Vàng có ảnh hướng lớn đến tình hình kinh tế vĩ mơ, đồng thời các giải pháp ổn định nền kinh tế vĩ mơ cũng góp phần quan trọng trong ổn định giá vàng.
Kết quả của mơ hình mà tác giả đã thực hiện trong chương 2 cho thấy nhân tố vĩ mơ như tỷ giá hối đối có mức ảnh hưởng nhất định đối với giá vàng. Vì vậy, để ổn định giá vàng việc cần thiết là ổn định các nhân tố vĩ mô.
62
3.2.1 Kiểm soát tỷ giá
Theo kết quả nghiên cứu tỷ giá có ảnh hưởng đến sự biến động giá vàng. Thực tế, Việt Nam là nước nhập khẩu vàng nên tỷ giá là yếu tố cơ bản, cơ sở để xác định giá vàng trong nước từ giá vàng thế giới. Vì vậy, nhằm giảm sự biến động bất thường của giá vàng cần phải ổn định tỷ giá. Có rất nhiều giải pháp để quản lý thị trường ngoại hối, tỷ giá trong đó tác giả đề xuất một số giải pháp quan trọng sau:
Cần có các giải pháp cụ thể để thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn, nhất là FDI, ODA, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam... nhằm góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá. Ngồi ra, cần kiểm sốt nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, cần kiểm soát nhằm giảm áp lực lên nhu cầu ngoại tệ từ đó giảm áp lực lên tỷ giá.
Ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia là điều cần thiết, giảm tình trạng găm dữ ngoại tệ trong dân và các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế từ đó ổn định được tỷ giá trước các cú sốc từ bên ngoài.
NHNN và các cơ quan chức năng cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu cơ. Đồng thời, tùy từng thời điểm NHNN bơm thanh khoản USD cho thị trường liên ngân hàng khi cần thiết, linh hoạt nhằm giảm áp lực tăng tỷ giá.
3.2.2 Kiểm soát lạm phát
Tâm lý lo sợ đồng tiền mất giá, thiếu lòng tin vào đồng tiền VND khiến nhu cầu vàng tăng mạnh trong khi nguồn cung có hạn, đã khiến thị trường chứng kiến các hiện tượng giá vàng tăng mạnh như trong thời gian qua. Vì vậy, các nhà điều hành kinh tế phải hướng đến mục tiêu làm cho người dân tin tưởng vào giá trị đồng nội tệ, từ đó giá vàng sẽ khơng tăng đột biến.
Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp
63
lực về cầu, kiềm chế lạm phát. Nhà nước cần tiết giảm đầu tư cơng và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các cơng trình đầu tư kém hiệu quả.
Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống người dân, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Giải pháp đặt ra là các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón cần phải bảo đảm nguồn hàng, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng nhằm kiềm giữ giá cả.
Các cơ quan nhà nước cần tăng cường cơng tác quản lý thị trường, kiểm sốt việc chấp hành pháp luật về giá. Kiên quyết khơng để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, ngăn chặn tình trạng bn lậu qua biên giới, đặc biệt là bn lậu xăng dầu, khống sản.
3.2.3 Các giải pháp khác
Mặc dù các chính sách quản lý của Chính phủ và NHNN đã đạt được các kết quả khả quan tuy nhiên trong thực tế điều hành vẫn còn một số tồn tại mà khuôn khổ pháp lý mới chưa thể giải quyết được hết. Hiện tượng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn ở mức cao, hoạt động kinh doanh vàng tài khoản chui, hoạt động đầu cơ vẫn cịn tồn tại. Vì vậy, cơng tác quản lý thị trường vàng cần thiết phải được rà soát, bổ sung, chỉnh sửa thường xuyên đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển của thực tiễn.
Theo chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của NHNN, định hướng chung là cần phát huy những kết quả đạt được trong quản lý và ổn định thị trường vàng, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành đẩy mạnh việc triển khai đầy đủ, có hiệu quả các nội dung của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. Đảm bảo việc quản lý thống nhất, đồng
64
bộ, chặt chẽ thị trường vàng miếng, thị trường vàng trang sức, thị trường vàng nguyên liệu theo hướng ngăn chặn đẩy lùi tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, ngày càng thu hẹp thị trường vàng miếng, tạo điều kiện mở rộng thị trường vàng trang sức một cách lành mạnh, phục vụ cho nhu cầu trong nước và sản xuất.
Vàng giữ vai trò quan trọng trong dự trữ ngoại hối của quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển thì lượng vàng dự trữ có xu hướng tăng theo sự tăng lên của tổng dự trữ ngoại hối. Vì vậy, NHNN cần tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại hối để có nguồn lực sẵn sàng can thiệp khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới và khi thị trường xuất hiện những cơn sốt giá. Khi cầu vàng trong nước giảm mạnh, người dân đổ xô bán vàng miếng thông qua kênh các TCTD và doanh nghiệp được phép thì NHNN thu mua để làm tăng dự trữ vàng quốc gia.
Thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới cũng là nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn chặn tình trạng giới đầu cơ làm giá, gây nhũng nhiễu thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Các giải pháp cần thiết để thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới như dưới đây.
Thực hiện nghiêm túc và quyết liệt Nghị định 24/2012/NÐ-CP. Việc nhập khẩu vàng của NHNN được miễn thuế nhập khẩu nên giá vàng miếng trong nước nhờ đó khơng phải gánh thêm chi phí này như trước đây. Mặt khác, NHNN thực hiện việc sản xuất vàng khơng vì mục tiêu lợi nhuận, do đó giá thành cũng sẽ thấp hơn.
Cần tận dụng tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp và TCTD trong việc sản xuất vàng miếng để tối thiểu hóa chi phí sản xuất do tận dụng được hệ thống dây chuyền máy móc sản xuất sẵn có. Vì vậy, NHNN nên có văn bản quy định rõ về các điều kiện mà doanh nghiệp cần có để có thể được gia cơng vàng miếng cho NHNN, mở rộng đối tượng gia cơng vàng miếng, giảm chi phí gia cơng.
Nhà nước có thể xem xét dùng cơng cụ thuế như đánh thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động mua bán vàng miếng trong nước. Điều này
65
nhằm điều tiết sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới theo hướng làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hạn chế đầu cơ vàng.
Đối với người dân, nhà đầu tư cần bình tĩnh, tránh chạy theo đám đơng, lao vào mua ngay cả khi giá vàng trong nước còn cao hơn nhiều so với giá thế giới, dễ bị thiệt thòi lớn như đã từng xảy ra trong các cơn sốt trước. Người dân cần thường xuyên theo dõi diễn biến của nền kinh tế thế giới và trong nước, nắm bắt các thơng tin về chính sách của nhà nước, các dự báo về giá vàng để đưa ra quyết định đầu tư thích hợp cho mình.
Cuối cùng, yếu tố cốt lõi là nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục, định hướng về các chính sách quản lý vàng trong ngắn và dài hạn. Khi đó người dân sẽ nhận thức được vấn đề, nắm bắt được chính sách quản lý của NHNN, từ đó đạt được sự đồng thuận, tăng tính thuyết phục và hiệu quả cao.