1.4 Tổng quan các nghiên cứu các nhân tố
1.4.2 Giá vàng và tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác. Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh tốn tồn cầu, do đó theo thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo USD và vàng cũng không ngoại lệ. Bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá vàng. Khi giá trị của đồng USD dao động, giá vàng cũng dao động theo. Vì vậy, tỷ giá hối đoái được sử dụng trong các nghiên cứu thường là tỷ giá giữa đồng tiền của một nước với đồng USD.
Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ. Những yếu tố chính phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng và thị trường vốn, quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Các nghiên cứu mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ giá hối đoái bao gồm các tác giả như Dooley, Isard và Taylor (1995), Sjaastad và Scacciallani (1996), Tully và Lucey (2007), Siahai Fang, Wei Fan và Tao Lu (2012) và nhiều nghiên cứu khác.
18
Nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến biến động giá vàng.
Dooley, Isard và Taylor (1995) đã tiến hành một loạt các kiểm tra thực nghiệm để xem liệu giá vàng có được giải thích bởi sự biến động tỷ giá, các yếu tố tiền tệ và các biến khác trong mơ hình tỷ giá hối đối chuẩn hay không. Các tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy vector bội và kỹ thuật đồng liên kết với dữ liệu từ năm 1976 đến 1990. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thay đổi của giá vàng được giải thích bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đối, và bất kỳ cú sốc nào đó làm giảm sự hấp dẫn của tài sản A khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng nhu cầu đối với các tài sản khác như vàng hoặc tài sản B. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi trong mức giá cân bằng.
Sjaastad và Scacciallani (1996) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá vàng và thị trường ngoại hối trong giai đoạn 1982-1990. Hai nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng sự biến động trong tỷ giá góp phần chính trong sự biến động của giá vàng. Việc định giá cao hay thấp của một đồng tiền trong khu vực châu Âu có ảnh hưởng lớn đến giá vàng. Theo các tác giả biến động của tỷ giá hối đoái thực giữa các loại tiền tệ mạnh giải thích gần như một nửa sự biến động giá vàng.
Tully và Lucey (2007) đã sử dụng mơ hình APGARCH để điều tra ảnh hưởng của một số biến kinh tế vĩ mô đến giá vàng. Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1984 – 2003, kết quả của nghiên cứu là có mối quan hệ giữa giá hàng ngày và tương lai của vàng và tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD).
Siahai Fang, Wei Fan và Tao Lu (2012) sử dụng các dữ liệu từ năm 1982 đến năm 1990, đã cho ra kết quả là tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia Châu Âu có tác động đáng kể đến giá vàng. Ngoài ra, cập nhật giá vàng từ năm 1991 đến năm 2004, tác giả cũng đã chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái của USD so với đồng Euro và Yên Nhật (JPY) có tác động đáng kể đến giá vàng.
19