1.2.2 .1Các nhân tố khách quan
1.4 Bài học kinh nghiệm về huy động tiền gửi khách hàng của các ngân hàng
1.4.1 Kinh nghiệm từ Nhật Bản
- Bài học về việc phát triển sản phẩm ngân hàng di dộng4:
Năm 2009, Jibun Bank (Ngân hàng liên doanh giữa Bank of Tokyo – Mitsubishi và Công ty viễn thông hàng đầu tại Nhật Bản KDDI) nhận đƣợc giải thƣởng Công nghệ thông tin ngân hàng khu vực Châu Á cho “Dự án Kore Banking tốt nhất” - một trong những giải thƣởng uy tín nhất của ngành dịch vụ tài chính với phần mềm của hãng Oracle có khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng hồn chỉnh trên điện thoại di động thơng minh.
4
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên phát triển thiết bị di động 3G trên thế giới và gần 100% khách hàng tại Nhật đã sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. Chính sự phát triển hạ tầng viễn thông tại nƣớc này với việc ứng dụng công nghệ 3G và phát triển các thiết bị viễn thông trên nền tảng 3G đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngân hàng Jibun là ngân hàng đầu tiên trên thế giới sử dụng điện thoại di động nhƣ một kênh truy cập chính, cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động từ mở tài khoản, gửi tiền, thanh tốn điện tử, cho vay, thẻ tín dụng và các cơng cụ lập kế hoạch tài chính, bên cạnh đó vẫn cung cấp dịch vụ qua các kênh khác nhƣ internet, ATM và thƣơng mại điện tử. Kết quả sau 8 tháng ra mắt dịch vụ kể từ tháng 6 năm 2008, số lƣợng khách hàng đăng ký mới đã tăng hơn 500.000 ngƣời và đối tƣợng khách hàng chủ yếu là phụ nữ và ngƣời tiêu dùng thế hệ trẻ.
Theo Tohara - Chủ tịch Ngân hàng Jibun điểm khác biệt làm nên thành cơng của Ngân hàng Jibun đó là "Khơng giống nhƣ các ngân hàng truyền thống, ngân hàng di động đƣợc sử dụng nhƣ một kênh thứ cấp mà thơng qua đó khách hàng chỉ có thể tiến hành kiểm tra tài khoản và giao dịch cơ bản thì ngân hàng Jibun lại hoàn toàn dựa vào điện thoại di động và Internet chỉ phục vụ nhƣ là một kênh thứ cấp" và "Công nghệ là mấu chốt trong mơ hình kinh doanh của ngân hàng”.
Dựa trên những thành công trong công tác huy động tiền gửi từ việc phát triển công nghệ thông tin, các NHTM Việt Nam cũng đã từng bƣớc thiết lập hệ thống internet banking, mobile banking để gia tăng tiện ích, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên để đạt đƣợc thành công trong công tác huy động vốn thông qua kênh phân phối hiện đại này, các NHTM cần có sự đầu tƣ lớn về kinh phí và ngồi ra cần có sự hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật của quốc gia và việc nâng cao trình độ dân trí và thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ công nghệ của ngƣời dân. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cần nổ lực khai thác các thị trƣờng mới, chƣa đƣợc khai phá, phát triển ngày càng nhiều dịch vụ để gia tăng số lƣợng khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn tiền gửi huy động cho ngân hàng.
- Bài học về việc phát triển mơ hình chuyển mạch tập trung
Trong bài viết “Hệ thống thanh toán bán lẻ tại Nhật Bản” trên trang web của NHNN Việt Nam (www.sbv.gov.vn) có dẫn chứng bài viết về mơ hình chuyển mạch tập trung tại Nhật Bản. Từ những năm 1990, các ngân hàng và các định chế nhận tiền gửi tại Nhật Bản đã xây dựng những mạng lƣới CD (Máy rút tiền) /ATM (máy giao dịch tự động) - một cơ chế thanh toán điện tử quan trọng tại Nhật Bản, và từ chín hệ thống biệt lập cùng tồn tại ở Nhật Bản cho đến tháng 2/1990, các liên minh này đƣợc kết nối thông qua hệ thống chuyển mạch tập trung của Nhật Bản (MICS) với nhiều cấp chuyển mạch nên hệ thống này hoạt động khá phức tạp.
Để giảm chi phí phát triển nhiều hệ thống và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, tháng 3/2002, các ngân hàng đã đi đến thỏa thuận tích hợp các hệ thống thế hệ mới. Tháng 1/2004, dịch vụ chuyển mạch tích hợp của MICS đã đƣợc khai trƣơng và đi vào hoạt động, tích hợp dịch vụ chuyển mạch ATM của những liên minh khác nhau. Với việc xây dựng hệ thống chuyển mạch tập trung thế hệ mới năm 2002, các giao dịch thanh toán, giao dịch thẻ, giao dịch chuyển tiền có khả năng liên kết các thành viên tham gia, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, giúp các ngân hàng giảm thiểu chi phí hoạt động, thu hút lƣợng lớn khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tạo cho các ngân hàng thêm kênh huy động vốn với chi phí thấp bằng cách gia tăng một cách đáng kể số dƣ tiền gửi thanh toán cho ngân hàng.
Tại Việt Nam hiện tại đã xây dựng hệ thống Banknet và Paynet để kết nối hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng, xử lý bù trừ thanh toán đối với các ngân hàng với sự tham gia góp vốn của nhiều ngân hàng. Các ngân hàng của Việt Nam cần học hỏi nhiều hon nữa về kinh nghiệm xây dựng hệ thống chuyển mạch của các nƣớc nhƣ Nhật Bản để xây dựng hoàn thiện hệ thống chuyển mạch của quốc gia và có đƣợc thành cơng nhƣ các nƣớc bạn đi trƣớc.
1.4.2 Kinh nghiệm từ ngân hàng ANZ
Trong giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng thế giới năm 2001 – 2004, tình hình kinh doanh của ANZ gặp rất nhiều khó khăn cả trên thị trƣờng trong nƣớc lẫn quốc tế. Tình hình kinh tế suy giảm, giá cả thị trƣờng không ổn định, lãi suất sụt giảm mạnh đã
ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trên thế giới. Trong giai đoạn này sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đã khiến cho mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra bị thu hẹp đáng kể, thu nhập của ngân hàng cũng theo đó mà suy giảm mạnh. Trƣớc tình hình đó ANZ đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình huy động vốn cũng nhƣ phát triển bổ sung nhiều tiện ích kèm theo cho khách hàng gửi tiền bên cạnh việc điều chỉnh lãi suất theo cung cầu thị trƣờng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh nhờ đó mà lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng đƣợc duy trì.
Khơng chỉ riêng trong hoạt động huy động vốn mà ngay khi nhận thấy những thế mạnh của các ngân hàng khác về quy mô hoạt động, vốn, công nghệ, sản phẩm dịch vụ..., lo sợ các đối thủ sẽ lấn át mình trong tƣơng lai, ANZ đã đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh ngay tức thì mà tiêu biểu là tái cơ cấu ngân hàng ANZ và chiến lƣợc đã đƣợc nổ lực thực hiện mang về những thành cơng cho ANZ nhƣ ngày hơm nay. Chính sự thay đổi kịp thời, tận dụng cơ hội và có chiến lƣợc đối phó với khó khăn một cách hiệu quả đã giúp ANZ vƣợt qua khó khăn và phát triển cho tới hơm nay.
Bài học cho các NHTM Việt Nam là để luôn giữ đƣợc vị thế cạnh tranh của ngân hàng mình cũng nhƣ ngày càng phát triển hơn trong tƣơng lai, tự bản thân mỗi ngân hàng phải vạch ra đƣợc chiến lƣợc kinh doanh riêng dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của ngân hàng để cải thiện ngày một tốt hơn, luôn đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và thị hiếu của khách hàng.
1.4.3 Kinh nghiệm từ HSBC5
Hiện nay trên thế giới các ngân hàng đểu rất chú trọng đến việc gia tăng chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm công nghệ. Các sản phẩm tiền gửi mới luôn đƣợc tung ra với nhiều ƣu đãi hấp dẫn để lôi kéo khách hàng. HSBC luôn là một trong những ngân hàng đón đầu về xu thế, tiên phong trong việc triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ bán lẻ thu hút khách hàng. Trong năm 2015 HSBC cũng đang có rất nhiều chƣơng trình khuyến mãi dành cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của HSBC nhƣ:
- HSBC miễn phí mở thẻ tín dụng và cộng thêm 1 triệu đồng vào tài khoản cùng các quà tặng khác để khuyến khích khách hàng gia tăng sử dụng thẻ tín dụng HSBC.
5
- Khi sử dụng thẻ HSBC để thanh toán khách hàng đƣợc giảm giá đến 50% trong các ngày hội mua sắm của HSBC tại các cửa hàng mua sắm, nhà hàng, Spa, du lịch.... rất hấp dẫn. Ƣu đãi tích lũy điểm thƣởng để khách hàng sử dụng dịch vụ, tích lũy điểm và nhận nhiều phần quà từ HSBC hay chƣơng trình mua hàng trả góp lãi suất 0% khi sử dụng thẻ HSBC đƣợc rất nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng.
- HSBC Premier cung cấp những sản phẩm ngân hàng đẳng cấp quốc tế và khách hàng đƣợc miến phí đăng ký tham gia, đƣợc hƣởng lãi suất ƣu đãi với sự hỗ trợ của HSBC trên toàn cầu, khách hàng thoải mái học tập, làm việc, du lịch ở bất cứ nơi đâu. Hỗ trợ tiền mặt ở bất kỳ nơi đâu và cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh với mức phí ƣu đãi.
Để tăng khả năng cạnh tranh huy động tiền gửi, các ngân hàng hiện nay triển khai rất nhiều sản phẩm huy động với lãi suất hấp dẫn và kèm theo nhiều ƣu đãi khác nhƣ quà tặng, tích điểm đổi quà khi có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, cơ hội đi du lịch, Spa… Các NHTM Việt Nam hồn tồn có thể áp dụng các hình thức ƣu đãi này khi phát triển các sản phẩm huy động vốn đồng thời với giải pháp phát triển sản phẩm thanh toán vừa giúp ngân hàng phát triển nguồn vốn không kỳ hạn vừa gia tăng thu nhập cho ngân hàng thông qua các dịch vụ khác.
Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn trên thế giới cũng rất chú trọng việc cạnh tranh dựa trên chất lƣợng dịch vụ và uy tín ngân hàng. Một số ngân hàng lớn có mạng lƣới ở nhiều quốc gia đã tận dụng ƣu thế này để phát triển các ƣu đãi nhƣ: giảm phí dịch vụ quốc tế, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng khi giao dịch tại các quốc gia khác nhau. Hiện tại các ngân hàng của Việt Nam chƣa phát triển mạnh hệ thống các điểm giao dịch ở nhiều quốc gia khác nhƣng đây cũng là một gợi ý để các ngân hàng của Việt Nam xem xét áp dụng trong tƣơng lai.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề cơ bản về huy động tiền gửi của khách hàng tại các NHTM, tập trung vào các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác huy động tiền gửi của NHTM và những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng tại NHTM. Những cơ sở lý thuyết này làm nền tảng cho những phân tích ở chƣơng 2 về hoạt động huy động tiền gửi khách hàng tại Eximbank. Từ dó đề xuất các giải pháp phù hợp để góp phần tăng cƣờng huy động tiền gửi khách hàng tại Eximbank.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM