3.2. Tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh
3.2.4. Xây dựng kế toán trung tâm trách nhiệm
Các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu khi xây dựng mơ hình kế tốn trách nhiệm có thể áp dụng mơ hình kế tốn trách nhiệm theo chức năng. Đây là mơ hình phân chia trách nhiệm theo các bộ phận chức năng tương ứng với các bộ phận trong doanh nghiệp và trình bày các thành quả hoạt động theo các chỉ tiêu tài chính. Đối với các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, vấn đề nhà quản lý quan tâm là chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh và việc kiểm soát đơn giản dựa trên so sánh số liệu thực tế với dự tốn để tìm ra chênh lệch, từ đó tìm ra
nguyên nhân của những mặt hạn chế và đề xuất ra giải pháp khắc phục kịp thời. Hơn nữa, việc xây dựng kế tốn trách nhiệm theo mơ hình chức năng giúp doanh nghiệp dễ thực hiện, ít tốn kém chi phí, do đó đảm bảo cân đối được vấn đề chi phí- lợi ích trong việc tổ chức cơng tác KTQT tại đơn vị.
Đối với các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, tác giả đề xuất xây dựng hệ thống kế tốn trách nhiệm theo chức năng vì những lý do sau đây:
- Theo mơ hình này việc phân chia các trung tâm trách nhiệm tương ứng với các bộ phận trong doanh nghiệp nên việc phân chia khá thuận lợi và dễ dàng.
- Việc quản lý các trung tâm trách nhiệm chủ yếu dựa vào ngân sách và các chỉ tiêu tài chính bằng cách so sánh, đánh giá giữa dự toán với thực hiện.
- Việc phân chia theo mơ hình này đơn giản, ít tốn kém, rất phù hợp với một doanh nghiệp còn hạn chế về nhân sự, tài chính và cơng nghệ thơng tin đối với các doanh nghiệp này.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thành quả và các báo cáo thành quả của từng trung tâm trách nhiệm:
Trung tâm trách nhiệm
Chỉ tiêu đánh giá thành quả
Báo cáo thành quả
Trung tâm đầu tư
- Lợi nhuận để lại (RI) - Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
Báo cáo đánh giá thành quả hoạt động của trung tâm đầu tư
Trung tâm lợi nhuận
- Chênh lệch giữa lợi nhuận thực hiện và lợi nhuận dự toán
- Tỷ lệ lợi nhuận/tổng tài sản
Báo cáo đánh giá thành quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận
Trung tâm doanh thu
- Chênh lệch giữa doanh thu thực hiện và doanh thu dự toán
- Tỷ lệ lợi nhuận/doanh
Báo cáo đánh giá thành quả hoạt động của trung tâm doanh thu
thu
Trung tâm chi phí
- Chênh lệch giữa chi phí thực hiện và chi phí dự tốn
- Tỷ lệ chi phí/doanh thu
Báo cáo đánh giá thành quả hoạt động của trung tâm chi phí
Báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm (xem phụ lục 8)
3.2.5. Xây dựng và thiết kế thơng tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định
Khi nhà quản lý đưa ra quyết định thì phải căn cứ vào thông tin thích hợp. Thơng thường có 2 dạng thơng tin: thơng tin định lượng và thơng tin định tính.
- Thơng tin định lượng: là thơng tin liên quan đến việc tính tốn dịng thu và chi liên quan đến phương án nghiên cứu, bao gồm thơng tin thích hợp và thơng tin khơng thích hợp. Thơng tin thích hợp bao gồm thơng tin chênh lệch và chi phí cơ hội, thơng tin khơng thích hợp bao gồm thơng tin giống nhau giữa các phương án và chi phí chìm. Người ra quyết định cần căn cứ vào nguồn thơng tin thích hợp để đưa ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.
- Thơng tin định tính: là thơng tin mang tính chất tác động, ảnh hưởng đến các phương án, như môi trường kinh doanh, cung cầu thị trường, chính sách của nhà nước có liên quan đến việc lựa chọn phương án.
Sau đó, KTQT sẽ tổ chức thu thập thơng tin phục vụ cho việc ra quyết định. Đầu tiên phải xác định được mục tiêu thu thập thơng tin, tiếp theo đó KTQT xác định loại thơng tin mà nhà quản trị quan tâm và phương pháp để thu thập thơng tin một cách có hiệu quả nhất. Khi có được nguồn thơng tin thích hợp KTQT sẽ tiến hành phân tích thơng tin thu thập và đưa ra kết quả phân tích, kết quả này được thể hiện dưới dạng so sánh hoặc dưới dạng mẫu báo cáo thu nhập dạng đảm phí để giúp cho nhà quản trị lựa chọn và tiến hành ra quyết định.
Sau đây tác giả xin lựa chọn một số công cụ và kỹ thuật ra quyết định phù hợp, có thể ứng dụng tại các doanh nghiệp thủy sản tại Bạc Liêu.
3.2.5.1. Phân tích điểm hịa vốn dùng kỹ thuật Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận
Phân tích điểm hịa vốn là một trong những cơng cụ rất quan trọng trong kỹ thuật phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vì nó cho doanh nghiệp biết được tại mức sản lượng nào thì hịa vốn cũng như xác định được vùng lãi, lỗ. Từ đó giúp doanh nghiệp xem xét quá trình kinh doanh của mình một cách chủ động và tích cực, đồng thời có thể đề ra những biện pháp để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Ví dụ minh họa về phân tích điểm hịa vốn dùng kỹ thuật Chi phí – khối lượng – lợi nhuận được trình bày ở phụ lục 9.
3.2.5.2. Phân tích lợi nhuận dùng kỹ thuật Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận
Bên cạnh việc phân tích điểm hịa vốn, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng một cách tiếp cận khác của kỹ thuật phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận đó là phân tích lợi nhuận theo mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Theo cơng cụ này, doanh nghiệp có thể xác định sản lượng, doanh thu cần đạt được để đảm bảo một mức lợi nhuận nào đó. Điều này rất có ích trong việc phân tích dự báo của doanh nghiệp. Ví dụ minh họa về phân tích lợi nhuận dùng kỹ thuật chi phí – khối lượng – lợi nhuận được trình bày ở phụ lục 9.
3.2.5.3. Quyết định tiếp tục hay ngừng kinh doanh một bộ phận
Trong các doanh nghiệp thủy sản có rất nhiều phân xưởng sản xuất được chia thành từng cơng đoạn trong q trình chế biến sản phẩm hoặc phân loại theo từng loại sản phẩm (tơm, cua, mực, cá). Khi một phân xưởng bị trì truệ hay lỗ trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì nhà quản lý đứng trước quyết định có nên tiếp tục duy trì bộ phận này hay khơng, hay phải thay thế bởi bộ phận khác. Quyết định này chịu sự ảnh hưởng và tác động từ nhiều nhân tố. Quyết định cuối cùng được căn cứ vào việc đánh giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ví dụ minh họa về quyết định tiếp tục hay ngừng kinh doanh một bộ phận được trình bày trong phụ lục 9.
Các mặt hàng sản phẩm thủy sản rất đa dạng về chủng loại và lượng sản phẩm. Do đó, đơn hàng của khách hàng cũng đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện các doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Bạc Liêu quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, trong trường hợp nhận được những đơn hàng từ đối tác xuất khẩu với số lượng lớn thì doanh nghiệp có nên chấp nhận đơn hàng đó với quy mơ sản xuất hiện tại đang có hay khơng. Doanh nghiệp phải đưa ra quyết định dựa vào lợi nhuận đạt được khi thực hiện đơn hàng đó, vì đa phần mục tiêu của doanh nghiệp là làm sao tận dụng được hết năng lực có giới hạn để đạt tổng số lợi nhuận cao nhất. Ví dụ minh họa về quyết định trong điều kiện năng lực bị giới hạn được trình bày trong phụ lục 9.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thực hiện KTQT
Cần có sự cải tiến trong chương trình và phương pháp đào tạo chuyên ngành kế toán ở các Trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp chuyên ngành kế toán. Trong đó, chú trọng đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng thực hành, để có thể ứng dụng nhiều trong thực tế. Nhà trường có thể xây dựng phịng kế tốn quản trị mơ phỏng, để sinh viên có thể vận dụng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Hay hướng dẫn sinh viên kiến tập ở các doanh nghiệp để sinh viên có thể tìm hiểu thực tế, cọ xát với các tình huống cụ thể.
3.2.2. Đối với nhân viên KTQT
Phải được đào tạo chuyên môn về KTQT trong doanh nghiệp. Người làm kế toán quản trị phải nhận thức được vai trị của KTQT trong doanh nghiệp khơng chỉ là cung cấp thông tin cho nhà quản trị, mà còn tham mưu cho nhà quản trị ra các quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Do đó, nhân viên kế toán cần thường xuyên trao dồi, cập nhật kiến thức chun mơn để nâng cao trình độ về công tác KTQT.
3.3.3. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp
Cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý cho nhà quản trị, giúp nhà quản trị thấy được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong hệ thống kế toán. Nhà quản trị
cần xác định rõ những thông tin cần được bộ phận KTQT cung cấp, để bộ phận kế toán quản trị xây dựng mô hình đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin, để nhanh chóng áp dụng KTQT vào doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay thường cho rằng vai trò quan trọng nhất của hệ thống kế toán là thực hiện những gì mà chế độ tài chính, kế tốn của nhà nước u cầu, họ chưa nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống thơng tin kế tốn, đặc biệt là thơng tin KTQT. Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần xây dựng các kênh thông tin để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống thông tin KTQT.
3.3.4. Đối với doanh nghiệp
Có thể nhận thấy khối lượng dữ liệu mà hệ thống KTQT phải xử lý để chuyển thành những thơng tin hữu ích là rất lớn, đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với hệ thống kế tốn tài chính. Điều này địi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản cần có những đầu tư thích đáng cho cơng tác KTQT, với các máy vi tính tốt và các phần mềm xử lý thông tin. Theo tác giả, đầu tư cho việc tổ chức công tác KTQT là điều kiện cần để mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu so với các tỉnh lân cận và trong cả nước. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đưa nhân viên đi đào tạo, huấn luyện về kỹ năng cũng như kiến thức chuyên mơn về KTQT. Doanh nghiệp phải có tầm nhìn xa hơn, khơng nên vì những khoản chi phí bỏ ra trước mắt mà khơng đầu tư vào công tác KTQT tại đơn vị. Lợi ích thu được từ việc tổ chức công tác này trong tương lai sẽ nhiều hơn so với chi phí bỏ ra trong hiện tại. Vì tổ chức cơng tác KTQT giúp doanh nghiệp có tầm nhìn xa hơn, sâu sắc hơn trong việc hoạch định, tổ chức, kiểm soát, ra quyết định để đạt được những mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất.
3.3.5. Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc
- Nhà nước cần ban hành một chính sách kế tốn phân định riêng phạm vi phản ánh của KTQT cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị tại doanh nghiệp. Nhằm định hướng cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng trong việc thực hiện KTQT cho doanh nghiệp mình. Nhà nước chỉ cần phát họa ra
bức tranh tổng thể để từng doanh doanh nghiệp nhìn nhận và ứng dụng cụ thể vào tình hình thực tế ở doanh nghiệp mình, chứ Nhà nước cũng khơng nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật KTQT của doanh nghiệp. Vì như thế, sẽ làm cản trở các cơng việc kế tốn khác.
- Hội kế toán Việt Nam nên tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện KTQT bằng việc đưa ra một số mơ hình tổ chức kế tốn mẫu phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, từng quy mô của doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo. Trên cơ sở đó, giúp doanh nghiệp nhận thức được vai trò và tác dụng của KTQT cũng như những định hướng cho việc tổ chức công tác KTQT phù hợp với doanh nghiệp mình. Tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể mà doanh nghiệp có thể mở rộng, thu hẹp hay thiết kế lại mơ hình cho thích hợp nhất.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua phần khảo sát ở chương 2, ngồi những mặt tích cực đặt được thì cũng cịn đó những vấn đề cần phải giải quyết. Và chương 3 tập trung đưa ra giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục những vấn đề đó, qua đó nâng cao hiệu quả tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Trong chương này tác giả đã xây dựng KTQT tập trung vào các nội dung như xâu dựng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo KTQT, xây dựng bộ máy KTQT phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệ thủy sản. Đồng thời, phải đảm bảo sự hồi hịa giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra để nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Tác giả cũng đã đưa ra cách thức tổ chức nội dung KTQT cho các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp này.
KẾT LUẬN
Để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong mơi trường mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị là phải nhanh nhạy với những biến động của thị trường, và phải kiểm sốt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải có một hệ thống thông tin tốt để cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định. Thơng tin càng được khai thác tốt thì giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định càng chính xác và giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro.
Tổ chức cơng tác KTQT có thể giúp cho doanh nghiệp đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. Đồng thời có thể chỉ ra các nguyên nhân yếu kém trong khâu sản xuất, đánh giá được trách nhiệm quản lý của các bộ phận quản lý. Nó cho phép doanh nghiệp lập các dự toán sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị nhanh chóng.
KTQT rất cần thiết cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. Luận văn đã đi sâu tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Thơng qua việc tìm hiểu thực trạng kết hợp với lý thuyết về KTQT, tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể, chi tiết cho từng nội dung của KTQT. Ngồi ra cịn có những kiến nghị để nhằm phát huy hiệu quả của việc tổ chức thực hiện công tác này.
Với nội dung trên, tác giả luận văn hy vọng sẽ đóng góp được phần nào kiến thức hiểu biết của mình trong việc tổ chức công tác KTQT và giúp doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu phát huy vai trị của thơng tin kế toán vào hoạt động quản trị, nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong ngành. Tuy vậy, do khả năng có hạn cộng với thời gian nghiên cứu hạn chế cho nên kết quả luận văn sẽ có những khiếm khuyết cần phải khắc phục, tác giả xin chân thành nhận những đóng góp từ quý