6. Kết cấu đề tài
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần
giai đoạn 2010 – 2014.
2.3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần trong giai đoạn 2010 – 2014 theo mô hình BSC. trong giai đoạn 2010 – 2014 theo mơ hình BSC.
Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần là chi nhánh loại I trực thuộc Agribank có con dấu riêng và có quyền tự chủ trong việc kinh doanh, tự xây dựng chiến lược, mục tiêu, phương hướng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh theo từng thời kỳ, từng năm phù hợp với chiến lược phát triển, phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Agribank và thực tế tại địa phương, đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch được giao từ Trụ sở chính.
Trở thành Chi nhánh loại I trực thuộc Agribank vào cuối năm 2007 với mạng lưới gồm Hội sở, hai chi nhánh loại III trực thuộc và ba phịng giao dịch. Khi đó chiến lược chính của Chi nhánh đề ra là thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển mạng lưới, đặt trọng tâm vào việc mở rộng thị trường, gia tăng thị phần khách hàng.
Đến năm 2010, Chi nhánh mở thêm một phòng giao dịch trực thuộc, lúc này trên địa bàn tỉnh Bình Dương sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trở nên ngày càng gay gắt. Chi nhánh đã đưa ra chiến lược trong giai đoạn 2010 – 2014 như sau: sử dụng chiến lược giữ chân khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cùng với chiến lược tăng cường quảng cáo khuyến mãi để tiếp tục nâng cao thị phần của Chi nhánh, đồng thời cạnh tranh được với các chi
nhánh trên địa bàn tỉnh. Các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn đó như sau:
- Đứng trong top 5 các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương về thị phần, tốc độ tăng trưởng.
- Đứng trong top 5 các chi nhánh trực thuộc hệ thống Agribank ở khu vực miền Nam, hồn thành các chỉ tiêu Trụ sở chính giao.
Định hướng các nhiệm vụ trọng yếu của Chi nhánh:
- Tiếp tục thâm nhập các thị trường tiềm năng chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Dương để mở rộng thị phần, tăng số lượng khách hàng.
- Thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng, cung cấp các dịch vụ chất lượng tốt nhất để duy trì, giữ chân khách hàng cũ đồng thời thu hút thêm khách hàng mới.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển. - Tăng khả năng cạnh tranh so với các Chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
- Cải thiện cơ cấu thu nhập của Chi nhánh để tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ tăng lên, chiếm tỷ trọng tối thiểu 25%.
Với thước đo hiệu quả hiện tại mà Chi nhánh đang sử dụng chủ yếu là các chỉ số tài chính và được so sánh với kế hoạch TSC để tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động, tác giả đã tổng hợp các chỉ tiêu và tỷ lệ Chi nhánh thực hiện được so với kế hoạch TSC giao trong giai đoạn 2010 – 2014 được thể hiện ở Bảng 2.3:
Bảng 2.3: Kết quả Chi nhánh đạt được so với kế hoạch TSC giao trong giai đoạn 2010 – 2014.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo tổng kết hoạt động của Chi nhánh.
Nhìn vào Bảng 2.3, ta thấy kể từ năm 2011 chỉ tiêu nguồn huy động của Chi
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng nguồn huy động 99% 101% 103% 105% 103%
Tổng dư nợ 96% 98% 98% 100% 99%
Tỷ lệ nợ xấu
Trích lập DPRR 96% 88% 41% 79% 95%
Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 185% 101% 44% 388% 105% Thu chi chưa lương (chưa có hồn nhập dự phịng) 145% 191% 138% 124% 126%
Thu dịch vụ 130% 75% 74% 108% 102%
Chỉ tiêu % đạt so với kế hoạch Trụ sở chính giao
nhánh luôn đạt vượt kế hoạch được giao, chỉ tiêu tổng dư nợ luôn xấp xỉ đạt kế hoạch ở mức cao 98 – 99%, chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn 1%, đạt kế hoạch được giao. Các chỉ tiêu như trích lập dự phịng rủi ro, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro và thu dịch vụ thì có tỷ lệ đạt so với kế hoạch chỉ vào những năm gần đây. Và chỉ tiêu cuối cùng là phần chênh lệch thu chi chưa lương của Chi nhánh luôn vượt kế hoạch ở mức cao trong giai đoạn qua, điều này phần nào cho thấy hiệu quả hoạt động của Chi nhánh khá tốt. Tuy nhiên tỷ lệ đạt so với kế hoạch đang giảm dần, để có thể tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân cũng như để đánh giá tồn diện, chính xác hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, sau đây tác giả phân tích hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo bốn khía cạnh của mơ hình BSC.
2.3.1.1 Về phương diện tài chính.
Về tăng trưởng doanh thu:
Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2014.
Nguồn: Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần.
Qua Bảng 2.4 ta thấy, doanh thu đầu tư tín dụng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của Chi nhánh, tuy có sự biến động tăng qua các năm nhưng không đáng kể, đến cuối năm 2014 tỷ trọng doanh thu tín dụng trên tổng doanh thu là 59,62%. Doanh thu từ phí điều hịa vốn cho TSC cũng chiếm một tỷ lệ cao trong tổng doanh thu của Chi nhánh, giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ giảm nhẹ không đáng kể, đến cuối năm 2014 tỷ lệ này chiếm 35,34% tổng doanh thu. Tỷ trọng
Năm
Tổng thu nhập 764.99 100% 1,089.06 100% 1,110.58 100% 971.03 100% 933.91 100%
Thu lãi cho vay 414.08 54.13% 644.14 59.15% 658.54 59.30% 559.61 57.63% 556.82 59.62% Thu lãi thừa vốn TSC 281.03 36.74% 398.74 36.61% 392.47 35.34% 366.12 37.70% 330.09 35.34% Chi phí hoạt động tín dụng 533.78 813.03 803.48 689.02 624.38
Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 29.69 3.88% 6.74 0.62% 7.48 0.67% 8.04 0.83% 8.76 0.94% Thu từ hoạt động dịch vụ 15.03 1.97% 20.67 1.90% 19.59 1.76% 23.69 2.44% 30.59 3.28% Thu từ hđkd khác và thu nhập khác 25.15 3.29% 18.76 1.72% 32.51 2.93% 13.57 1.40% 7.65 0.82% Chi phí hoạt động ngồi tín dụng 28.31 4.37 5.38 3.54 3.90
Thu nhập rịng tín dụng 161.33 79.51% 229.86 84.61% 247.53 82.04% 236.71 85.00% 262.52 85.90% Thu nhập rịng ngồi tín dụng 41.57 20.49% 41.81 15.39% 54.19 17.96% 41.76 15.00% 43.10 14.10%
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tín dụng 55.56% 2.23% -15.02% -0.50% Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dịch vụ 37.48% -5.23% 20.95% 29.13%
2014 2013 2012 2011 ĐVT: tỷ đồng 2010
doanh thu từ phí điều hịa vốn cao cho thấy Chi nhánh sử dụng vốn chưa hiệu quả, thu nhập phụ thuộc nhiều vào việc điều hịa vốn vào TSC trong khi mức phí do TSC quyết định và ln thấp hơn khá nhiều so với lãi suất cho vay trên thị trường. Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn 2010–2014 nhưng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tín dụng lại biến động giảm do sự biến động chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra, chênh lệch lãi suất ròng liên tục giảm do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh chưa cao.
Doanh thu hoạt động ngồi tín dụng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, tăng giảm không đồng đều qua các năm chủ yếu do các khoản thu bất thường hoặc thu nợ xử lý rủi ro, cịn riêng về hoạt động dịch vụ thì có xu hướng tăng kể từ năm 2012 với tốc độ tăng trưởng khá (năm 2013 tăng 21% so với năm 2012 và năm 2014 thì tăng 29% so với năm 2013) nhưng thực sự vẫn chưa hiệu quả bởi so với tổng doanh thu thì nó vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp.
Thu nhập rịng ngồi lãi (NII) trên doanh thu thuần (DTT) là một chỉ tiêu thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngồi tín dụng đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ NII/DTT chiếm tỷ trọng thấp và giảm nhẹ trong những năm gần đây, đến cuối năm 2014, NII chiếm tỷ trọng 14% trong tổng thu nhập. Tỷ lệ NII/DTT của Chi nhánh thấp do Chi nhánh chưa đa dạng hóa và thúc đẩy phát triển mảng dịch vụ của mình. Một chỉ tiêu đi chung với thu nhập rịng ngồi lãi chính là thu nhập thuần từ lãi (NOI), tỷ lệ NII/DTT của Chi nhánh thấp tức là tỷ lệ NOI/DTT cao, tỷ lệ này chiếm đến 86% (năm 2014), trong khi đó ở một số ngân hàng mạnh có tiềm lực trong nước như VCB, BIDV, NHTMCP Á Châu (ACB) hay cả trung bình ngành chỉ chiếm từ 75-80% (xem Bảng 2.5). Tỷ lệ NOI/DTT cao cho thấy Chi nhánh đang có lợi nhuận phụ thuộc chủ yếu từ hoạt động cho vay trong khi lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ là xu hướng phát triển bền vững của ngành ngân hàng thế giới. Và chính sự phụ thuộc vào hoạt động cho vay nên các ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, kết quả kinh doanh biến động theo chu kỳ của nền kinh tế.
Bảng 2.5: Tỷ lệ NOI/DTT của một số ngân hàng lớn và trung bình ngành từ năm 2010 – 2014. Mã Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 CTG 80.7% 87.7% 82.5% 82.5% 80.8% BID 76.9% 79.4% 79.7% 72.6% 76.9% VCB 72.2% 86.3% 71.6% 68.2% 64.1% MBB 98.9% 93.1% 83.5% 78.5% 75.5% STB 82.5% 75.7% 86.0% 84.1% 75.7% ACB 77.3% 85.8% 116.0% 75.9% 75.9% Ngành 81.1% 84.5% 83.8% 79.0% 76.9% Nguồn: Cơng ty cổ phần chứng khốn MB, 2015.
Về tối đa hóa lợi nhuận:
Bảng 2.6: LNTT, NPM và NIM của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2014.
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ các báo cáo tài chính của Chi nhánh.
Nhìn vào kết quả của Bảng 2.6 về LNTT, NPM và NIM của Chi nhánh cho thấy: Hệ số biên lợi nhuận cho biết cứ một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập, hệ số này của Chi nhánh tăng qua các năm cho thấy Chi nhánh quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực…) ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên NIM lại có xu hướng ngược lại, năm 2011 tăng đột biến so với năm 2010, đến năm 2012 lại liên tục giảm dần và tăng nhẹ trở lại vào năm 2014. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại. Điều này đúng với chênh lệch lãi suất ròng giảm qua các năm.
So sánh tỷ lệ NIM của Chi nhánh với một số ngân hàng lớn và trung bình ngành, xem Bảng 2.7:
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng thu nhập 764.99 1,089.06 1,110.58 971.03 933.91
Tốc độ tăng trưởng thu nhập 42.36% 1.98% -12.57% -3.82%
Chi phí hoạt động 610.69 874.74 874.90 764.50 706.71
Tốc độ tăng trưởng chi phí 43.24% 0.02% -12.62% -7.56%
Lợi nhuận trước thuế 137.87 205.02 230.32 194.23 204.80
Tốc độ tăng trưởng LNTT 48.71% 12.34% -15.67% 5.44%
Hệ số biên lợi nhuận (NPM) 13.52% 14.12% 15.55% 15.00% 16.45%
Thu nhập từ lãi biên (NIM) 4.08% 5.01% 4.49% 3.54% 3.56%
Bảng 2.7: Tỷ lệ NIM của một số ngân hàng lớn và trung bình ngành từ năm 2010 – 2014. Mã Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 CTG 4.26 5.22 4.15 3.68 3.08 BID 2.74 3.38 3.03 2.8 2.8 VCB 3.39 4.22 3.12 2.77 2.45 MBB 4.38 4.77 4.76 3.83 3.8 STB 4.13 4.62 5.34 5.12 4.33 ACB 2.88 3.58 3.89 2.98 3.09 SHB 3.55 3.52 2.32 1.88 2.01 EIB 3.46 3.82 3.15 1.92 1.78 Ngành 3.6 4.14 3.72 3.12 2.92
Nguồn: Cơng ty cổ phần chứng khốn MB, 2015.
Kết quả cho thấy tỷ lệ NIM của Chi nhánh khá cao so với trung bình ngành, các ngân hàng được so sánh. Theo như đánh giá của Standard and Poor’s thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. Với tỷ lệ NIM hiện nay của Chi nhánh thì được xem là phù hợp.
Về tăng trưởng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản:
Bảng 2.8: Tỷ lệ hiệu quả sử dụng nguồn vốn và ROA của Chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2014.
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ các báo cáo tài chính của Chi nhánh.
Nhìn vào Bảng 2.8 ta thấy, tổng tài sản của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm, đến cuối năm 2014 thì tổng tài sản có quy mơ gấp đơi so với năm 2010, cho
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng tài sản 4,471.74 5,075.53 6,043.07 7,289.28 8,107.29 Nguồn vốn huy động 3,520 4,245.18 4,690.57 5,661.57 6,935.25 7,738.75
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 20.60% 10.49% 20.70% 22.50% 11.59%
Tổng dư nợ 1,406 1,955.92 2,238.06 2,524.58 3,149.83 3,954.21
Tốc độ tăng trưởng dư nợ 39.11% 14.43% 12.80% 24.77% 25.54%
Lợi nhuận 137.87 205.02 230.32 194.23 204.80
Tăng ròng nguồn vốn huy động 725.00 445.40 971.00 1,273.68 803.51 Tăng ròng dư nợ 549.00 282.15 286.52 625.24 804.38
Tỷ lệ hiệu quả sử dụng nguồn vốn 46.07% 47.71% 44.59% 45.42% 51.10% Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 3.08% 4.04% 3.81% 2.66% 2.53%
tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản, trung bình 95%, và đây là một trong những đặc điểm kinh doanh của ngành Ngân hàng. Tổng tài sản tăng liên tục qua các năm là do nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng mạnh qua các năm, cho thấy Chi nhánh đã chủ động khai thác một cách tích cực nguồn vốn tại địa phương.
Tổng dư nợ tăng qua các năm, xu hướng tăng giảm theo xu hướng của ngành điều đó cho thấy hoạt động của Chi nhánh không nằm ngoài quy luật chung của toàn ngành. Nhưng tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh luôn cao hơn so với trung bình ngành (xem Hình 2.2). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khơng đều từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn khi tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Nhìn vào tỷ lệ hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho thấy việc sử dụng nguồn vốn của Chi nhánh chưa hiệu quả, Chi nhánh chỉ sử dụng chưa đến 50% tổng nguồn vốn huy động được để cho vay, trong khi đó theo điểm d khoản 4 điều 21 mục 7 của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định tỷ lệ LDR áp dụng cho NHTM Nhà nước là 90%, điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của Chi nhánh, tuy nhiên nó cũng cho thấy khả năng thanh khoản của Chi nhánh là rất cao, đảm bảo hoạt động an tồn.
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của trung bình ngành và Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2014.
Ngồi ra cịn có một chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của Chi nhánh mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính là chỉ tiêu ROA. ROA của Chi nhánh dương qua các năm chứng tỏ Chi nhánh làm ăn có lãi, tuy nhiên nó đang giảm dần qua các năm do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng trưởng tài sản, phù hợp với phân tích về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ cũng như tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh. Mặc dù vậy nếu so sánh với ROA của các ngân hàng có thế lực trên thị trường thì ROA của Chi nhánh vẫn cao hơn, cho thấy hiệu quả của Chi nhánh trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời (xem Bảng 2.9).
Bảng 2.9: Tỷ lệ ROA của một số ngân hàng lớn từ năm 2010 – 2014.
Mã Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 CTG 1.5% 2.0% 1.7% 1.4% 1.2% EIB 1.8% 1.9% 1.2% 0.4% 0.03% MBB 1.9% 1.7% 1.5% 1.3% 1.31% ACB 1.7% 1.7% 0.5% 0.6% 0.7% STB 1.5% 1.4% 0.7% 1.4% 1.37% SHB 1.3% 1.2% 0.0% 0.6% 0.47% VCB 1.5% 1.25% 1.13% 0.99% 1.5%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
Về tỷ lệ chi phí hoạt động và năng suất làm việc:
Bảng 2.10: Năng suất nhân viên và tỷ lệ CIR của Chi nhánh từ 2010 – 2014.
Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Nhìn vào Bảng 2.10 sẽ nhận thấy trong khi tổng số nhân viên của Chi nhánh ngày càng tăng nhưng năng suất nhân viên lại ngày càng giảm. Tuy nhiên chưa thể kết luận Chi nhánh đang sử dụng nguồn nhân lực không hiệu quả bởi tỷ lệ CIR qua các năm cho thấy Chi nhánh đã cắt giảm chi phí hoạt động một cách đáng kể trong