6. Bố cục của luận văn
1.3 Rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng
1.3.1. Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con ngƣời và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc khơng hoạt động hoặc do yếu tố bên ngồi.
Rủi ro tác nghiệp tồn tại trong hầu hết các bộ phận của ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ giao dịch kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động chấp nhận rủi ro. Rủi ro tác nghiệp là các tổn thất do con ngƣời, do quá trình xử lý công việc, do hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động, hoặc do các sự kiện bên ngồi gây ra. Có thể hiểu, rủi ro tác nghiệp là rủi ro phát sinh do yếu tố con ngƣời (cẩu thả, gian lận); sự yếu kém trong hệ thống công nghệ, thông tin; sự sơ hở, thiếu các
quy định của các NHTM. Định nghĩa này bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhƣng không bao gồm rủi ro chiến lƣợc và rủi ro danh tiếng.
Rủi ro tác nghiệp bao gồm: gian lận của nhân viên, các vụ trộm, lỗi hệ thống, mất điện, lũ lụt, hoặc các lý do khác dẫn đến các sai sót ở một ngân hàng mà khơng thể phân loại vào các rủi ro khác. Rủi ro tác nghiệp cũng bao gồm cả rủi ro tuân thủ. Rủi ro tuân thủ là rủi ro tiềm ẩn ảnh hƣởng đến thu nhập và vốn phát sinh do việc không tuân thủ pháp luật, quy định, quy chế, thơng lệ tốt, chính sách và quy trình nội bộ hoặc các chuẩn mực đạo đức khác.
1.3.2 Rủi ro công nghệ và hoạt động
Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tƣ cho phát triển công nghệ không tạo ra đƣợc khoản tiết kiệm trong chi phí nhƣ đã tính. Rủi ro cơng nghệ có thể gây ra hiệu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống đáng kể và là nguyên nhân tiềm ẩn của sự phá sản ngân hàng trong tƣơng lai.
Rủi ro hoạt động phát sinh từ khả năng xảy ra thiệt hại cho khách hàng do hệ thống không đảm bảo sự thống nhất và đáng tin cậy. Ngân hàng thƣờng là đối tƣợng tấn công của những kẻ đột nhập hệ thống từ bên ngoài hoặc bên trong nhằm tác động lên các sản phẩm hoặc hệ thống ngân hàng. Rủi ro hoạt động cịn có thể phát sinh do nhầm lẫn của khách hàng, do hệ thống ngân hàng điện tử bị thiết kế hoặc triển khai khơng hồn chỉnh.Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ.
1.3.3. Rủi ro đạo đức
Theo nhà kinh tế học Paul Krugman, rủi ro đạo đức đƣợc hiểu là “trƣờng hợp khi một bên đƣa ra các quyết định liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia phải chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất bại” (Paul, 2009). Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì rủi ro đạo đức nảy sinh từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ phía khách hàng – ngƣời sử dụng vốn của ngân hàng. Chính vì thế, hậu quả của loại rủi ro này cũng do chính hai chủ thể ngân hàng và khách hàng phải gánh chịu.
Rủi ro đạo đức của ngân hàng từ ngƣời quản lý hay nhân viên của ngân hàng cũng đều đã xuất hiện trong thực tế. Tuy nhiên, đáng báo động hơn nữa là rủi ro đạo đức ngày nay khơng chỉ xảy ra đối với cán bộ tín dụng nhƣ trƣớc đây mà còn xảy ra ở các bộ phận khác, thậm chí là giao dịch viên, thủ quỹ… Kết quả của các vụ việc trên đều cho thấy một điều rằng hậu quả của rủi ro đạo đức là rất nghiêm trọng. Lòng tham, sự yếu kém trong khâu quản lý cán bộ ngân hàng, buông lỏng kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay đã gây nên những hệ luỵ vơ cùng lớn trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.