Nhận diện, phân loại chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 74 - 77)

3.2. Tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh

3.2.1. Nhận diện, phân loại chi phí

Ngồi cách phân loại chi phí mà đơn vị đang sử dụng nhằm mục đích hoạch định, kiểm sốt chi phí trong việc đưa ra các quyết định của nhà quản lý, KTQT cần phân loại chi phí theo cách ứng xử, nghĩa là mức độ hoạt động thay đổi thì chi phí sẽ biến động như thế nào. Theo cách này các khoản chi phí phát sinh được phân loại thành biến phí (chi phí biến đổi), định phí (chi phí cố định) và chi phí hỗn hợp (biến phí + định phí). Như vậy, doanh nghiệp có thể phân loại chi phí như sau:

Bảng 3.1: Phân loại chi phí trong doanh nghiệp thủy sản theo cách ứng xử

Khoản mục chi phí Biến

phí Định phí Chi phí hỗn hợp Ghi chú I. Bộ phận sản xuất

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp X

3. Chi phí nhân cơng gián tiếp X

4. Chi phí cơng cụ, dụng cụ X

5. Chi phí khấu hao tài sản cố định X

6. Chi phí điện, nước trong phân xưởng sản

xuất X

7. Chi phí kiểm tra X

8. Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị X

9. Chi phí khác (điện thoại,…) X

II. Bộ phận bán hàng

1. Chi phí nhân cơng X

2. Chi phí vật liệu, dụng cụ bán hàng X

3. Chi phí khấu hao tài sản cố định X

4. Chi phí điện, nước, internet X

5. Chi phí điện thoại X

6. Chi phí quảng cáo X

7. Chi phí hoa hồng bán hàng X

III. Bộ phận quản lý doanh nghiệp

1. Chi phí nhân cơng X

2. Chi phí vật liệu, dụng cụ X

3. Chi phí khấu hao tài sản cố định X

4. Chi phí điện, nước, internet X

5. Chi phí hội họp, tiếp khách X

……

Nhằm phục vụ việc lập kế hoạch, phân tích và quản lý chi phí, KTQT cần phải phân tích các chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí. Việc phân tích này được thực hiện bằng các phương pháp như: phương pháp cực đại-cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán. Tuy nhiên, nếu mức độ chi phí hỗn hợp khơng lớn, yêu cầu chi tiết của doanh nghiệp thủy sản chưa địi hỏi phân

tích sâu thì có thể xem chi phí hỗn hợp là biến phí nếu tỷ trọng biến phí trong chi phí hỗn hợp lớn và là định phí trong trường hợp ngược lại.

Việc phân loại một số chi phí như bảng 3.1. chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào tình hình thực tế mỗi doanh nghiệp mà có cách phân loại chi phí trong từng loại chi phí thành biến phí, định phí hay chi phí hỗn hợp khác nhau.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực tế của sản phẩm. Ngun vật liệu chính tại Cơng ty bao gồm chủ yếu tôm, cá, mực. Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm từ 80% đến 90% trong tổng chi phí.

- Nguyên vật liệu phụ: bao gồm các vật liệu xuất dùng không trực tiếp cấu thành nên sản phẩm mà để phục vụ cho công tác bảo quản, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm. Gồm khay xốp, túi PE, đá lạnh, clorine, nước, dây niềng, sticker, carton, muối tinh, thuốc nhuộm, bột ngọt, phèn…Đây là các khoản chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí.

Chi phí nhân cơng trực tiếp:

Chi phí nhân cơng trực tiếp tại các doanh nghiệp thủy sản bao gồm tiền lương (tiền lương sản phẩm và tiền lương thời gian), tiền ăn trưa, các khoản trích theo lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) của cơng nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nếu công nhân sản xuất làm việc mỗi ngày hai ca thì doanh nghiệp sẽ hỗ trợ chi phí giữa ca cho cơng nhân.

Chi phí sản xuất chung:

Bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi nhà máy như:

- Chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng: vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ.

- Chi phí dụng cụ sản xuất: bao gồm chi phí về trang phục bảo hộ lao động, bàn ghế, xô chậu, rổ rá…

- Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khoản tiền trích khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng trong sản xuất.

- Chi phí tiền lương (lương và các khoản trích theo lương): chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của quản đốc nhà máy và các nhân viên quản lý nhà máy.

- Chi phí khác phục vụ phân xưởng: bao gồm các chi phí như tiền điện, điện thoại, chi phí sửa chữa, chi phí bằng tiền khác... phục vụ sản xuất.

Chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng tại các doanh nghiệp thủy sản thông thường là các khoản chi phí phát sinh cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện các đơn đặt hàng, giao sản phẩm thủy sản cho khách hàng, bao gồm các khoản chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, hoa hồng đại lý, hàng mẫu, chi phí giám định, bảo hiểm hàng hóa, chi phí quảng cáo, hội chợ triễn lãm, lương nhân viên bán hàng, khấu hao tài sản cố định,…

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Đối với các doanh nghiệp thủy sản, đây là tồn bộ chi phí chi ra cho nhu cầu tổ chức và quản lý chung trong tồn doanh nghiệp như: chi phí cơng cụ dụng cụ, văn phịng phẩm, đồ dùng quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại,…), lương nhân viên quản lý, chi phí tiếp khách,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)