhuận cao hơn, cơ hội đầu tư tốt hơn và các kiểm tốn viên có tiếng tốt bên ngồi sẽ được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu để thể hiện công ty chất lượng cao (Jog và Mc Conomy, 2003). Mặt khác, Skinner (1994) cũng tìm kiếm tại sao các công ty tự nguyện công bố các thơng tin xấu. Ơng ấy đề xuất rằng các cơng ty có lợi nhuận ít hơn có thể cơng bố nhiều thơng tin hơn để giải thích cho kết quả hoạt động khơng tốt của họ, để ngăn chặn chi phí pháp lý và chi phí danh tiếng, để đảm bảo cho thị trường
về sự tăng trưởng tương lai, tránh sự mất giá của vốn cổ phần và làm giảm sụt danh tiếng trên thị trường chứng khoán.
2.7.3 Lý thuyết hợp pháp
Thuyết hợp pháp khẳng định rằng các tổ chức liên tục nỗ lực để đảm bảo rằng họ hoạt động bên trong biên giới và các quy tắc của xã hội mong đợi. Thuyết hợp pháp là nhận thức khái quát hóa và giả định rằng các hoạt động của một thực thể là đáng ao ước, chính xác hay thích hợp với cấu trúc hệ thống các quy tắc giá trị, niềm tin và định nghĩa (Deegan, 2006). Thuyết hợp pháp phụ thuộc vào khái niệm khế ước xã hội, giữa tổ chức và xã hội trong đó chúng hoạt động. Khế ước xã hội giả định rằng xã hội cho phép các tổ chức tiếp tục vận hành khi nó đáp ứng kỳ vọng của họ. việc không tuân theo kỳ vọng xã hội có thể dẫn đến các hình phạt xử lý được đặt ra bởi xã hội, trong hình thức thuộc pháp lý về hoạt động của nó, giới hạn nguồn lực được cung cấp và làm giảm nhu cầu sản phẩm của nó.
Vấn đề có hại cho tính hợp pháp có thể được thiết lập bởi truyền thơng, quy định hay thể chế, bao gồm cảnh báo xã hội hoặc khủng hoảng công ty, khủng hoảng trong ngành.
Công bố thông tin được xem xét là một cách để có thể làm hợp pháp hoạt động liên tục. Kỳ vọng cộng đồng thay đổi theo thời gian. Vào năm 1960, trách nhiệm duy nhất của một tổ chức là tối đa lợi nhuận cho các nhà đầu tư để được xem xét như tính hợp pháp. Từ giữa 1980, kỳ vọng xã hội kết nối kinh tế, môi trường và yếu tố quan hệ xã hội. Các tổ chức không thay đổi để đáp ứng kỳ vọng xã hội thay đổi sẽ dẫn đến phá vỡ khế ước xã hội (Deegan, 2006).
Báo cáo thường niên được nhận thấy như là một nguồn quan trọng của sự hợp pháp. Tính hợp pháp có thể xuất hiện thơng qua công bố bắt buộc - công bố thông tin được
cung cấp trong báo cáo tài chính, báo cáo thường niên,… bởi các định chế, và công bố tự nguyện được cung cấp trong các phần khác của báo cáo thường niên Shehata (2008).
2.7.4 Lý thuyết các bên liên quan
Gray và cộng sự, (1995) đề xuất rằng lý thuyết cổ đông và lý thuyết hợp pháp là hai lý thuyết phái sinh từ lý thuyết kinh tế chính trị.
Freeman và Reed (1983) đề xuất hai định nghĩa của cổ đông. Nhận thức rộng về các bên liên quan là bất kỳ nhóm có thể nhận dạng hoặc cá nhân người có thể ảnh hưởng bởi các thành tích của mục tiêu của tổ chức, bao gồm các nhóm có lợi ích chung, nhóm phản đối, đại diện chính phủ, tổ chức thương mại, đối thủ, cơng đồn cũng như nhân công, phân khúc khách hàng và các nhà đầu tư. Nhận thức hẹp về các bên liên quan là bất kỳ nhóm người hay người có thể nhận dạng trong đó tổ chức phụ thuộc vào sự tồn tại tiếp tục của nó, bao gồm nhân cơng, phân khúc khách hàng, nhà cung cấp, đại diện chính phủ, cổ đơng và các định chế tài chính nhất định.