Cung và cầu vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng việt nam (Trang 25 - 26)

1.4 Tổng quan các nghiên cứu các nhân tố

1.4.1 Cung và cầu vàng

Vàng là một hàng hóa, vì vậy theo lý thuyết kinh tế vĩ mơ đơn giản thì giá vàng phụ thuộc vào cung và cầu vàng trên thị trường. Theo lý thuyết cung cầu, khi một trong hai hoặc cả hai đường cung và cầu dịch chuyển thì điểm cân bằng là giá vàng sẽ dịch chuyển theo, tức là giá vàng thay đổi. Vì vậy, các yếu tố làm dịch chuyển đường cung và cầu vàng sẽ làm giá vàng thay đổi.

Nhìn từ phía cầu vàng, Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council - WGC) phân loại vàng thành 4 nhóm riêng biệt, gồm vàng trang sức, vàng sử dụng trong khoa học công nghệ, vàng đầu tư, và vàng do Ngân hàng Trung ương (NHTW) nắm giữ. Trong đó, loại vàng được quan tâm đến nhiều nhất là vàng đầu tư tồn tại dưới cả hình thức vật chất (phần lớn ở dưới dạng vàng miếng) và phi vật chất (chứng chỉ quỹ đầu tư vàng và các sản phẩm tương tự).

Cầu vàng đầu tư là lượng vàng miếng được bán rịng hàng năm, khơng bao gồm vàng miếng được mua đi bán lại. Hoạt động đầu tư vàng có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau như vàng vật chất, vàng tài khoản, phái sinh vàng hay đầu tư vào chứng khoán của các nhà sản xuất vàng. Khi mua vàng để đầu tư thì người mua sẽ quan tâm hơn đến mức giá vàng trong tương lai, giá cả của các hàng hố khác có liên quan, số lượng người tiêu dùng tham gia vào thị trường.

Cầu vàng trang sức là vàng sử dụng sản xuất trang sức trừ đi số lượng xuất khẩu và thay đổi hàng tồn kho, không bao gồm đồ trang sức cũ mua đi bán lại. Đối với nhu cầu vàng trang sức, cầu sẽ thay đổi theo mức thu nhập, sở thích và mùa vụ. Chẳng hạng, vào mùa lễ cưới hỏi nhu cầu mua vàng trang sức sẽ tăng cao góp phần làm tăng giá vàng. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp mà các nhân tố sẽ có tác động khác nhau đến giá vàng.

Nguồn cung vàng trên thế giới đến từ hai nguồn là khai khoáng và vàng tái chế. Theo thống kê của GFMS (Gold Fields Mineral Services) nguồn tái chế thường chiếm tỷ lệ khoảng 25-30% tổng lượng cung. Đối với một quốc gia, nguồn cung này

17

đến từ nhập khẩu, khai khoáng trong nước và tái chế. Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, cung vàng hơn 90% là nhập khẩu, 10% còn lại đến từ là vàng tái chế và khai khoáng trong nước.

Nguồn cung vàng thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia. Các quốc gia có hoạt động khai thác vàng thì nguồn cung phụ thuộc vào sản lượng khai thác hàng năm, năng lực của các cơng ty khai khống. Đối với Việt Nam, nguồn cung vàng khai khống hàng năm khơng đáng kể, còn vàng tái chế cũng không nhiều, nguồn vàng tiêu thụ trong nước phần lớn phải đến từ nguồn vàng nhập khẩu. Vì vậy, nguồn cung vàng phụ thuộc vào sản lượng vàng nhập khẩu hàng năm và cơ chế nhập khẩu cũng như hoạt động cung ứng vàng vào thị trường theo từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)