Lượng hàng hóa nhập và xuất tại kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng lý thuyết xếp hàng để giải quyết bài toán xếp hàng chờ của xe hàng nike tại kho CFS damco TBS (Trang 46 - 49)

6. Kết cấu đề tài

2.1 Tổng quan về kho CFS Damco – TBS

2.1.4 Lượng hàng hóa nhập và xuất tại kho

Kho có tổng cộng 84 line dùng để nhận hàng từ nhà máy giao vào kho

(Inbound) và đóng hàng vào container để xuất ra nước ngồi (Outbound). Kho dựa

vào lượng hàng của từng khách hàng mà phân bổ số lượng line nhận hàng, xuất hàng tương ứng cho mỗi khách hàng như sau:

Bảng 2.2: Số lượng line làm hàng đối với mỗi khách hàng Khách hàng Số lượng line Nike 22 Adidas 16 Puma 9 Ikea 7 Target 10 Khách hàng khác 20 Tổng cộng 84

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện số lượng line làm hàng phân bổ cho từng khách hàng

Số line dành cho việc giải quyết hàng xuất kho luôn luôn nhiều hơn số line dành để nhập hàng vào kho bởi vì:

o Lịch trình của tàu là cố định vì vậy ngày đóng hàng cũng thường tập trung vào 3-4 ngày trước khi tàu chạy. Do đó kho phải ưu tiên hàng xuất vì nếu đóng hàng khơng kịp, hàng hóa sẽ khơng được xếp lên tàu như lịch trình đã thơng báo cho khách hàng. Nếu không bắt kịp một lịch tàu, lơ hàng đó phải chờ một tuần sau mới lên được tàu kế tiếp. Vì vậy ngày hàng đến cảng đích sẽ bị trễ 1 tuần. Đối với Nike việc hàng bị chậm trễ 1 tuần là không thể chấp nhận vì nó ảnh hưởng đến kế hoạch phân phối của họ ở cảng đến.

Trong nhiều trường hợp, nếu Damco không đáp ứng đúng lịch tàu họ đã

đồng ý, Nike có thể yêu cầu chuyển từ phương thức xuất khẩu bằng đường biển qua xuất bằng đường hàng không và Damco phải trả chi phí chênh lệch của việc xuất khẩu hàng bằng đường hàng khơng thay vì đường biển.

8 6 4 3 3 8 14 10 6 4 6 12 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Hàng nhập kho (Inbound) Hàng xuất kho (Outbound)

o Hãng tàu không cho lấy container quá sớm để đóng hàng vào container, thường họ chỉ cho đóng hàng từ 2 đến 4 ngày trước ngày tàu chạy nên lượng hàng xuất tập trung vào các ngày này là rất lớn.

o Khi hãng tàu đã kéo container đến kho mà kho khơng đóng kịp trong ngày

để hãng tàu kéo container đi thanh lý, hạ bãi thì hãng tàu sẽ phạt phí lưu container tại kho (detention), trung bình 1.300.000 đồng/container/ngày). Do vậy để tránh bị phạt, kho phải ưu tiên line để đóng tất cả container hàng xuất trước.

Tuy nhiên trong thực tế khơng có line nào là cố định chỉ để nhập hàng, hoặc chỉ đóng hàng xuất mà kho luôn cân đối giữa lượng hàng nhập và xuất kho, hễ có line nào trống là cho xe vào nhập hàng hoặc xuất hàng, nhưng vẫn sẽ ưu tiên phân công vào những line dành riêng cho khách hàng đó trước để hạn chế việc di chuyển hàng đến vị trí lưu kho.

Hình 2.2: Tổng lượng hàng nhập kho (Inbound) và xuất khỏi kho (Outbound) tại kho CFS Damco – TBS (Tháng 1 đến Tháng 9 năm 2014)

“Nguồn: Báo cáo lượng hàng nhập kho - xuất kho của công ty”

831025 684095 321372 155789 170348 598123 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000

NIKE ADIDAS TARGET IKEA PUMA Khách hàng khác

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, lượng hàng Nike chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 30% lượng hàng thực hiện tại kho CFS Damco TBS. So với cùng kì năm ngối thì hàng Nike đã tăng 34%. Gần đây Nike bắt đầu chuyển một số đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Theo ước tính của Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO), tỷ lệ chuyển dịch hiện là 25%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện số giày sản xuất tại Việt Nam chiếm 41% sản lượng của hãng Nike. Theo hãng tin UPI, Nike ngày càng dựa vào các nhà máy gia công tại Việt Nam vì giá nhân cơng ở Trung Quốc gần đây đã mất lợi thế cạnh tranh so với thị trường Việt nam. Riêng nửa đầu năm 2014, không chỉ Nike mà các hãng thời trang lớn như Adidas, Puma cũng đã chuyển lượng lớn đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Bangladesh sang nhà máy của Việt Nam. Tại Việt Nam, Nike chỉ chọn 2 nhà cung cấp dịch vụ logistics đó là APL Logistics (40% lượng hàng) và Damco (60% lượng hàng). Do vậy dự đoán lượng hàng vào kho CFS Damco - TBS sắp tới sẽ tăng nhanh là hoàn hồn có cơ sở.

Đặc điểm của hàng Nike là 90% hàng Nike là hàng CFS – tức là tất cả nhà máy phải giao hàng vào kho Damco để Damco gom hàng lại rồi mới đóng vào container xuất khẩu. Cịn đối với những khách hàng khác (Puma, Ikea, Target…), hàng của họ chủ yếu là hàng CY – tức hàng nhà máy được phép đóng container tại nhà máy họ rồi đưa lên tàu xuất khẩu, khơng phải giao hàng vào kho Damco. Vì vậy mà ta thấy lượng hàng của các khách hàng khác vào kho Damco ít hơn so với hàng Nike rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng lý thuyết xếp hàng để giải quyết bài toán xếp hàng chờ của xe hàng nike tại kho CFS damco TBS (Trang 46 - 49)