Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ trong việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 39)

Với những giả thuyết xây dựng như trên, mơ hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Hỗ trợ người dùng cuối Nhận thức tính dễ sử dụng Nhận thức tính hữu dụng Sử dụng thực sự Ý định hành vi Điều kiện thuận lợi Đào tạo Sự phù hợp công việc Minh chứng kết quả Sự tự tin Trạng thái lo lắng Chuẩn xã hội H2 H1 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9

Hình 2.7. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

- Biến phụ thuộc: ý định hành vi sử dụng

- Biến độc lập: gồm 10 biến: nhận thức tính hữu dụng, nhận thức tính dễ sử dụng, hỗ trợ người dùng cuối, điều kiện thuận lợi, sự phù hợp với công việc, minh chứng kết quả, sự tự tin, trạng thái lo lắng và chuẩn xã hội.

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu định tính

Tác giả dựa vào lý thuyết được phát triển từ mơ hình TAM (Davis,1989) bao gồm các biến như sự hỗ trợ người dùng, điều kiện thuận lợi, sự tự nguyện, sự phù hợp với công việc, minh chứng kết quả, sự rèn luyện, sự tự tin, chi phí tài chính, trạng thái lo lắng, văn hóa, chuẩn xã hội, thu nhập và niềm tin. Trên cơ sở các biến đó tác giả sẽ xây dựng thang đo nháp lần một. Tiếp theo, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu định tính thơng qua kỹ thuật phỏng vấn tay đơi tại BVĐK Đồng Nai nhằm điều chỉnh thang đo. Nghiên cứu này sẽ thực hiện với 05 người bao gồm các quản trị viên cấp cao và các chuyên gia về công nghệ thông tin trong bệnh viện và phía cơng ty đối tác. Cách thức tiến hành như sau: tác giả sẽ chọn ra người thứ nhất để thảo luận và thu thập ý kiến về bảng câu hỏi khảo sát nhằm tìm ra những điểm mới cần lưu ý. Tương tụ với cách thức cũ, tác giả cũng sẽ chọn ra người thứ hai, người thứ ba…cho đến khi nguồn thơng tin đã bão hịa có nghĩa là ở người thứ năm, cuộc phỏng vấn khơng cịn những thơng tin mới, tác giả sẽ tiến hành nhận xét, tổng hợp kết thúc q trình khảo sát định tính lần 1.

Tác giả điều chỉnh thang đo một lần nữa bằng việc tiến hành thang đo nháp lần hai, tiến hành phỏng vấn thử nghiệm với 10 người, để đánh giá mức độ rõ ràng, dễ hiểu của bảng câu hỏi. Trong cuộc phỏng vấn thử nghiệm này, người khảo sát cần hiểu được hệ thống quản lý bệnh viện nào đang được ứng dụng? Hệ thống eHospital là gì? Ngồi ra, đối tượng phỏng vấn cần hiểu rõ nội dung câu hỏi thì phiếu khảo sát mới thành cơng, và tác giả mới hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu.Tiếp đó, tác giả sẽ xây dựng bảng câu hỏi để làm phiếu khảo sát phù hợp với đề tài nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.

 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng thông qua phiếu khảo sát ý kiến nhằm mục đích kiểm tra lại mơ hình đo lường và xem xét độ tin cậy của các giả thuyết trong mơ

hình. Tiến hành phân phát các bảng câu hỏi khảo sát được áp dụng cho 300 người trong một khoảng thời gian ba tháng. Các loại nhóm khảo sát bao gồm các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, kế toán và các nhân viên hành chính tại BVĐK Đồng Nai.

Ngoài các bảng câu hỏi khảo sát trên giấy các câu hỏi khảo sát trực tuyến cũng được cung cấp cho người sử dụng. Những cuộc khảo sát trực tuyến có thể được truy cập từ bất cứ nơi nào với sự hỗ trợ của internet để tạo ra thêm một sự lựa chọn cho người dùng. Các mạng xã hội như facebook, diễn đàn sức khỏe xã được sử dụng cho sự đa dạng của các bộ dữ liệu. Tuy nhiên tỷ lệ phản hồi là khá thấp từ các mạng xã hội. Trong khi đó việc sử dụng phiếu khảo sát truyền thống hiệu quả hơn trong cuộc khảo sát này vì hầu hết những người tham gia điền bảng câu hỏi trên giấy nhiệt tình hơn về cuộc khảo sát này. Những người được hỏi muốn biết thông tin chi tiết về các cuộc điều tra và cần giải đáp về những câu hỏi mà họ không thể hiểu được trong bảng khảo sát. Khi được hướng dẫn, tỷ lệ hiểu lầm các câu hỏi trong bảng khảo sát sẽ được giảm đi do người được khảo sát trả lời tất cả các câu hỏi trong thời gian khảo sát.

Các kết quả của cuộc khảo sát dựa trên giấy được thu thập từ các bộ phận của bệnh viện và được đưa vào phần mềm SPSS 16.0 để phân tích, xử lý. Các kết quả của cuộc khảo sát trực tuyến cũng tiến hành xử lý tương tự bằng SPSS.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp lần 1 Định tính lần 1 N = 5 Thang đo nháp lần 2 Định tính lần 2 N = 10

Kiểm tra mức độ dễ hiểu của câu hỏi

Thang đo chính thức

Định lượng chính thức (phỏng vấn trực tiếp) N = 300

Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ, kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha

Loại các biến có trọng số nhân EFA nhỏ, kiểm tra nhân tố và phương sai trích

Phân tích nhân tố EFA

Kiểm tra sự tương quan, phân tích hồi qui. Kiểm tra độ phù hợp của mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu

Phân tích tương quan,

hồi qui

Phân tích kết quả, viết báo cáo

3.2 Xây dựng thang đo

Trong phần xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ở chương 2, ý định sử dụng hệ thống eHospital được nghiên cứu dựa trên nền tảng của việc kết hợp mơ hình Chấp Nhận Cơng Nghệ TAM với thuyết Hành Vi Dự Định TPB. Các thang đo được xây dựng dựa trên các thang đo đã có trong các nghiên cứu vận dụng lý thuyết này trên thế giới. Việc giữ nguyên hay điều chỉnh mỗi thang đo dựa vào kết quả nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận tay đơi.

Có 11 khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu là: (1) Nhận thức tính hữu dụng, (2) Nhận thức tính dễ sử dụng, (3) Hỗ trợ người dùng cuối, (4) Điều kiện thuận lợi, (5) Sự phù hợp với công việc, (6) Minh chứng kết quả, (7) Đào tạo, (8) Sự tự tin, (9) Trạng thái lo lắng, (10) Chuẩn xã hội và (11) Ý định hành vi sử dụng hệ thống eHospital. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm. Với mức 1 là hồn tồn khơng đồng ý, đến mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Các thang đo được hiệu chỉnh thơng qua nghiên cứu định tính gồm:

3.2.1 Thang đo Nhận thức tính hữu dụng (7 biến)

Thang đo sau khi được hiệu chỉnh thơng qua nghiên cứu định tính gồm 7 biến quan sát như sau:

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Nhận thức tính hữu dụng (Perceived Usefulness)

PU1 Sử dụng eHospital làm nâng cao chất lượng công việc của tôi.

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Yua & Li & Gagnon (2008); Wu & Shen (2008)

PU2 Sử dụng eHospital hỗ trợ những khía cạnh quan trọng trong công việc của tôi.

Barker & Schaik & Simpson & Corbett (2003)

PU3 Sử dụng eHospital giúp tôi gia tăng năng suất làm việc.

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Gibson & Seeman (2005); Tung & Chang & Chou (2008); Barker & Schaik & Simpson & Corbett (2003); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008)

PU4 eHospital giúp tôi giải quyết công việc tốt hơn dựa trên những dữ liệu tốt hơn.

Schaik & Saltikov & Warren (2000)

PU5 eHospital giúp cho cơng việc của tơi chính xác hơn.

Barker & Schaik & Simpson & Corbett (2003)

PU6 eHospital giúp bệnh viện cải thiện cơng tác chăm sóc và quản lý bệnh nhân.

Handy & Whiddett & Hunter (2001); Gibson & Seeman (2005); Chau & Hu (2001, 2002).

PU7 Nhìn chung, tơi thấy eHospital hữu ích cho cơng việc của tơi.

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Tung & Chang & Chou (2008);

Venkatesh & Davis (2000); Wu & Wang & Lin (2006); Duyck & Pynoo &

Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008)

3.2.2 Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng (6 biến)

Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng được tham khảo từ nhiều tác giả nghiên cứu và qua nghiên cứu định tính bao gồm 6 biến quan sát:

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use)

PEOU1 Học cách sử dụng eHospital thì dễ

dàng đối với tôi.

Gibson & Seeman (2005); Tung & Chang & Chou (2008); Yua & Li & Gagnon (2008); Wu & Shen (2008); Chau & Hu (2001, 2002); Wu & Wang & Lin (2006); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008)

PEOU2 Tôi cảm thấy dễ ghi nhớ cách sử

dụng eHospital.

Davis (1989).

PEOU3 Giao diện của hệ thống eHospital

thì rõ ràng và dễ sử dụng.

Handy & Whiddett & Hunter (2001); Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Gibson & Seeman (2005); Tung & Chang & Chou (2008); Venkatesh & Davis (2000); Barker & Schaik & Simpson & Corbett (2003); Duyck & Pynoo &

Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008)

PEOU4 Việc thao tác trên hệ thống

eHospital thì rất linh hoạt.

Gibson & Seeman (2005).

PEOU5 Đối với tôi, thật dễ dàng sử dụng

eHospital một cách thành thạo.

Chau & Hu (2001); Wu & Wang & Lin (2006); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008).

PEOU6 Nhìn chung, tơi thấy hệ thống

eHospital rất dễ sử dụng.

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Gibson & Seeman (2005); Tung & Chang & Chou (2008); Venkatesh & Davis (2000); Yua & Li & Gagnon (2008); ); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008).

3.2.3 Thang đo hỗ trợ người dùng cuối (3 biến)

Thang đo hỗ trợ người dùng cuối được xây dựng dựa trên thang đo của Handy và các cộng sự (2001), bao gồm 3 biến quan sát:

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Hỗ trợ người dùng cuối (End User Support)

EUS1 Tôi muốn sử dụng eHospital hơn

nếu được tư vấn về nó.

Handy & Whiddett & Hunter (2001).

EUS2 Có đại diện của bệnh viện tham gia

vào việc phát triển hệ thống sẽ làm tơi muốn sử dụng nó hơn.

Handy & Whiddett & Hunter (2001).

EUS3 Tôi mong muốn sử dụng eHospital

với sự trợ giúp của những người đã từng sử dụng nó.

Handy & Whiddett & Hunter (2001).

3.2.4 Thang đo Điều kiện thuận lợi (4 biến)

Thang đo điều kiện thuận lợi sau khi hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu định tính bao gồm 4 biến quan sát như sau:

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions)

nguồn lực để vận hành hệ thống eHospital.

Pynoo & Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008)

FC2 eHospital tương thích với nhiều phần mềm và thiết bị khác.

Anderson & Schwager (2004); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008)

FC3 Những chuyên viên kỹ thuật có thể giúp tơi khi gặp khó khăn trong q trình sử dụng eHospital.

Anderson & Schwager (2004); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008); Wu & Wang & Lin (2006)

FC4 Tôi đã được cung cấp đầy đủ kiến thức để sử dụng hệ thống eHospital.

Anderson & Schwager (2004)

3.2.5 Thang đo đào tạo (5 biến)

Thang đo đào tạo được xây dựng dựa trên thang đo của Li và Chang (2008), Wu và các cộng sự (2006). Thang đo được hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, gồm 5 biến quan sát như sau:

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Đào tạo (Trainning)

T1 Những kỹ năng tơi đã được tập huấn giúp ích rất nhiều cho việc sử dụng eHospital.

Li & Chang (2008)

T2 Tơi có thể ứng dụng những kỹ năng đã được tập huấn vào việc sử dụng eHospital.

Li & Chang (2008)

T3 Những chương trình tư vấn hoặc huấn luyện đặc biệt được tổ chức thường xuyên.

Wu & Wang & Lin (2006)

T4 Những tài liệu chỉ dẫn và các kiến thức liên quan đến hệ thống eHospital ln có sẵn và dễ dàng tra cứu trong quá trình tơi sử dụng.

Wu & Wang & Lin (2006)

T5 Kiến thức đã được tập huấn giúp tôi rút ngắn thời gian học cách sử dụng eHospital.

3.2.6 Thang đo sự phù hợp với công việc (2 biến)

Thang đo sự phù hợp với công việc được xây dựng dựa trên thang đo của Chismar và Wiley-Patton (2002, 2003), Venkatesh và Davis (2000). Thang đo được hiệu chỉnh thơng qua nghiên cứu định tính, gồm 2 biến quan sát:

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Sự phù hợp với công việc (Job Relevance)

JR1 Việc sử dụng eHospital phù hợp với công tác chuyên môn của tôi.

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Venkatesh & Davis (2000)

JR2 Việc sử dụng eHospital quan trọng đối với công việc của tôi.

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Venkatesh & Davis (2000)

3.2.7 Thang đo minh chứng kết quả (4 biến)

Thang đo minh chứng kết quả cũng được xây dựng dựa trên thang đo của Chismar và Wiley-Patton (2002, 2003), Venkatesh và Davis (2000). Thang đo được hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, gồm 3 biến quan sát:

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Minh chứng kết quả (Result Demonstrability)

RD1 Hiệu quả của việc sử dụng eHospital là rõ ràng với tôi

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Venkatesh & Davis (2000)

RD2 Sử dụng eHospital rõ ràng mang lại lợi ích cho tơi.

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Venkatesh & Davis (2000)

RD3 Hiệu quả sử dụng eHospital là rõ ràng với tất cả mọi người.

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003); Venkatesh & Davis (2000)

RD4 eHospital có thể giảm đi gánh nặng cho công việc của tôi.

Chismar & Wiley-Patton (2002, 2003)

3.2.8 Thang đo sự tự tin (5 biến)

Thang đo sự tự tin sau khi được hiệu chỉnh thơng qua nghiên cứu định tính bao gồm 5 biến quan sát như sau:

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Sự tự tin (Self Efficacy)

SE1 Tơi có thể hồn thành cơng việc bằng cách sử dụng eHospital mà

Wu & Wang & Lin (2006); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang &

khơng cần sự chỉ dẫn từ bất kì ai. Vercruysse (2008)

SE2 Tơi có thể hồn thành cơng việc bằng cách sử dụng eHospital nếu tôi đã thực hành trên hệ thống tương tự với công việc tương tự.

Wu & Wang & Lin (2006)

SE3 Tơi có thể sử dụng thơng thạo eHospital.

Tung & Chang (2007)

SE4 Tôi cảm thấy tự tin trong việc sử dụng eHospital.

Tung & Chang (2007)

SE5 Tơi có thể sử dụng hệ thống nếu tơi có thể gọi ai đó giúp đỡ khi gặp vướng mắc.

Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang & Vercruysse (2008)

3.2.9 Thang đo trạng thái lo lắng (4 biến)

Thang đo trạng thái lo lắng được hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu định tính. Sau khi thảo luận tay đơi, sự thay đổi thang là đo cần thiết, bởi tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, việc sử dụng của nhân viên là bắt buộc. Ngồi ra, do tính năng ưu việt của hệ thống trong việc lưu trữ thông tin dữ liệu, khả năng bảo mật, phân quyền cũng như phục hồi dữ liệu gần như hoàn thiện, tránh được những rủi ro về pháp lý cũng như rủi ro trong cơng việc. Vì thế trạng thái lo lắng chuyển thành yếu tố tích cực. Nếu một nhân viên càng lo lắng, càng quan tâm đến những vấn đề trên thì càng có khuynh hướng sử dụng nhiều hơn bởi vì họ biết hệ thống eHospital hồn tồn có thể đáp ứng được.

Do tình hình thực tế tại bệnh viện và tính năng ưu việt của hệ thống eHospital như phân tích ở trên, yếu tố trạng thái lo lắng trở nên có tác động tích cực đến ý định sử dụng của các nhân viên. Vì vậy giả thuyết H9 thay đổi thành: trạng thái lo lắng có tác động đồng biến đến ý định hành vi sử dụng eHospital.

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Trạng thái lo lắng (Anxiety)

A1 Tôi không cảm thấy sợ hãi về việc sử dụng hệ thống eHospital.

Tung & Chang (2007); Compeau & Higgins & Huff (1999); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang &

Vercruysse (2008)

A2 Tôi không cảm thấy sợ hãi mặc dù tơi có thể lỡ tay xóa hết một lượng lớn dữ liệu nếu ấn nhầm nút.

Tung & Chang (2007); Compeau & Higgins & Huff (1999); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang &

Vercruysse (2008)

A3 Tôi không lo sợ rằng mình sẽ gây ra những sai phạm mà tôi không thể khắc phục khi sử dụng eHospital.

Tung & Chang (2007); Compeau & Higgins & Huff (1999); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang &

Vercruysse (2008)

A4 Nhìn chung, tơi khơng cảm thấy sợ hãi khi sử dụng eHospital.

Tung & Chang (2007); Compeau & Higgins & Huff (1999); Duyck & Pynoo & Devolder & Voet & Adang &

Vercruysse (2008)

3.2.10 Thang đo chuẩn xã hội (4 biến)

Thang đo chuẩn xã hội được hiệu chỉnh thơng qua nghiên cứu định tính bao gồm 4 biến quan sát như sau:

KÝ HIỆU THANG ĐO NGUỒN

Xã hội (Social Norm)

SN1 Những người có ảnh hưởng đến hành vi của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng eHospital.

Venkatesh & Davis (2000); Chismar &

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ trong việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)