Quan điểm tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 72 - 73)

3.1.1. Phù hợp với quy mơ, trình độ quản lý của doanh nghiệp

Khác với thơng tin kế tốn tài chính mang tính pháp lệnh, phải tuân thủ và bị ràng buộc bởi những nguyên tắc, chuẩn mực kế tốn chung; thơng tin KTQT lại mang tính chất nội bộ, rất linh hoạt, bị chi phối bởi những đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy khi tổ chức cơng tác KTQT, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn những nội dung cũng như mơ hình KTQT thật phù hợp với ngành nghề kinh doanh, quy mơ cơng ty, trình độ của nguồn nhân lực, năng lực tài chính và trình độ khoa học kỹ thuật của mình nhằm đảm bảo cho bộ máy kế toán quản trị vận hành hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, đáp ứng được yêu cầu thông tin cho nhà quản trị. Các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đa phần là một doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất và con người còn hạn chế, nhu cầu thông tin cũng khơng địi hỏi q cao nên cần lựa chọn những nội dung và mơ hình tổ chức bộ máy KTQT thật phù hợp, xuất phát từ nhu cầu thực tế và phục vụ được các chức năng của nhà quản trị; không nên lựa chọn những nội dung KTQT hiện đại hay mơ hình tổ chức quá phức tạp sẽ gây lãng phí và kém hiệu quả khi vận hành.

3.1.2. Đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị của từng doanh nghiệp

Thông tin từ nhà quản trị rất đa dạng, phục vụ việc ra nhiều quyết định khác nhau từ việc ra quyết định hàng ngày cho đến việc ra quyết định dài hạn trong tương lai. Điều này địi hỏi hệ thống KTQT phải cung cấp những thơng tin tổng hợp, phục vụ cho mục đích phân tích và đánh giá. Bên cạnh cung cấp thông tin ra quyết định, cần thiết chú trọng đến vấn đề kiểm sốt chi phí nhằm làm giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Để làm được điều đó, cần xây dựng được các định mức chi phí, xây dựng dự tốn chi phí chính xác, vừa thiết kế ghi nhận chi phí thực hiện theo từng đơn đặt hàng, từng hợp đồng cụ thể để tính

tốn các biến động, tìm ra ngun nhân, đưa ra giải pháp và đánh giá hiệu quả hoạt động.

3.1.3. Tính phù hợp và hài hịa giữa chi phí và lợi ích

Nội dung của phương pháp cân đối chi phí-lợi ích là phải thiết lập mối liên hệ giữa chi phí và lợi ích kinh tế mà nó đem lại. Chi phí được xem là hữu ích khi nó tạo ra một giá trị hữu dụng, chi phí được xem là hiệu quả khi nó tạo ra một giá trị hữu dụng tương ứng với một giá trị gia tăng hoặc nguồn thu nhập, tiềm năng kinh tế lớn hơn chi phí.

Nguyên tắc cơ bản khi tổ chức công tác KTQT cho doanh nghiệp phải cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Hệ thống KTQT phải mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, tức là vừa phải đảm bảo được các thông tin cung cấp vừa đảm bảo tính hài hịa giữa lợi ích và chi phí khi tổ chức thực hiện.

3.1.4. Phải tích hợp KTQT và kế tốn tài chính trong cùng một hệ thống để thực hiện mục tiêu KTQT

Kế tốn tài chính và KTQT đều là cơng cụ quan trọng phục vụ cho mục tiêu quản lý doanh nghiệp.

Kế tốn tài chính và KTQT đều ghi chép, cung cấp thơng tin kinh tế tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Xây dựng KTQT trên cơ sở kết hợp hài hịa với kế tốn tài chính là tất yếu khách quan, vừa bổ sung cho nhau, vừa đảm bảo tính lợi ích kinh tế khi tổ chức công tác KTQT cho doanh nghiệp. Ngoài ra, để nâng cao hơn nữa hiệu quả các thông tin nhằm phục vụ công tác quản lý và ra quyết định đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của sản xuất thì cần phải tích hợp tốt cơng tác KTQT và kế tốn tài chính trong cùng một hệ thống để thực hiện mục tiêu KTQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)