6. Kết cấu đề tài
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Chi nhánh
2.2.2 Các yếu tố vi mô trong ngành
2.2.2.1 Khách hàng.
Ngày nay khách hàng trở nên thông minh hơn, yêu cầu cao hơn đối với dịch vụ ngân hàng thể hiện qua nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng, tiện tích mà các dịch vụ ngân hàng đem lại. Quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng trở nên bình đẳng hơn. Bên cạnh đó sự khác biệt hóa về sản phẩm giữa Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần với các ngân hàng khác là khơng lớn, thậm chí là kém đa dạng, kém tiện ích hơn, thơng tin mà khách hàng có được nhờ vào phương tiện truyền thơng, internet, mạng xã hội tạo nên quyền năng tương đối cho khách hàng vì lẽ đó mà lịng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng giảm, khách hàng dễ thay đổi trong việc lựa chọn ngân hàng phục vụ. Điều này yêu cầu Chi nhánh không ngừng thường xuyên đào tạo nhân viên để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao và thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng để giữ chân họ.
Khách hàng của Chi nhánh là các doanh nghiệp quy mô lớn; doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư trong nước; đầu tư trực tiếp từ nước ngồi đóng trụ sở tại tỉnh Bình Dương và các cá nhân cư trú tại Bình Dương. Hiện tại số lượng khách hàng đang giao dịch với Chi nhánh tính đến cuối năm 2014 là 151.966 khách hàng trong đó số lượng khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ thấp là 1,4% tương đương 2.127 khách hàng. Trong khi đó một doanh nghiệp khi giao dịch sẽ sử dụng nhiều dịch vụ kèm theo vì vậy Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp để thu hút thêm lượng khách hàng doanh nghiệp. Tỉnh Bình Dương có tới 28 khu cơng nghiệp thu hút rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư, mật độ khu công nghiệp cao cho nên số lượng cán bộ, công nhân, nhân viên tại các khu vực này rất lớn. Đây là đội ngũ khách hàng tiềm năng của Chi nhánh.
2.2.2.2 Những người cung ứng.
Khái niệm nhà cung cấp trong ngành Ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là các nhà cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị, nguồn nhân lực, khách hàng tiền gửi…
in, giấy in, mực in, các poster quảng cáo, bảng hiệu, vật liệu văn phòng phẩm... là những sản phẩm phổ biến trên thị trường, có rất nhiều nhà cung cấp với giá cả cạnh tranh và chất lượng dịch vụ ngang nhau nên Chi nhánh khơng chịu áp lực phía nhà cung cấp này.
Trong điều kiện hiện nay, tình trạng dư thừa lực lượng lao động ngày càng gia tăng nên nguồn lao động hiện nay khá dồi dào. Tuy nhiên để tuyển dụng và giữ chân những nhân viên giỏi thì phải có những đãi ngộ về phúc lợi hợp lý.
Ngoài ra vốn là nguồn quan trọng cho hoạt động của ngân hàng và càng quan trọng hơn khi đặc điểm kinh doanh của ngân hàng có nguồn vốn chủ yếu là vốn huy động, cho thấy tầm quan trọng của những nhà cung ứng vốn. Trong điều kiện cạnh tranh lãi suất như hiện nay các NHTM thường xuyên gây áp lực cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu hút khách hàng tiền gửi. Vì vậy Chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng phục vụ, phát huy tối đa uy tín, thương hiệu mới thu hút và giữ chân khách hàng được.
2.2.2.3 Các đối thủ cạnh tranh.
Cạnh tranh của các ngân hàng hiện hữu:
Bên cạnh 54 Chi nhánh, 10 Quỹ tín dụng và 144 Phịng giao dịch hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Dương, 2015) cho thấy đây là một thị trường cạnh tranh rất lớn đối với Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần. Những yếu tố cạnh tranh cần chú ý của đối thủ cạnh tranh: mạng lưới rộng, trụ sở giao dịch thuận lợi, chính sách chăm sóc khách hàng tốt, uy tín thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, chính sách marketing, nguồn nhân lực…
Sau đây, tác giả thống kê một số chỉ tiêu để so sánh mức độ cạnh tranh giữa Chi nhánh và các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, được thể hiện ở Bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Thống kê một số chỉ tiêu của Chi nhánh và các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tại thời điểm 31/12/2014.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Dương, 2015.
Qua số liệu ở Bảng 2.2 cho thấy các chi nhánh đang dẫn đầu trên địa bàn có mạng lưới hoạt động lớn đặc biệt là Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương; về quy mơ tổng nguồn vốn huy động thì có Agribank Bình Dương, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Bình Dương, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) Chi nhánh Bình Dương, và các ngân hàng này đều có hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn Chi nhánh thể hiện ở tổng dư nợ cho vay lớn hơn 70% trong khi Chi nhánh chỉ có 51%. Việc sử dụng vốn hiệu quả giúp cho lợi nhuận tăng cao theo quy mơ. Ngồi ra cịn có VCB Sóng Thần và NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh KCN Bình Dương tuy nguồn vốn huy động thấp hơn nhiều so với Chi nhánh nhưng có mức dư nợ xấp xỉ.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Trên thế giới, các ngân hàng đang đi sâu vào phát triển lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao, cung ứng tối đa tiện ích cho khách hàng; mở rộng thị trường sang các nước khác thông qua việc mở chi nhánh và sáp nhập với ngân hàng ở nước sở tại. Ngồi ra tiến trình tái cấu trúc ngành ngân hàng đang được đẩy mạnh, đã có nhiều thương vụ hợp nhất, sáp nhập làm cho số lượng NHTM nội địa rút xuống, làm giảm bớt đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng một khi đã sáp nhập sẽ tạo nên một ngân hàng mới đầy tiềm năng với mạng lưới rộng hơn, quy mơ lớn hơn, những chính sách cơ chế mới để thu hút nguồn nhân lực cũng như những khách hàng có tính dao động và đây chính là đối thủ tiềm ẩn của Chi nhánh.
Tên ngân hàng Chỉ tiêu so sánh
Số lượng PGD, Chi nhánh trực thuộc 7 12 3 5 2 5 Số máy ATM 33 49 12 37 12 12 Tổng nguồn huy động (tỷ đồng) 7,739 14,152 9,381 8,811 2,921 1,712 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 3,954 10,308 7,656 6,841 3,080 3,202 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 205 451 371 278 139 132
Tỷ lệ nợ xấu 0.78% 1.30% 0.35% 0.89% 1.90% 0.79% Chi nhánh Agribank Bình Dương Vietinbank KCN Bình Dương VCB Bình Dương VCB Sóng Thần BIDV Bình Dương
2.2.2.4 Các sản phẩm thay thế.
Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngân hàng do bị chia sẻ thị phần. Sự tác động của sản phẩm thay thế đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng như đối với các ngân hàng khác đã được phân tích ở Mục 1.3.2.4.
2.2.3 Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi.
2.2.3.1 Mơi trường kinh tế, chính trị.
Về chính trị: Tình hình chính trị xã hội của Việt Nam nói chung khá ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển.
Về kinh tế: Năm 2014 GDP Việt Nam tăng trưởng 5,98%; dự báo trong những năm tới tăng trưởng ở mức 6 – 7%. Trong bối cảnh kinh tế cả nước tăng trưởng chậm về tốc độ GDP, huy động vốn và tín dụng thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương các chỉ tiêu tăng trưởng trên khá tốt, vào cuối năm 2014 GDP tăng 13%; tổng nguồn vốn huy động tăng 15,2%; tổng dư nợ tăng 15,1% so với cùng kỳ (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, 2015). Đây là một tín hiệu tốt cho thấy tiềm năng cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Mơi trường lãi suất thấp, lãi suất cho vay hiện đã ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, đây là một yếu tố tích cực cho doanh nghiệp vay vốn mở rộng kinh doanh sản xuất, còn cá nhân vay mua sắm hàng hóa lâu bền, mua và đầu tư bất động sản, nhiều quy định có lợi cho thị trường bất động sản liên tục được ban hành trong thời gian qua, nên những năm tới hứa hẹn thị trường này sẽ thuận lợi khởi sắc.
Tính đến 31/12/2014, tổng vốn đầu tư phát triển tồn tỉnh ước đạt 25.554 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Đầu tư trong nước đã thu hút được 9.784 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, gồm 1.383 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn là 5.213 tỷ đồng và 182 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 4.571 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, tồn tỉnh có 18.967 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 141.878 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài đã thu hút vốn được 1.012 triệu đơ la Mỹ (trong đó, các khu công nghiệp thu hút chiếm 93%) gồm 102 dự án mới với tổng số vốn là 712 triệu đô la Mỹ và 66 dự án điều chỉnh vốn tăng thêm là 300
triệu đô la Mỹ. Lũy kế đến nay, tồn tỉnh có 2.490 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 21 tỷ 427 triệu đô la Mỹ (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, 2015). Những con số trên cũng là một tín hiệu cho thấy tiềm năng sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.2.3.2 Mơi trường pháp lý và chính sách của Nhà nước.
Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, chịu ảnh hưởng rất lớn từ những tác động của chính sách nhà nước và luật pháp.
Năm 2015 cũng là năm có nhiều bộ luật liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh được ban hành và có hiệu lực như Luật doanh nghiệp sửa đổi, Luật đầu tư sửa đổi, Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và một loạt các luật khác. Tất cả các bộ luật này tiếp cận theo hướng tích cực, hiện đại tạo ra mơi trường kinh doanh thơng thống. Ngồi ra thì để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro cho vay trong hệ thống ngân hàng, NHNN đã áp dụng các biện pháp phân loại nợ và trích lập dự phịng bằng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, hạn chế cấp ủy thác cấp dụng bằng Thông tư 30/2014/TT-NHNN ngày 06/11/2014, quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng bằng Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014. Theo đó nợ sẽ dễ bị chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn so với quy định cũ, phân loại nợ của khách hàng mà giao dịch ở nhiều ngân hàng sẽ được áp dụng thống nhất theo mức đánh giá chặt chẽ nhất do Trung tâm tổ chức thơng tin tín dụng (CIC) tổng hợp từ các ngân hàng. Do đó ngân hàng sẽ phải trích lập dự phịng nhiều hơn trước nếu cho vay những doanh nghiệp có các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó địi.
Chỉ thị số 02 của Thống đốc ban hành ngày 27/1/2015 về các giải pháp, lộ trình xử lý nợ xấu, nhằm thực hiện mục tiêu giảm được về mức dưới 3% đến cuối năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 3,8% sau khi áp dụng hàng loạt biện pháp tái cấu trúc nợ. Tuy nhiên áp lực xử lý nợ xấu vẫn cịn lớn. Chính vì vậy mà TSC cũng đang theo dõi sát sao tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh, kiểm sốt từng món nợ
không cho phép tỷ lệ này tăng lên vượt quá 1%, nhằm giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống. Vừa qua có nhiều vụ việc gồm nhiều nhân viên và cán bộ lãnh đạo của một số chi nhánh Agribank vi phạm pháp luật nên ảnh hưởng đến uy tín chung của cả hệ thống.
Trong việc quản lý và điều hành, NHNN đã thực thi nhiều biện pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế… Đó là cơ sở để tạo ra một mơi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng hơn giữa các NHTM trong giai đoạn tới.
Năm 2015, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm sốt lạm phát dưới 5%, đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,2%, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. Cụ thể, NHNN đã có kế hoạch giảm tiếp lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1-1,5 điểm %/năm. Định hướng tín dụng tăng khoảng 13 – 15% (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2015).
2.2.3.3 Mơi trường văn hóa xã hội.
Theo Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu đến cuối năm 2015 tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%7, và theo thống kê của NHNN thì hiện nay tỷ lệ này là 12% (năm 2010 là 14%). Điều này cho thấy thói quen dùng tiền mặt tại Việt Nam trong thời gian gần đây có xu hướng giảm dần, các dịch vụ và phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng như internet banking, mobile banking, ví điện tử…Tính đến cuối năm 2014 cả nước có 15.996 máy ATM (máy giao dịch tự động) và trên 175.827 máy POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ) được lắp đặt (Hiệp hội Thẻ, 2015). Tuy nhiên nhìn chung thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và các khu dân cư ở thành thị.
2.2.3.4 Môi trường dân số.
Theo Cục Thống kê Bình Dương (2015), dân số tỉnh Bình Dương tính đến
31/12/2014 có 1.873.558 người trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 48%, mật độ dân số khoảng 695 người/m2. Cơ cấu dân số của tỉnh Bình Dương có tới 75% dân số nằm trong độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tỉnh Bình Dương. Đặc điểm cơ cấu dân số và phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh không đồng đều, dân cư chủ yếu tập trung ở Thành phố Thủ Dầu Một và 4 Thị xã Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên và Bến Cát. Chi nhánh có mạng lưới tại 2 Thị xã tập trung dân cư đông đúc nhất là Thị xã Dĩ An và Thị xã Thuận An với mật độ dân số lần lượt là 6.465 và 5.417 người/m2, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
2.2.3.5 Mơi trường tự nhiên.
Bình Dương thuộc miền Đơng Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghệ năng động của cả nước. Bình Dương có khoảng 28 khu cơng nghiệp đang hoạt động với diện tích 9.073 ha và 8 cụm cơng nghiệp tổng diện tích 600 ha, hơn 18.967 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 141.878 tỷ đồng, 2.490 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với tổng vốn đăng ký hơn 21 tỷ 427 triệu đơ la Mỹ (Cục Thống kê Bình Dương, 2015). Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và các chính sách của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp vì vậy ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư cũng như sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp trong nước, điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong đó có Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần.
2.2.3.6 Mơi trường cơng nghệ.
Yếu tố công nghệ giúp phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng, vì vậy sự tác động của nó lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rất lớn, địi hỏi các ngân hàng khơng riêng gì Agribank phải luôn cải tiến công nghệ.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây rất tích cực đầu tư vào công nghệ: hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng cho phép thanh toán
tiền cho người nhận trong vài giây; hệ thống ATM cho phép phục vụ tự động 24/24;