CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1.3 Xây dựng mơ hình nghiên cứu
3.2.1.2 Phương pháp phân tích nội dung
Phân tích nội dung là một kỹ thuật nghiên cứu để tạo ra các suy luận, kết luận nhân rộng và có giá trị từ dữ liệu đến nội dung của nó (Krippendorff, 1980, 21). Sử dụng kỹ thuật phân tích nội dung, một số lượng lớn thông tin được cơng bố có thể được đo lường theo mỗi khoản mục lớn hay mỗi công ty bằng cách đếm các khoản mục dữ liệu (Marston & Shrives, 1991).
Có hai loại phổ biến: phân tích nội dung thuộc khái niệm, phân tích nội dung có liên hệ.
Phân tích nội dung thuộc khái niệm là một công cụ nghiên cứu dùng để xác định sự tồn tại hay tần số của những từ nhất định hoặc các khái niệm trong văn bản hay thiết lập văn bản. Ngược lại phân tích nội dung có liên hệ là một bước tiến cao hơn bởi xem xét mối liên hệ giữa các khái niệm trong văn bản hình thức này thường được sử dụng trong nghiên cứu công bố thơng tin. Phân tích nội dung có thể cục bộ hay tồn diện. Phân tích nội dung cục bộ xem xét các phần của một tài liệu hoặc các khoản mục được lựa chọn của thông tin hay các từ khóa chính. Phân tích nội dung tồn diện xem xét tồn bộ tài liệu phân tích nội dung có thể được tiến hành bằng tay hay tự động hoặc sử dụng cả hai phương pháp.
Phân tích nội dung tự động có một số thuận lợi: dễ sử dụng, một kỹ thuật kinh tế tiết kiệm thời gian, nổ lực và tiền bạc. Nó có thể được sử dụng dễ dàng tiến hành phân tích nội dung toàn diện và áp dụng với mẫu to. Tuy nhiên, phân tích nội dung tự động có hạn chế khi sử dụng tần số hay từ hay các từ khóa chính, có thể có tình trạng đồng nghĩa và các từ với nhiều nghĩa. Thêm vào đó, việc sử dụng các từ hay từ khóa trong sự tách biệt nghĩa của tồn câu dù tự động hay bằng tay cũng khơng cung cấp một sự phân tích chính xác và có thể dẫn đến ảnh hưởng kết quả. Một hạn chế nữa là các phần mềm có chất lượng khác nhau có những giới hạn khác nhau. Ví dụ một số phần mềm như: Nudist chỉ sử dụng được khi văn bản dang text, khơng thể tiến hành phân tích nội dung tự động khi tài liệu dạng hình ảnh hay PDF. Một số phần mềm phân tích nội dung tự động chỉ hạn chế ở văn bản tiếng Anh, ví dụ như phần mềm GI (Hassan, 2010).