Giải pháp nâng cao ý định sử dụng eHospital tại BVĐK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ trong việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 82 - 84)

Kết quả nghiên cứu là căn cứ để xây dựng các giải pháp để nâng cao ý định sử dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (eHospital) cho các nhân viên BVĐK Đồng Nai, dựa trên ảnh hưởng của các yếu tố đã xác định như trên. Các đề xuất hướng đến hai đối tượng gồm: các nhà quản lý của BVĐK Đồng Nai và công ty cung cấp phần mềm quản lý eHospital cho bệnh viện (công ty FPT).

Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định hành vi sử dụng của các nhân viên. Chính vì vậy, cần phát huy hơn nữa đặc tính này của eHospital bằng việc điều chỉnh dần thiết kế giao diện theo hướng đơn giản và phù hợp với các cán bộ nhân viên y tế dựa trên những đóng góp của người dùng trong suốt q trình chuyển giao cũng như trong giai đoạn nâng cấp sau này. Bên cạnh đó, việc phân loại các thanh chức năng phù hợp với nhiệm vụ chuyên trách của các cán bộ nhân viên y tế cũng cần được chú ý xem xét một cách kỹ càng. Đội dự án của công ty FPT và phịng Cơng nghệ thông tin của bệnh viện có thể phối hợp trong việc hỗ trợ trực tiếp cho người dùng và đồng thời trong quá trình tiếp xúc với những nhân viên trực tiếp sử dụng đó, lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đóng góp hợp lý để tiến hành điều chỉnh hệ thống một cách hiệu quả.

Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai đến ý định sử dụng eHospital của các nhân viên là yếu tố nhận thức tính hữu dụng. Hệ thống eHospital là do các cán bộ quản lý cấp cao ra quyết định chọn sử dụng cho bệnh viện. Chắc chắn họ đã tìm hiểu

rất kỹ lưỡng và nhận thức rõ sự hữu ích mà hệ thống mang lại cho bệnh viện: giúp cơng việc trơi chảy, nhanh chóng và có tính nhất qn, đồng bộ; giảm bớt thủ tục giấy tờ phiền hà; quản lý hiệu quả hơn; tiết kiệm cơng sức, thời gian và chi phí… Tuy nhiên với những nhân viên cấp dưới, những người trực tiếp sử dụng và việc sử dụng hiệu quả của họ vô cùng quan trọng cho sự thành bại của hệ thống, thì phần lớn chưa nắm bắt được những tiện ích và hiệu quả của hệ thống nhất là trong giai đoạn mới áp dụng. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức tính hữu dụng của hệ thống cho các nhân viên là rất cần thiết. Điều cốt lõi là các thiết kế các thanh công cụ của eHospital cần tích hợp đầy đủ tính năng, phục vụ tốt cho nhu cầu công tác chuyên môn của từng đối tượng sử dụng như: cơng tác điều trị, chăm sóc, cấp phát thuốc, thanh quyết tốn… Ngồi ra, cần có tích hợp chức năng khảo sát ý kiến bệnh nhân và người sử dụng cũng như chức năng thống kê dự báo xu hướng, tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện báo cáo và đưa ra quyết định. Thêm nữa, việc ổn định hệ thống nhằm phòng ngừa, hạn chế xảy ra các sự cố làm tê liệt hệ thống, thiết lập các quy trình và giải pháp xử lý nhanh khi có sự cố xảy ra. Bởi vì khi mà cơng việc của các nhân viên đang phụ thuộc gần như hồn tồn vào cơng nghệ thông tin, nếu sự cố xảy ra mà không được khắc phục kịp thời sẽ khiến nhân viên cảm thấy phiền tối thay vì cảm nhận sự hữu ích của hệ thống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trạng thái lo lắng có ảnh hưởng khá mạnh đến ý định sử dụng eHospital. Tuy nhiên sự tác động này là thuận chiều, nhân viên bệnh viện thực sự có lo lắng nhưng do eHospital có sự phân quyền và hệ thống lưu trữ dữ liệu (backup data) tốt cho nên càng thúc đẩy họ sử dụng hệ thống. Do đó, eHospital cần phát huy ưu điểm này, tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống phân quyền cũng như thẩm định và quản lý chung các thao tác, thiết kế hoàn chỉnh các thanh hoàn tác và hệ thống lưu trữ dữ liệu dự phòng. Và đây xem như là một trong những điểm nhấn quan trọng của hệ thống.

Minh chứng kết quả cần được nâng cao bằng việc tổ chức các buổi giới thiệu và các hội thảo chuyên đề về hệ thống eHospital nhằm giải thích, tư vấn,

dẫn chứng những bệnh viện đã sử dụng và hiệu quả mang lại cho các bệnh viện đó. Từ đó cho thấy tính ưu việt của hệ thống, nâng cao ý định sử dụng của các nhân viên BVĐK Đồng Nai.

Tiếp theo là các giải pháp nhằm giúp tăng cường yếu tố hỗ trợ người dùng cuối cũng cần được nhà sản xuất chú ý. Trong gian đoạn chuyển giao, đội dự án của công ty FPT và phịng Cơng nghệ thơng tin cần phối hợp để hỗ trợ người dùng cũng như xử lý kịp thời các sự cố xảy ra. Có thể thiết lập một đường dây nóng và phân cơng trực 24/24 để tiếp nhận kịp thời những tình huống đột xuất và sau đó thống kê những điểm thường vướng mắc để phịng ngừa, có kế hoạch tập huấn hoặc hướng dẫn chung. Và sau khi kết thúc chuyển giao thì phịng cơng nghệ thông tin của bệnh viện cần chủ động, tiếp tục tổ chức thực hiện công tác này. Khi tiến hành nâng cấp hệ thống, cần có sự tham gia đóng góp ý kiến và thống nhất của các đại diện thuộc các lĩnh vục chuyên môn khác nhau trong bệnh viện: bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, kế tốn, nhân viên hành chính…

Cuối cùng là yếu tố sự phù hợp với công việc cần được lưu ý kỹ càng. Vì thế các tính năng cần được liên tục cập nhật, hồn thiện phù hợp theo sự thay đổi trong các công tác chuyên môn của bệnh viện, nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ trong việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)