Đánh giá chấtlượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạingân hàng nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng tàu (Trang 47)

và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu:

2.2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu:

Nghiên cứu này được thực hiện thơng qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện thơng qua các bước sau: Hình 2.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

2.2.2 Thời gian nghiên cứu:

Bảng 2.2: Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phương thức nghiên cứu Số lượng mẫu Thời gian

Sơ bộ Định tính Hỏi ý kiến của chuyên gia và phỏng vấn thử khách hàng

10 Từ tháng 02/2013 Chính

thức

Định lượng Phỏng vấn trực tiếp qua đường email và thư bằng bản câu hỏi

160 Từ tháng 03/2013 -08/2013

2.2.3 Mơ hình nghiên cứu ban đầu

2.2.3.1 Thang đo chất lượng dịch vụ ngân hàng

Dựa trên 5 thành phần cơ bản để đánh giá chất lượng dịch vụ của mơ hình Servqual khi áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng. 5 thành phần này được diễn giải

Mục tiêu nghiên

cứu Cơ sở lý thuyết

Thang đo ban đầu

Nghiên cứu sơ bộ: -Ý kiến chuyên gia -Phỏng vấn thử

Thang đo chính thức Nghiên cứu chính thức

(nghiên cứu định lượng)

- Phân tích dữ liệu - Đánh giá thang đo - Ước lượng và kiểm định phương trình hồi quy

điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động ngân hàng tại chi nhánh, bao gồm 23 biến quan sát, cụ thể như sau:

+ Sự tin cậy

Sự tin cậy là yếu tố quan trọng trong việc làm cho khách hàng tin tưởng ngân hàng, để đạt được sự tin tưởng thì ngân hàng cần phải cung ứng dịch vụ đảm bảo và uy tín. Điều này địi hỏi sự nhất qn trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng các cam kết cũng như giữ lời hứa với khách hàng. Những tiêu chí này thường được ngân hàng thể hiện thông qua các yếu tố sau:

Ngân hàng thực hiện đúng như những gì đã hứa

Ngân hàng thực hiện dịch vụ đúng như cam kết với khách hàng Ngân hàng thực hiện giao dịch chính xác ngay từ lần đầu Ngân hàng gửi sao kê, báo cáo chính xác đúng thời gian Ngân hàng có danh tiếngtrên thị trường

+ Đáp ứng

Đây là tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý hiệu quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Nói cách khác, đáp ứng là sự phản hồi từ phía nhà cung cấp dịch vụ đối với những gì mà khách hàng mong muốn, cụ thể như:

Nhân viên ngân hàng cho biết rõ khi nào dịch vụ được thực hiện Nhân viên ngân hàng cung cấp đúng các dịch vụ mà khách hàng cần Nhân viên ngân hàng phúc đáp tích cực các yêu cầu của khách hàng Nhân viên ngân hàng luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng

+ Năng lực phục vụ

Đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách hàng được cảm nhận thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó, khách hàng cảm thấy yên tâm mỗi khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng:

Nhân viên ngân hàng càng ngày càng tạo sự tin tưởng với khách hàng Khách hàng cảm thấy an toàn khi giao dịch với ngân hàng

Nhân viên ngân hàng luôn nhã nhặn khi tiếp xúc với khách hàng Nhân viên ngân hàng có trình độ, nghiệp vụ cao

Nhân viên ngân hàng xử lý giao dịch nhanh, chuyên nghiệp + Sự đồng cảm

Sự đồng cảm chính là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng, đồng cảm với khách hàng trong mọi công việc. Sự đồng cảm được thể hiện thông qua các yếu tố sau:

Nhân viên ngân hàng hiểu rõ từng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng Giờ giao dịch của ngân hàng thuận tiện cho khách hàng

Ngân hàng thường xun có chương trình tri ân khách hàng Ngân hàng luôn quan tâm đến khách hàng

Nhân viên ngân hàng thấu hiểu sự khó khăn của khách hàng + Sự hữu hình

Sự hữu hình chính là hình ảnh của ngân hàng mà khách hàng có thể nhận biết qua các giác quan như: cơ sở vật chất, hình ảnh của nhân viên ngân hàng…và khách hàng có thể phân biệt được với ngân hàng khác.

Ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng khắp Ngân hàng có trang thiết bị và máy móc hiện đại Nhân viên ngân hàng ăn mặc đẹp dễ nhận biết

Ngân hàng sắp xếp các quầy giao dịch, các bảng biểu và kệ tài liệu rất khoa học và thuận tiện cho khách hàng.

2.2.3.2 Thang đo thành phần cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ

Q khách hồn tồn hài lịng với chất lượng dịch vụ ngân hàng Quý khách sẽ giới thiệu dịch vụ ngân hàng cho những người khác

2.2.3.3 Mơ hình nghiên cứu

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu

Các giả thuyết:

H1: Giữa thành phần độ tin cậy và chất lượng dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với nhau

H2: Giữa thành phần đáp ứng và chất lượng dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với nhau

H3: Giữa độ thành phần năng lực phục vụ và chất lượng dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với nhau

H4: Giữa thành phần đồng cảm và chất lượng dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với nhau

H5: Giữa thành phần phương tiện hữu hình và chất lượng dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với nhau

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.2.4.1 Nghiên cứu sơ bộ 2.2.4.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ bằng việc lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng tại chi nhánh và phỏng vấn thử 10 khách hàng nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu.Sau khi thảo luận và thống nhất ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng về các thang đo chất lượng dịch

C HẤ T L Ư ỢN G DỊ C H V Ụ ĐỘ TIN CẬY ĐÁP ỨNG NĂNG LỰC PHỤC VỤ ĐỒNG CẢM

PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH

vụ, tác giả đã đem bảng khảo sát này phỏng vấn thử 10 khách hàng để xem phản ứng của họ với bảng khảo sát này. Sau đó tác giả đã tiến hành thiết kế bảng câu hỏi chính thức.

- Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm 4 phần nội dung chính như sau: Phần 1: Một số thơng tin chung

Phần 2: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh

Phần 3: Ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Phần 4: Phân loại đối tượng được phỏng vấn

2.2.4.2 Nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại các thang đo trong mơ hình nghiên cứu thơng qua bảng câu hỏi khảo sát, kiểm định lại mơ hình lý thuyết và các giả thuyết trong mơ hình.

+Mẫu nghiên cứu:

Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp này là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó người nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa người nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khơng xác định được sai số do lấy mẫu. Đối tượng lấy mẫu nghiên cứu là các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại và internet.

+ Quy trình khảo sát:

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi Bước 2: Xác định kích thước mẫu

Theo nghiên cứu của Bentler và Chou (1987) đã chỉ ra rằng trong nghiên cứu khám phá (EFA) và nhân tố khẳng định (CFA) thì số lượng mẫu được xác định bằng

số biến nghiên cứu nhân với 5 hoặc 10 thì đủ độ tin cậy. Trong nghiên cứu này, tác giả có 23 biến quan sát, do đó quy mơ số lượng mẫu cần thiết là từ 115 biến trở lên là đủ để phân tích nhân tố. Vì vậy để đảm bảo đủ độ tin cậy tác giả chọn số lượng mẫu là n=160.

Một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert. Thang đo được sử dụng bao gồm 5 cấp độ từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Vì vậy, bảng câu hỏi đã được thiết kế từ 1 là “Hồn tồn khơng đồng ý ” đến 5 là “Hoàn toàn đồng ý”.

Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng

Số lượng phiếu phát ra cho khách hàng là 200 phiếu tại quầy giao dịch và đường bưu điện. Danh sách khách hàng được chọn lựa ngẫu nhiên trong số lượng khách hàng tại chi nhánh.

Bước 4: Thu thập phản hồi từ khách hàng

Có 180 phiếu điều tra được thu nhận lại, sau khi lọc và loại bỏ 20 phiếu khơng hợp lệ cịn lại 160 phiếu điều tra được đưa vào xử lý dữ liệu.

Bước 5: Xử lý dữ liệu bằng công cụ SPSS 16.0

Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Một số phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu như sau:

Thống kê mô tả: Tập dữ liệu sau khi được mã hóa và hiệu chỉnh sẽ được đưa vào mơ tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, thời gian sử dụng dịch vụ và các dịch vụ sử dụng tại Agribank Vũng Tàu.

Phân tích hệ số Cronbach alpha: Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha.

Phân tích nhân tố khám phá EFA:Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề

nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Phân tích hồi quy tuyến tính: Theo giả thiết của nghiên cứu là có mối quan hệ giữa khái niệm các thành phần với chất lượng dịch vụ. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này là có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều giữa các thành phần đó với chất lượng dịch vụ của ngân hàng? Mức độ quan hệ như thế nào? Như vậy mơ hình tuyến tính bội được sử dụng để phân tích và giải thích vấn đề.

2.2.5 Báo cáo kết quả nghiên cứu: 2.2.5.1 Phân tích mơ tả: 2.2.5.1 Phân tích mơ tả:

+ Thơng tin khái qt về các đáp viên

Về giới tính giữa các đáp viên khơng có nhiều sự chênh lệch, cụ thể: nam chiếm 45% và nữ chiếm 55%.

Về độ tuổi giữa các đáp viên có sự chênh lệch lớn, các đáp viên hầu hết là những người trong độ tuổi làm việc trẻ. Từ 18-25 tuổi chiếm 38.1%, từ 26-45 tuổi chiếm 43.1%, từ 46-60 tuổi chiếm 18.1%, dưới 18 tuổi chỉ có 0.6%.

Về trình độ học vấn PTTH chiếm 1.9%, cao đẳng/trung cấp 23.8%, đại học 52.5%, trên đại học 21.2% và khác chiếm 0.6%.

Về thu nhập hàng tháng mức thu nhập của các đáp viên chủ yếu là từ 5tr-9tr chiếm 52.5%, dưới 5tr chiếm 13.1%, từ 9-15tr chiếm 26.9%, trên 15tr chiếm 7.5%.

Về nghề nghiệp Nghề nghiệp các đáp viên là cán bộ CNV chiếm 54.4%, kinh doanh chiếm 24.4%, nghề nghiệp tự do chiếm 13.1%, nghỉ hưu/nội trợ/đi học chiếm 8.1%

Bảng 2.3: Thông tin khái quát về các đáp viên Tiêu chí khách hàng Tần Tiêu chí khách hàng Tần suất Tỷ lệ % cộng dồn Tỷ lệ % Giới tính Nam 72 45.0 45.0 Nữ 88 55.0 100.0 Tổng cộng 160 100.0 Độ tuổi Dưới 18 tuổi 1 .6 .6 Từ 18-25 tuổi 61 38.1 38.8 Từ 26-45 tuổi 69 43.1 81.9 Từ 46-60 tuổi 29 18.1 100.0 Tổng 160 100.0 Trình độ học vấn PTTH 3 1.9 1.9 Cao đẳng/Trung cấp 38 23.8 25.6 Đại học 84 52.5 78.1 Trên đại học 34 21.2 99.4 Khác: 1 .6 100.0 Tổng 160 100.0 Thu nhập hàng tháng Dưới 5trđ 21 13.1 13.1 Từ 5-9 trđ 84 52.5 65.6 Từ 9-15 trđ 43 26.9 92.5 Trên 15 trđ 12 7.5 100.0 Tổng 160 100.0 Nghề nghiệp hiện tại Cán bộ CNV 87 54.4 54.4 Kinh doanh 39 24.4 78.8 Nghề nghiệp tự do 21 13.1 91.9 Nghỉ hưu/Nội trợ/Đi học 13 8.1 100.0 Tổng 160 100.0

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ chương trình SPSS 16.0

+ Thời gian sử dụng dịch vụ

Bảng 2.4: Thống kê mô tả thời gian sử dụng dịch vụ tại Agribank Vũng Tàu

Thời gian sử dụng dịch vụ tại Agribank Vũng Tàu

Tiêu chí Số lượng Phần trăm Phần trăm cộng dồn Dưới 1 năm 32 20.0 20.0 Từ 1năm - dưới 2 năm 56 35.0 55.0 Từ 2 năm – dưới 3 năm 48 30.0 85.0 Trên 3 năm 24 15.0 100.0

Tổng cộng 160 100.0

Về thời gian sử dụng dịch vụ tại Agribank Vũng Tàu là hầu hết các cá nhân có thời gian sử dụng dịch vụ từ 1 năm đến dưới 2 năm chiếm 35% tỷ lệ số người được khảo sát. Ngoài ra số lượng khách hàng lâu năm của chi nhánh (từ 2 năm trở lên) cũng chiếm phần lớn, chứng tỏ chi nhánh đã rất thành công trong việc giữ chân các khách hàng truyền thống.

+ Thống kê số lượng dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng tại chi nhánh Bảng 2.5: Thống kê mô tảdịch vụ mà khách hàng đang sử dụng tại chi nhánh

STT Dịch vụ hiện đang sử dụng tại Agribank Vũng Tàu Số lượng Tỷ lệ % 1 Dịch vụ thẻ (ATM, Tín dụng ) 95 16.8% 2 Tiết kiệm 86 15.2%

3 Chuyển tiền ( trong nước/ nước ngoài/ kiều

hối) 115 20.4%

4 Các giao dịch tiền mặt 84 14.9%

5 Vay vốn 58 10.3%

6 Mua bán ngoại tệ 38 6.7% 7 Dịch vụ ngân hàng hiện đại 89 15.8%

Tổng cộng 565 100.0%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ chương trình SPSS 16.0

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy sản phẩm được khách hàng sử dụng nhiều nhất tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu là dịch vụ chuyển tiền, với nền tảng gồm trên 2.200 chi nhánh khắp cả nước do đó tạo sự tin cậy và thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này tại Agribank. Do chiến lược và sự phân bổ nhiệm vụ của TW cho từng chi nhánh nên sản phẩm vay vốn tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, số lượng khách hàng cịn ít. Hoạt động mua bán ngoại tệ tại chi nhánh cũng còn hạn chế do sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. + Thống kê số dịch vụ khách hàng sử dụng tại ngân hàng khác

Bảng 2.6: Thống kê mô tả vềsử dụng dịch vụ tại ngân hàng khác

Có sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác không

Tiêu chi Số lượng Phần trăm giá trị Phần trăm cộng dồn

Có 123 76.9 76.9

Không 37 23.1 100.0

Tổng cộng 160 100.0

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác ngoài Agribank là 123 người chiếm 76,9%, số người không sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác là 37 người chiếm 23,1%. Điều này cho thấy việc cạnh tranh giữa các ngân hàng và việc khách hàng linh động trong công việc rất lớn.

+Thống kê 1 số sản phẩm dịch vụ mà khách hàng hiện đang sử dụng tại 1 số ngân hàng khác:

Bảng 2.7: Thống kê mô tả dịch vụ tại ngân hàng khác mà khách hàng đang sử dụng

STT Các dịch vụ tại ngân hàng khác Số lượng

Tỷ lệ %

1 Dịch vụ thẻ (ATM, Tín dụng ) tại VCB 30 12.7% 2 Dịch vụ thẻ (ATM, Tín dụng ) tại SACOMBANK 8 3.4% 3 Dịch vụ thẻ (ATM, Tín dụng ) tại DONGABANK 20 8.4% 4 Tiết kiệm tại VCB 18 7.6% 5 Tiết kiệm tại SACOMBANK 15 6.3% 6 Tiết kiệm tại ACB 21 8.9%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng tàu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)