Kiến nghị với Trụ sở chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần (Trang 97 - 99)

6. Kết cấu đề tài

3.2 Giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh

3.2.3.1 Kiến nghị với Trụ sở chính:

- Đầu tư phần mềm quản lý đồng bộ cho toàn hệ thống, từng bước ứng dụng hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin (Enterprise Resource Planning: ERP) giúp tổ chức quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp, giúp tổ chức tiết kiệm chi phí quản lý, giảm thời gian thơng tin mà kết quả

lại cao.

- Đầu tư xây dựng mơ hình thẻ điểm cân bằng cho cả hệ thống nhằm thực hiện các chức năng quan trọng là triển khai chiến lược, kiểm soát thực thi chiến lược và đánh giá hiệu quả hoạt động.

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO như ISO 20022 về tiêu chuẩn giao tiếp thương mại, ISO 15022 về các giao dịch thanh quyết toán nội bộ quốc gia hoặc quốc tế, ISO 8583 phục vụ cho các giao dịch thanh toán thẻ, ISO 27001 tiêu chuẩn về quản lý an tồn thơng tin.

- Kiến nghị với Ban phát triển sản phẩm dịch vụ tại Trụ sở chính thường xuyên thực hiện khảo sát nhu cầu thực tế ở các Chi nhánh từ đó có những đề xuất về các sản phẩm khả thi, tạo nên danh mục sản phẩm đa dạng, hiện đại có sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.

- Đề nghị TSC có cơ chế áp dụng phí điều hịa vốn đối với các đơn vị thừa vốn ở mức cao hơn nhằm khuyến khích các chi nhánh tích cực huy động vốn vì xét về góc độ tài chính thì các chi nhánh sử dụng vốn TSC có lợi thế hơn nhiều so với chi nhánh thừa vốn gửi TSC.

- Đặc thù Chi nhánh có 2 chi nhánh trực thuộc đặt tại địa bàn 2 Thị xã Thuận An và Dĩ An có tiềm năng khai thác nguồn vốn đầu vào khá tốt, tuy nhiên việc đầu tư vốn của 2 chi nhánh thường xuyên trong thế bị động do khách hàng vay chủ yếu là cá nhân tiêu dùng, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh doanh, tỷ lệ dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ trong cao hơn tỷ lệ được phép (60%). Do vậy, để thể hiện rõ vai trò là ngân hàng chủ đạo trên địa bàn Chi nhánh cần nguồn vốn trung hạn để phục vụ đầu tư phát triển tại địa phương và khai thác thêm khách hàng tiềm năng, TSC nên có chính sách điều chỉnh tỷ lệ dư nợ trung hạn trên tổng dư nợ cho Chi nhánh ở mức hợp lý để hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao.

- Với kết quả lợi nhuận mà Chi nhánh đạt được luôn vượt mức kế hoạch được giao, kiến nghị Trụ sở chính cho phép Chi nhánh được quyền linh động hơn trong việc điều chỉnh lãi suất đầu ra đầu vào, thực hiện các chương trình ưu đãi lãi suất hoặc các chương trình khuyến mãi lớn nhằm thu hút khách hàng, nâng cao thị phần

và tăng trưởng doanh thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)