Mức độ công bố thông tin và các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết việt nam (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mức độ công bố thông tin và các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông

của các công ty niêm yết Việt Nam

4.1.1 Mức độ công bố thông tin bắt buộc và các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin bắt buộc của các công ty niêm yết Việt Nam bố thông tin bắt buộc của các công ty niêm yết Việt Nam

Dựa vào bảng thống kê mô tả 4.1, 4.2 (Phụ lục 3), nghiên cứu chỉ ra mức độ công bố thông tin bắt buộc của các công ty niêm yết Việt Nam trung bình là: 78.9% (min= 20%, max= 100%), tương tự với nghiên cứu của Wallace và cộng sự (1995) ở Hongkong là 72.54%, Mutawaa (2010) nghiên cứu ở Kuwaiti là 79.3%, Galani (2011) là 86% ở Greece, Shehata (2014) nghiên cứu ở Cairo là 76,54%.

Cũng theo bảng 4.1 (Phụ lục 3), các khoản mục thuộc nhóm thơng tin báo cáo tài chính ( nhóm E) được cơng bố đầy đủ nhất (chỉ số cơng bố thơng tin là 95%), tiếp theo là nhóm B thơng tin tình hình hoạt động trong năm ( chỉ số cơng bố thơng tin là 86.1%), nhóm C thơng tin đánh giá của hội đồng quản trị về hoạt động của công ty (chỉ số công bố thơng tin là 85.96%), nhóm A thơng tin chung ( chỉ số công bố thông tin là 76.19%), thấp nhất là nhóm D thơng tin về quản trị công ty ( chỉ số công bố thông tin là 71.3%).

Bảng 4.3 (Phụ lục 3) cho thấy 77.44 % doanh nghiệp đạt chỉ số mức độ công bố thông tin trên 70%. Kết quả cho thấy việc chấp hành các quy định công bố bắt buộc của công ty niêm yết Việt Nam là tương đối cao. Trong khi đó có 7.52 % cơng ty (10 công ty) đạt mức công bố dưới 50%, và 9 công ty (6.77 %) đạt mức công bố thông tin 51% - 60%.

Kết quả này cũng tương đồng với mức độ công bố thông tin của Việt Nam được đánh giá bởi Worldbank (70%).

Theo bảng 4.4 (Phụ lục 3), kết quả phân tích hồi quy đa biến như sau:

Kết quả phân tích hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin bắt buộc của các công ty niêm yết Việt Nam cho thấy F= 7.677 (P= 0.000). Kết quả này ủng hộ mơ hình nghiên cứu. R²= 0.234 cho thấy các biến độc lập giải thích cho 23.4% sự biến đổi của mức độ công bố thông tin bắt buộc, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Galani (2011) tại Greece là 13.8%, Popova (2013) tại Greece là 12.23%, Sheheta (2014) tại Egypt là 23.4%. Một số nghiên cứu khác tìm thấy R² khá cao như: Amed (1996) nghiên cứu tại Bangladesh là 33.2%, Akhtaruddin (2005) nghiên cứu tại Bangladesh là 55.7%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy VIF< 2, khơng có hiện tượng đa cơng tuyến giữa các biến độc lập.

Kết quả cũng cho thấy một mối ảnh hưởng tích cực của quy mô công ty (đo lường bằng logarit tự nhiên giá trị sổ sách tài chính của cơng ty). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Galani (2011), Firth (1979), Chow & Wong – Borren (1987), Wallace (1987), Wallace (1994), Sheheta (2014), Mutawaa (2010), Popova (2013). Và biến thành viên độc lập (đo lường bằng tỷ số số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập và số lượng thành viên hội đồng quản trị). Kết quả phù hợp với lý thuyết quản trị công ty. Kết quả cũng chỉ ra các doanh nghiệp mới niêm yết có xu hướng cơng bố thông tin bắt buộc nhiều hơn, tương tự với nghiên cứu của Uyar (2014).

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng địn bẩy tài chính khơng ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc, kết quả này tương tự kết quả của Ahmed (2004), Mutawaa (2010), Wallace và cộng sự, (1994), Akhtaruddin (2005).

Biến quy mô cơng ty kiểm tốn khơng ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc, kết quả tương tự nghiên cứu của Mutawaa (2010), Wallace và cộng sự, (1994), Ali và cộng sự, (2004).

Kết quả nghiên cứu ủng hộ các giả thuyết H1a, H2a, H7a và bác bỏ các giả thuyết H3, H6a và H7c. Như vậy chỉ có các biến độ tuổi công ty, biến quy mô công ty và biến thành viên hội đồng quản trị độc lập ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc của các công ty niêm yết Việt Nam.

Hàm hồi quy sau khi nghiên cứu được xác định như sau: MDIS = α0 + α1AGE + α2LNASSET + α3INDEP + ɛ Trong đó:

AGE : Biến độ tuổi cơng ty được xác định bằng số năm niêm yết.

LNASSET: Biến quy mô công ty đo lường bằng logarith tự nhiên giá trị sổ sách tổng tài sản công ty.

INDEP: Biến thành viên hội đồng quản trị độc lập được xác định bằng tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập trong hội đồng quản trị.

ɛ : Sai số thực

Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các biến trong mơ hình theo thứ tự giảm dần: biến thành viên hội đồng quản trị độc lập, biến quy mô công ty, biến độ tuổi công ty.

4.1.2 Mức độ công bố thông tin tự nguyện và các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết Việt Nam bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết Việt Nam

Kết quả thống kê mô tả ở bảng 4.5 (Phụ lục 3) cho thấy chỉ số công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết Việt Nam là 10.87% (min= 0, max= 63%). Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Jouirou (2014) ở Tunisia, 15%, kết quả cho thấy mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết Việt Nam còn quá thấp. Theo bảng 4.7 (Phụ lục 3), phần lớn các công ty niêm yết chỉ đạt chỉ số công bố thông tin tự nguyện dưới 10% (82 công ty, chiếm 61.65% mẫu nghiên cứu).

Kết quả ở bảng 4.6 (Phụ lục 3) cho thấy nhóm A, thơng tin chung là nhóm thơng tin được công bố nhiều nhất 16.23%, tiếp theo là nhóm C về quản trị công ty 10.38%, nhóm E thơng tin quản trị rủi ro 9.02%, nhóm H thơng tin mang tính dự báo 8.42%. Nhóm thơng tin được cơng bố thấp nhất là nhóm B, thơng tin về chiến lược cơng ty và nhóm F thơng tin về chính sách kế tốn.

Theo bảng 4.8 (Phụ lục 3), kết quả phân tích hồi quy đa biến như sau:

Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra F= 11.201 (P= 0.000). Kết quả này ủng hộ cho mơ hình nghiên cứu. Kết quả chỉ ra R²= 35.1%, nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình giải thích 35.1% sự biến động của mức độ công bố thông tin bắt buộc. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Uyar (2014) 32.3%.

Kết quả cho thấy một ảnh hưởng tích cực của biến độ tuổi cơng ty tính bằng số năm niêm yết, kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Hossain (2009), Nguyễn Thị Thu Hảo (2014).

Kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy mối ảnh hưởng của biến thành viên hội đồng quản trị độc lập đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của cơng ty. Điều này có thể được giải thích bởi tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị của các cơng ty Việt Nam cịn q thấp (9%).

Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy mối ảnh hưởng đáng kể của mức độ công bố thông tin bắt buộc đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của công ty. Kết quả này ủng hộ quan điểm của Eihoen (2004).

Kết quả nghiên cứu chỉ ra một ảnh hưởng tích cực của quy mơ cơng ty (đo lường bằng doanh thu thuần của công ty). Kết quả này tương tự với Hossain (2009), Uyar (2014), Bhayani (2012), Lang & Lunholm (1993), Wallace, (1995).

Kết quả tìm thấy một ảnh hưởng tích cực của mức độ phức tạp trong cấu trúc doanh nghiệp (được đo lường bằng số lượng công ty con, công ty liên kết). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Hossain (20090, Cooke (2002).

Kết quả khơng tìm thấy ảnh hưởng của biến lợi nhuận đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Hossain (2009), Wallace (1995), Raffournier (1995).

Kết quả khơng tìm thấy ảnh hưởng của biến quy mô cơng ty kiểm tốn đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty (Nguyễn Thị Thu Hảo, 2014).

Với mức công bố tự nguyện thấp, nghiên cứu cho rằng sự xem xét chi phí và lợi ích có thể giải thích cho kết quả nghiên cứu trên. Các doanh nghiệp tự nguyện cơng bố thơng tin khi nhận thấy lợi ích kinh tế cao hơn chi phí sở hữu (Verrecchia, 1983). Chi phí sở hữu được định nghĩa là “chi phí tham gia vào việc ra quyết định chiến lược bởi một đối thủ cạnh tranh sử dụng tất cả các thơng tin sẵn có” (Lao và cộng sự, 2006). Chi phí sở hữu xuất hiện khi thông tin cá nhân được chuyên chở thông qua công bố tự nguyện được sử dụng bởi một đối thủ cạnh tranh để gây thiệt hại cho các hoạt động của quy trình tạo ra thu nhập của cơng ty. Thơng tin cá nhân, như dự đoán lợi dụng tương lai có giá trị ở cả thị trường vốn và đối thủ chiến lược của công ty, giới hạn một cách tiềm tàng mức công bố thơng tin tự nguyện, Verrechia (1983) phân tích tầm quan trọng của sự tồn tại của một chi phí sở hữu. Nếu một chi phí sở hữu tồn tại và thông tin được giữ lại bởi doanh nghiệp, các nhà đầu tư khơng chắc chắn nó được giữ lại bởi vì thơng tin trình bày tin xấu hay tin tốt, nhưng thông tin tốt không đủ đảm bảo xuất hiện chi phí sở hữu. Các nghiên cứu thực nghiệm đề xuất rằng mức công bố thông tin tăng trong liên hệ với chi phí sở hữu; chi phí sở hữu kết hợp với cơng bố tự nguyện có thể ảnh hưởng chính sách cơng bố và doanh nghiệp cần cân bằng ước muốn truyền tải thông tin tư nhân với nhu cầu bảo vệ thông tin thuộc sở hữu khỏi các đối thủ tiềm năng (Darrough và Stoughton, 1990; Lue và cộng sự, 2006).

Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả các giả thuyết H1b, H2b, H4, H8 và bác bỏ các giả thuyết H5, H6b, H7b. Như vậy chỉ có các biến độ tuổi công ty, biến quy mô công ty, biến mức độ phức tạp trong cấu trúc doanh nghiệp và biến mức độ công bố thông tin bắt buộc ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết Việt Nam.

Hàm hồi quy sau khi nghiên cứu được xác định như sau: VDIS = β0 + β1AGE + β2SALES + β3COMPL + β4MDIS + ɛ AGE : Biến độ tuổi công ty được xác định bằng số năm niêm yết. SALES: Biến quy mô công ty được xác định bằng doanh thu thuần.

COMPL: Biến mức độ phức tạp trong cấu trúc công ty được xác định bằng số công ty con, công ty liên kết.

MDIS: Biến mức độ công bố thông tin tự nguyện của công ty được xác định theo công thức chỉ số thông tin ở trên.

ɛ : Sai số thực

Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các biến trong mơ hình theo thứ tự giảm dần: biến quy mô công ty, biến mức độ phức tạp trong cấu trúc doanh nghiệp, biến mức độ công bố thông tin bắt buộc, biến độ tuổi công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết việt nam (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)