Các nhân tố định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng việt nam (Trang 47 - 49)

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam

2.3.5 Các nhân tố định tính

Ngồi các nhân tố định lượng được trình bày ở trên, tác giả nhận thấy giá vàng Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố định tính khác.

Tính mùa vụ: cũng như giá vàng thế giới, giá vàng Việt Nam có tính thời vụ. Điều này có thể thấy vào mùa cưới thường là cuối năm nhu cầu vàng trang sức cao nên cũng góp phần làm giá vàng thường tăng vào giai đoạn này. Hay vào chu kỳ các doanh nghiệp cần ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng là tháng 6, 12 thì tỷ giá USD/VND thường tăng làm cho giá vàng cũng tăng theo.

Yếu tố tâm lý nhà đầu tư: nhà đầu tư thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của tâm lý đám đông. Tâm lý đám đông thường xuất hiện khi giá vàng tăng hay giảm mạnh. Khi giá lên thì tranh nhau mua vì kỳ vọng giá sẽ cịn tăng nữa, khi giá xuống thì tranh nhau bán để cắt lỗ. Có những thời điểm giá thế giới không biến động nhiều nhưng giá vàng trong nước tăng cao.

Ngồi ra, vai trị quản lý thị trường vàng của NHNN thơng qua các chính sách điều tiết cũng tác động đáng kể đến giá vàng. Giai đoạn từ năm 2012 được xem là giai đoạn hồn chỉnh các chính sách về quản lý thị trường vàng với sự ra đời của Nghị định số 24/2012/NÐ-CP ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 hướng dẫn Nghị định 24.

Giai đoạn trước khi Nghị định 24 ra đời, giá vàng tăng nhanh liên tục với mức độ biến động khá mạnh từ khoảng 20 triệu đồng/lượng năm 2008 lên gần 29 triệu đồng/lượng (2009), xấp xỉ 37 triệu đồng/lượng (2010) và đặc biệt lên tới 49 triệu đồng/lượng (2011).

Tuy nhiên, sau một thời gian Nghị định 24 được ban hành, giá vàng trong nước đã diễn biến theo xu thế giảm dần và sau đó duy trì quanh mốc 35 - 36 triệu đồng/lượng trong 2 năm 2013 - 2014, mức độ biến động giá vàng đã giảm hẳn. Đồng thời, hiện tượng giá vàng biến động gây sức ép lên tỷ giá như đã xảy ra vào

39

các năm trước đây đã khơng lặp lại. Đây được xem là tín hiệu tích cực bước đầu của công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng từ sau khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Trong năm 2013, khi thời hạn tất toán trạng thái vàng của các TCTD trong nước đến gần, đã làm tăng nhu cầu vàng và có giá có xu hướng tăng mạnh. Trước tình hình này, tháng 3/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 16/2013/QÐ- TTg và NHNN đã ban hành Thông tư 06/2013/TT-NHNN, Quyết định 563/QÐ- NHNN nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc mua bán vàng miếng, là tiền đề cho các giải pháp bình ổn thị trường vàng trong nước thơng qua việc bình ổn cung cầu. Từ ngày 28/3/2013, NHNN bắt đầu tổ chức đấu thầu vàng miếng, thực hiện chức năng là nguồn cung vàng mới, duy nhất trên thị trường nhằm tăng cung vàng miếng cho nền kinh tế và hỗ trợ cho các TCTD tất toán trạng thái vàng. Sau 76 phiên đấu thầu, NHNN đã bán ra thị trường 69,9 tấn vàng miếng SJC. Kết quả là giá vàng trong nước năm 2013 ổn định trong khi giá vàng thế giới có biên độ giao động mạnh, như hình 2.9 dưới đây.

Hình 2.9: Giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới năm 2013

Nguồn: số liệu tác giả thu thập và tính tốn từ SGGP.org.vn 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

40

Điều này cho thấy các chính sách quản lý của nhà nước có tác động đáng kể đến giá vàng, giúp giá vàng trong nước ổn định hơn.

Theo kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm và đánh giá sự biến động của giá vàng Việt Nam, tác giả kỳ vọng chiều hướng tác động của các nhân tố đến giá vàng Việt Nam như sau:

Nhân tố tác động Kết quả nghiên cứu Kỳ vọng chiều hướng tác động

Giá vàng thế giới + +

Tỷ giá hối đoái +/- +

Chỉ số giá tiêu dùng +/- +

Chỉ số chứng khốn - -

Chính sách quản lý Giá vàng trong nước

ổn định hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)