Nguồn: Davis (1989)
Theo đó, các nhân tố trong mơ hình TAM đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
1.3.1.1 Hữu ích – PU (Perceived Usefulness):
- Khái niệm: “Là mức độ mà một ngƣời tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ”.
- Yếu tố cấu thành biến Hữu ích
Thái độ về sử dụng (Attitude toward use) Ý định sử dụng (Behavioral intention to use Sử dung thực tế (Actual use) Hữu ích (Perceived Usefulness) Biến ngoại vi (External Variables) Dễ sử dụng (Perceived Ease of Use)
Giao tiếp (Communication): Tầm quan trọng của sự giao tiếp trong việc vận hành một hệ thống thông tin đã đƣợc các nhà nghiên cứu trƣớc đây thừa nhận. Thật vậy, nếu thiếu thơng tin thì khơng thể liên kết các chủ thể hoạt động lại với nhau. Nếu có thơng tin thì mọi ngƣời đang hoạt động tại nhiều bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức mới hiểu nhau và hành động hƣớng đến mục tiêu chung
Chất lƣợng hệ thống (System quality): Không ngừng nâng cao chất lƣợng hệ thống sẽ giúp việc khai thác hệ thống thông tin đạt hiệu quả hơn.
Chất lƣợng thông tin (Information quality): Đó chính là chất lƣợng đầu ra của hệ thống thông tin: tin cậy, đầy đủ, kịp thời.
Chất lƣợng dịch vụ (Service quality): Có bảo hiểm, tin cậy, có tính phản hồi.
Sự phù hợp giữa công nghệ và công việc (Task – technology fit): Nhằm đem đến cho ngƣời dùng sự tiện lợi nhất trong việc sử dụng hệ thống thông tin.
- Hữu ích giải thích nhận thức của ngƣời sử dụng về mức độ mà công nghệ sẽ cải thiện hiệu suất làm việc của ngƣời sử dụng. Điều này có nghĩa là khi ngƣời sử dụng có sự nhận thức về cơng nghệ sẽ hữu ích nhƣ thế nào khi thực hiện cơng việc, nhiệm vụ của mình. Điều này bao gồm giảm thời gian làm việc, hiệu quả hơn và chính xác hơn. (Davis et al, 1989)
1.3.1.2 Dễ sử dụng – PEOU ( Perceived of ease of use)
- Khái niệm: “Là mức độ mà một ngƣời tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực”.
- Ngƣời sử dụng tin rằng một ứng dụng đƣợc đƣa ra là hữu ích, nhƣng có thể ngay lúc đó, họ lại cho rằng cơng nghệ thì q khó để sử dụng và lợi ích khơng bằng nỗ lực phải bỏ ra để sử dụng cơng nghệ đó. Dễ sử dụng đƣợc dùng để giải thích sự nhận thức của ngƣời sử dụng về nỗ lực cần phải bỏ ra để sử dụng hệ thống công nghệ hoặc mức độ mà ngƣời sử dụng tin tƣởng sử dụng một công nghệ cụ thể sẽ không cần sự nỗ lực. (Davis et al, 1989)
1.3.1.3 Thái độ (Attitude towards usage):
- Khái niệm: “Là cảm giác tích cực hay tiêu cực (có tính ƣớc lƣợng) về việc thực hiện hành vi mục tiêu”
- Cũng tƣơng tự nhƣ trong mơ hình TRA (Ajzen and Fishbein, 1980) và mơ hình TPB (Ajzen, 1991), khái niệm Thái độ trong mơ hình TAM đề cập đến sự đánh giá có tính cảm xúc của con ngƣời về chi phí và lợi ích của việc sử dụng cơng nghệ mới (Davis et al, 1989). Trong mơ hình TAM (Davis et al. ,1989) mặc nhiên thừa nhận rằng Thái độ sẽ dự đoán xu hƣớng sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và mặc khác nó làm trung gian ảnh hƣởng của các niềm tin quan trọng là Hữu ích và Dễ sử dụng.
1.3.1.4 Ý định sử dụng (Behavioral Intention to use):
- Khái niệm: Ý định sử dụng đƣợc coi là đại diện hợp lý cho hành vi sử dụng thật sự (Chau and Hu, 2002). Ý định sử dụng đƣợc coi nhƣ là yếu tố quyết định của hành vi (Ajzen and Fishbein, 1980).
- Sử dụng Ý định sử dụng nhƣ là một biến phụ thuộc, thay vì dùng biến Sử dụng thực tế, thì đặc biệt có ích để nghiên cứu hệ thống công nghệ ở giai đoạn ban đầu (Davis et al., 1989; Taylor and Todd, 1995; Venkatesh et al., 2003).
1.3.1.5 Sử dụng thực tế (Actual use)
- Sử dụng thực tế: đƣợc dùng để đo lƣờng hành vi sử dụng của ngƣời sử dụng trong thực tế. Khái niệm này thƣờng đƣợc đo bằng số lần hoặc số lƣợng hệ thống công nghệ (Davis et al., 1989).
1.3.2 Mở rộng mơ hình TAM
Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM (Davis, 1989; Adams, 1992) đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về hành vi sử dụng thiết bị, công nghệ. Tùy từng diều kiện thị trƣờng nghiên cứu cụ thể mà mơ hình TAM đƣợc bổ sung thêm các nhân tố phù hợp.
Trƣờng hợp để đánh giá sự chấp nhận công nghệ nếu cơng nghệ đó ở giai đoạn đầu, mới xuất hiện, chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi thì nghiên cứu thƣờng lựa chọn mơ hình TAM trên cơ sở chỉ chọn nhân tố Ý định thay vì nhân tố Hành vi sử dụng thực tế để đánh giá sự chấp nhân công nghệ (Lu et al., 2003; Liao et al., 2007).
Ở TP. HCM, tuy hình thức thanh tốn thẻ tín dụng đã xuất hiện từ khá lâu nhƣng tính phổ biến chƣa cao, có thể đƣợc coi là cơng nghệ mới nên nhân tố Ý định sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ chấp nhận công nghệ và nhân tố hành vi sử dụng thực tế sẽ khơng đƣợc đƣa vào mơ hình nghiên cứu. Do đó, các nhân tố chính: Hữu ích, dễ sử dụng, Thái độ, Ý định của mơ hình TAM sẽ đƣợc giữ lại đƣa vào mơ hình nghiên cứu. Ngồi ra, hai nhân tố: Sự tin cậy và Sự thuận tiện cũng đƣợc đƣa vào mơ hình để mở rộng và phù hợp với nghiên cứu tại TP HCM.
1.3.2.1 Khái niệm Sự tin cậy (reliability)
- Sự tin cậy: nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên. Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong việc tôn trọng các cam kết cũng nhƣ giữ lời hứa với khách hàng (Parasuman & ctg, 1988). Trong lĩnh vực ngân hàng, tiêu chí này thƣờng đƣợc đo lƣờng bởi các thang đo sau đây:
Ngân hàng thực hiện dịch vụ đúng ngay lần đầu.
Ngân hàng cung cấp dịch vụ tại thời điểm mà họ đã hứa. Ngân hàng thực hiện các giao dịch chính xác, khơng có sai sót. Nhân viên ngân hàng ln sẵn sàng phục vụ khách hàng.
1.3.2.2 Khái niệm Sự thuận tiện (Convenience):
- Sự thuận tiện: đƣợc coi là dễ dàng mua sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm, tìm kiếm thông tin về sản phẩm và các nhân tố khác.
- Theo mơ hình 4P và 4C trong marketing (đây là chiến lƣợc tiếp thị hỗn hợp, thƣờng đƣợc gọi tắt là 4P: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối), Promotion (khuyến mãi, truyền thông) và 4C: Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng), Customer Cost (chi phí của khách hàng), Convenience (thuận tiện), Communication (giao tiếp). Theo mơ hình này, Sự thuận tiện đƣợc gắn với chữ P - Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
1.3.3 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nhằm phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng
Qua phân tích ở trên, trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thái độ sử dụng thẻ tín dụng, các nhân tố quan trọng trong mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM bao gồm Hữu ích, Dễ sử dụng, Thái độ, Ý định sử dụng sẽ đƣợc giữ lại và bổ sung thêm hai nhân tố mới vào mơ hình là Sự tin cậy và Sự thuận tiện. Hình 1.3 thể hiện mơ hình nghiên cứu đƣợc đề xuất.