2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam
2.3.2 Tỷ giá hối đoái USD/VND
Việt Nam là nước chủ yếu nhập khẩu vàng và được thanh toán bằng đồng USD nên về mặt lý thuyết tỷ giá hối đoái VND/USD tác động cùng chiều lên giá vàng trong nước. Khi tỷ giá tăng thì giá nhập khẩu đầu vào tăng làm giá bán ra cũng tăng. Tuy nhiên, trên thực tế tùy thuộc vào việc tỷ giá USD/VND tăng do đồng VND bị mất giá so với đồng USD ở thị trường Việt Nam hay do đồng USD tăng giá thực trên thị trường thế giới mà khi đó giá vàng trong nước sẽ có những chiều hướng biến động khác nhau. Chẳng hạn, do VND giảm giá so với USD thì giá vàng trong nước sẽ biến động cùng chiều so với giá vàng thế giới. Trường hợp, khi đồng USD tăng so với các đồng tiền khác thế giới do tăng lãi suất tiền gửi USD hay các chỉ số sức mạnh của nền kinh tế Mỹ tăng bền vững và chính trị ổn định… làm cho tỷ giá VND/USD tăng theo, trong khi đó giá vàng thế giới lại giảm do vàng được định giá bằng USD. Lúc này giá vàng trong nước sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào mức độ tăng giảm của tỷ giá và giá vàng thế giới.
35
Hình 2.6: Diễn biến giá vàng Việt Nam và tỷ giá giai đoạn 2007-2014
Nguồn: số liệu tác giả thu thập và tính tốn từ SGGP.org.vn Hình 2.6 thể hiện diễn biến giá vàng Việt Nam và tỷ giá giai đoạn 2007 – 2014. Trong giai đoạn 2007 – 2011, tỷ giá hối đoái VND/ USD và giá vàng Việt Nam diễn biến cùng chiều, với xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, các năm sau đó 2012 – 2014 xu hướng có sự thay đổi khi tỷ giá hối đoái vẫn ổn định đà tăng lên thì giá vàng trong nước lại có những biến động khác nhau theo từng giai đoạn.
Tác giả kỳ vọng giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá và có tương quan thuận với tỷ giá.