Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần (Trang 99 - 125)

6. Kết cấu đề tài

3.2 Giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh

3.2.3.3 Kiến nghị với Nhà nước

- Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho các định chế tài chính hoạt động và phát triển. Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đặc thù của Việt Nam tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong và ngoài nước phát triển.

- Nhà nước cần qui định thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, việc qui định như vậy khơng chỉ có lợi trong việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp mà còn buộc các doanh nghiệp kinh doanh minh bạch nghiêm chỉnh có hiệu quả, đồng thời cịn cung cấp thơng tin để ngân hàng cho vay vốn một cách đúng đắn hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC để cập nhật khách hàng vay vốn. CIC phải thật sự là trung tâm cung cấp thơng tin đầy đủ nhất về tình hình tài chính và tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng để các tổ chức tín dụng có thơng tin cần thiết.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ những kết quả đánh giá và phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động trong giai đoạn 2010 – 2014 ở Chương 2, tác giả dựa vào định hướng phát triển và mục tiêu chiến lược mà Chi nhánh đã đặt ra đến năm 2019 để đề xuất các giải pháp để cải thiện các chỉ tiêu mà Chi nhánh còn yếu kém, chưa đạt mục tiêu đề ra đồng thời nhằm phát huy những chỉ tiêu mà Chi nhánh đạt được. Có 4 nhóm giải pháp chính cần thực hiện là: giải pháp tài chính, giải pháp về khách hàng, giải pháp về quy trình nội bộ, giải pháp về học hỏi và phát triển của Chi nhánh. Mặt khác, tác giả cũng xin đề xuất một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhằm có những giải pháp hỗ trợ cho Chi nhánh đạt được những mục tiêu của mình bởi hiệu quả hoạt động của một Chi nhánh không chỉ bị tác động bởi nội lực của nó mà cịn bởi các yếu tố ngoại lực.

KẾT LUẬN

Với kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 giới thiệu cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động và thẻ điểm cân bằng, Chương 2 tập trung phân tích kết quả hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần từ đó tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao của Chi nhánh và Chương 3 dựa trên kết quả phân tích ở Chương 2 đưa ra các giải pháp dựa trên 4 khía cạnh của thẻ điểm cân bằng và đánh giá tính khả thi của các giải pháp đó.

Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan, luận văn vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, đề tài chỉ nghiên cứu ứng dụng thẻ điểm câng bằng với 4 khía cạnh, nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội và những nhu cầu của xã hội, thẻ điểm cân bằng đã được các nhà khoa học phát triển lên thành 6 khía cạnh (thêm khía cạnh sự hài lịng của nhân viên và mơi trường/cộng đồng).

Thứ hai, đề tài chỉ nghiên cứu bốn phương diện ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Chi nhánh theo mơ hình thẻ điểm cân bằng (tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển). Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Chi nhánh như chính sách vĩ mơ của nhà nước, chính sách tiền tệ, đặc điểm của sản phẩm, quy mô của Chi nhánh…

Thứ ba, việc vận dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng như một hệ thống kỹ thuật đo lường để đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh nhưng chưa cụ thể ra trọng số, điểm trong kỹ thuật đo lường, đánh giá.

Với thời gian nghiên cứu ngắn, tác giá chỉ hi vọng đề tài này là một bức phác thảo về thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần hiện nay, góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

01. Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần, 2011. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010.

02. Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần, 2012. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011.

03. Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần, 2013. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012.

04. Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013.

05. Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần, 2015. Báo cáo tình hình nhân sự năm

2014. Bình Dương, tháng 01 năm 2015.

06. Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần, 2015. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014.

07. Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần, 2015. Định hướng kế hoạch kinh doanh 5 năm 2015 – 2019. Bình Dương, tháng 10 năm 2014.

08. Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng

an toàn, hiệu quả năm 2015.

09. Chu Huy Phương, 2013. Khái niệm, phân loại về hiệu quả kinh doanh. [online] <http://voer.edu.vn/m/khai-niem-phan-loai-ve-hieu-qua-kinh-

doanh/75c8583c>. [Ngày truy cập: 15/07/2015].

10. Công ty cổ phần chứng khoán MB, 2015. Báo cáo chi tiết về triển vọng

ngành ngân hàng năm 2015. [pdf]

<https://www.mbs.com.vn/uploads/files/TTNC/EquityResearch/baocaongan

h/Ngan-hang_Bao-cao-lan-dau_May-2015-_07062015.pdf>. [Ngày truy cập: 25/08/2015].

11. Cục Thống kê Bình Dương, 2015. Niên giám thống kê 2014. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thanh Niên.

12. David Parmenter, 2009. Các chỉ số đo lường hiệu suất. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Nguyễn Thị Kim Thương, 2009. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Đỗ Thị Lan Phương, 2014. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt: Xu hướng trên

thế giới và thực tiễn tại Việt Nam. [online] <http://tapchitaichinh.vn/nghien-

cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/thanh-toan-khong-dung-tien-mat-xu-

huong-tren-the-gioi-va-thuc-tien-tai-viet-nam-51899.html> [Ngày truy cập:

25/08/2015].

14. Kaplan & Norton, 1996. Thẻ điểm cân bằng Biến chiến lược thành hành động. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Lê Đình Chi và Trịnh Thanh Thủy,

2011. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ.

15. Lê Phúc Minh Chuyên, 2015. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng thương

mại. [online]

<http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/2261/dac-diem-kinh-

doanh-cua-ngan-hang-thuong-mai>. [Ngày truy cập: 30/07/2015].

16. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dương, 2015. Báo cáo tổng kết cơng tác năm 2014. Bình Dương, tháng 03 năm 2015.

17. Ngô Quý Nhâm, 2015. Thẻ điểm cân bằng và kinh nghiệm triển khai thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp Việt Nam. [online] <

http://ngoquynham.net/2015/07/19/gioi-thieu-ve-the-diem-can-bang-bsc/>,

<http://ngoquynham.net/2015/07/19/kinh-nghiem-trien-khai-he-thong-the-

diem-can-bang-o-viet-nam/>. [Ngày truy cập: 30/07/2015].

18. Nguyễn Thanh Phương, 2010. Vận dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng để phát

triển bền vững các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng

số 6 tháng 3/2010.

19. Nguyễn Thị Kim Anh, 2010. Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng

trong ngành ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. Đại

học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

NHTMCP Qn Đội, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín, NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. Báo cáo

thường niên năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014.

21. Paul R. Niven, 2006. Thẻ điểm cân bằng. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch:

Trần Phương, Thu Hiền, 2009. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Phan Thị Minh Châu và cộng sự, 2011. Giáo trình Quản trị học. Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015.

24. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

25. Thơng tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

26. Trần Thị Xuân Trúc, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại NHTM cổ phần Á Châu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Ủy bản Nhân dân tỉnh Bình Dương, 2015. Báo cáo Tình hình phát triển kinh

tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2015. Bình Dương,

tháng 7 năm 2015.

28. Võ Thị Mỹ Tiên, 2010. Chất lượng dịch vụ đối với sự hài lòng của khách hàng tại Agribank Chi nhánh 6. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần:

Tổ chức quản lý kinh doanh:

Tổ chức bộ máy kinh doanh; công tác cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng…

Tổ chức thực hiện các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ kinh doanh của Agribank.

Nghiên cứu, phân tích kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động ngân hàng tuân thủ pháp luật và quy định của Agribank; hiểu biết và nắm được điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nơi đóng trụ sở chính (TSC) để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Agribank và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thực hiện quản lý toàn diện, trực tiếp đối với chi nhánh loại III hiện có trên địa bàn đang quản lý hoặc khi được Agribank giao quản lý, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và Agribank.

Hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thơng qua các hình thức: Đào tạo, đào tạo lại… cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ Agribank.

Quảng bá, tiếp thị thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của Agribank đến khách hàng, đối tác và cộng đồng; củng cố, phát triển nâng tầm thương hiệu Agribank; xây dựng và phát triển văn hóa Agribank, đưa văn hóa Agribank lan tỏa trong cộng đồng…; lưu trữ hình ảnh, tư liệu phục vụ cho quảng bá thương hiệu Agribank.

Duy trì, nâng cao mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đồn thể, chính trị, xã hội tại địa phương đáp ứng công tác cán bộ và hoạt động kinh doanh.

Thực hiện kiểm ta, kiểm soát nội bộ. Thực hiện công tác báo cáo, thống kê.

Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.

Cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các hình thức sau đây: - Cho vay;

- Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá và cơng cụ chuyển nhượng khác;

- Bảo lãnh ngân hàng; - Phát hành thẻ tín dụng;

- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; - Các hình thức cấp tín dụng khác.

Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Cung ứng các phương tiện thanh toán. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ…;

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác. Mở tài khoản phải thu, phải trả tại Ngân hàng Nhà nước

Tham gia hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống thanh toán song phương, hệ thống thanh toán liên ngân hàng và các hệ thống thanh toán khác.

Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế.

Cung ứng dịch vụ ngoại hối cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài. Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản.

Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh; cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc sở hữu của Agribank, nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay sau khi được Agribank chấp

thuận bằng văn bản.

Thực hiện dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; tư vấn tài chính doanh nghiệp, mua, ban, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.

Kinh doanh vàng.

Thực hiện các hoạt động kinh doanh qua việc sử dụng các phương tiện điện tử.

Xây dựng cơ bản, quản lý khai thác tài sản Agribank đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và cơ sở đào tạo do Agribank giao. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Agribank giao.

Phụ lục 02: Quy trình giao dịch sản phẩm tiền gửi và cho vay.

Để tham gia sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, khách hàng cần đủ những điều kiện cơ bản về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Đối với sản phẩm dịch vụ tiền gửi: khách hàng chỉ cần xuất trình chứng

minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với khách hàng cá nhân và giấy phép hoạt động kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp và điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ theo mẫu của Agribank. Sau đó nộp một khoản phí tùy thuộc vào loại hình sản phẩm cụ thể và có thể được sử dụng ngay sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Đối với sản phẩm cho vay:

Bước 1: Khách hàng cần nộp Hồ sơ vay vốn bao gồm các loại giấy tờ chứng minh năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp lý, có phương án kinh doanh hoặc dự án kinh doanh phù hợp để vay vốn, các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, chứng minh khả năng trả nợ. Đồng thời phải có cam kết về tài sản đảm bảo.

Bước 2: Cán bộ tín dụng của ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng để ra quyết định có cho vay hay không và mức cho vay là bao nhiêu.

Bước 3: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp (nếu có tài sản đảm bảo).

Bước 4: Ngân hàng tiến hành giải ngân cho khách hàng, trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng, cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích cam kết trong hợp đồng vay vốn không.

Bước 5: Thu hồi nợ vay từ khách hàng bao gồm cả gốc và lãi theo cam kết trong hợp đồng. Trường hợp khách hàng khơng thanh tốn đủ số tiền theo cam kết đúng thời hạn thì ngân hàng gia hạn cho khách hàng, sau khi gia hạn mà khách hàng vẫn chưa trả được nợ thì phải chịu lãi suất phạt trên số dư nợ trả chậm. Trường hợp khách hàng khơng có khả năng trả nợ thì ngân hàng tiến hành phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Phụ lục 03: Phiếu chấm điểm hàng tháng của nhân viên tín dụng, kế tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu công nghiệp sóng thần (Trang 99 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)