PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN NGỒI CƠNG TY LAN XANG TRAVEL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty du lịch lan xang nước CHDCND lào đến năm 2020 (Trang 43)

2.2.1 Môi trường vĩ mô

2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế

Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế của Lào

Chỉ tiêu / Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng GDP (%) 7.0 7.1 7.1 7.4 7.9

GDP bình quân đầu người (USD) 673 687 818 906 986 ( Nguồn: Cục thống kê năm 2014 )

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy GDP và GDP bình quân

đầu người của Lào tăng lên qua các năm. Năm 2014, tốc độ tăng GDP là 7.9% là tốc độ cao nhất trong 5 năm qua ( kế hoạch năm 2014 là 7.5%). Dự báo giai đoạn 2015 - 2020 tốc độ tăng trưởng của Lào vẫn sẽ được duy trì và gia tăng.

Tình hình kinh tế của Lào tương đối ổn định, GDP bình quân đầu người ngày một tăng qua các năm thể hiện xu hướng gia tăng thu nhập, mức sống người dân ngày càng được cải thiện, là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường sản phẩm của các donh nghiệp.

Hiện nay Lào đang từng bước phấn đấu gia nhập thành viên của tổ chức kinh tế thế giới ( WTO ), những khởi đầu đó đã bước đầu khởi đầu cho các doanh nghiệp có những cơ hội và thách thức lớn. Cơ hội là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường..., thách thức là sẽ chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía các cơng ty lớn, tập đồn mạnh của nước ngồi, giảm thị phần... Do đó địi hịi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh lâu dài có tính đến có tính đến tác động của mơi trường quốc tế, cải tiến chất lượng dịch vụ bắng việc học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới để tăng chất lượng dịch

vụ cũng như sản phẩm của công ty, coi trọng công tác xúc tiến thươg mại, quảng bá thương hiệu, sử dụng tốt nguồn nhân lực, liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp, cơng ty để tạo khối đồn kết vững chắc trên thương trưởng, thậm chí liên kết với cả các cơng ty nước ngồi nếu thấy thực sự có lợi.

2.2.1.2 Yếu tố chính trị - pháp lý.

Tình thình chính trị của CHDCND Lào ln được đánh giá là ổn định và an toàn và đây là một trong những lợi thế mà Lào đã có để cạnh tranh với các nước trong khu vực về việc thu hút đầu tư nước ngoài và du khách quốc tế đến Lào.

Về chính trị khu vực: khác với Lào, tình hình chính trị tại một số quốc gia thời gian gần đây diễn ra hết sức phức tạp và bất ổn, điện hình như phiến loạn tại Philipine, biểu tình tại Tháilan.,,,

Luật du lịch đa ra đời ngày mồng 9 tháng 11 năm 2005. Đã được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhất tác động đến ngành du lịch và là sự kiện quan trọng đã tạo một cơ chế cho loại hình dịch vụ du lịch phát triển nhanh và bền vững.

Trong những năm qua, chính phủ Lào đã rất nỗ lực tạo mơi trường pháp lý cho phù hợp hơn với tập quán thương mại quốc tế, cụ thể đã cho ra luật doanh nghiệp, luật đầu tư và cho ra đời sản giao dịch chứng khoán ( năm 2010 ), tuân thủ theo sự vận hạnh của nền kinh tế thị trường và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực nhạy cảm như viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng,....

Chính phủ nước CHDCND Lào hiện đang tích cực tiến hành cải cách hành chính tuy vẫn cịn nhiều vấn đề chưa giải quyết triệt đề như: thủ tục rờm rà, chồng chéo, một số cán bộ còn quan liêu, lạm quyền. Vấn đề phòng chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả, chỉ số minh bạch còn thấp, các chính sách, quyết định của Nhà nước chưa nhất quán và chưa có được tầm chiến lược dài hạn.

2.2.1.3 Các yếu tố văn hóa – xã hội.

Bản sắc văn hóa: Đồng hành cùng các tác nhân tích cực chính trị và kinh tế, yếu tố văn hóa cũng góp phần đáng kể thu hút nhà đầu tư và du khách đến Lào trong thời gian gần đây. Lào cịn có lịch sử hàng ngàn năm với 14 tục 12 lễ quốc gia

cộng đồng khách du lịch tại khu vực và trên thế giới. Điều đó tạo nên sự phong phú và sức hút tiềm tàng của sản phẩm du lịch Lào.

Điều kiện tự nhiên: nước Lào là một đất nước rất phong phú và đa dạng về tự nhiên, mà là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và thu hút khách quốc tế. Lào có nhiều thắng cảnh đẹp và các khu dự trữ sinh quyển. Đặc biệt là khu du lịch thác nước rải rác từ bắc tới nam nhất là Thác Khon Pa Phêng là thác nước ngọt cao nhất Đông Nam Á.

Dịch bệnh và thiên tai: ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển du lịch của nước Lào trong những năm qua như dịch SARS, cúm gia cầm (H5N1), đại dịch Ebola,.... vấn luôn ám ảnh du khách và các công ty lữ hành, nguy cơ tái diễn và phát sinh dịch mới không lường trước được.

2.2.1.4 Các yếu tố công nghệ

Trào lưu sử dụng thẻ thanh toán: thời gian gần đây là sự thâm nhập của các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master, các thương hiệu lớn này đã tác động tích cực đến sự ra đời của hàng loạt liên minh thẻ, tạo điều kiện tiện lợi cho khách hàng trong việc thanh toán mua hàng và dịch vụ. Chính vì sự thuận tợi của các loại thẻ tín dụng quốc tế đã kích cầu du lịch và khiến du khách chi tiêu nhiều hơn.

Đầu tư thương mại điện tử: theo số liệu của trung tâm du lịch Lào trong năm 2014, tỷ lệ các doanh nghiệp lữ hành có kết nối Internet đạt gần 90%, đây là một tỷ lệ khá cao so với các ngành nghề kinh doanh khác.

2.2.1.5 Các yếu tố về nhân lực

Theo đánh giá của ban quản lý du lịch Lào, lao động trong lĩnh vực du lịch hiện có hơn 250 ngàn người, trong đó lao động trực tiếp là 100 ngàn người, lao động gián tiếp là 150 ngàn người. Tuy nhiên chỉ có khoảng 45% lao động trong số này đã qua đào tạo.

Dự kiến đến năm 2020, khách du lịch sẽ tăng lên khoảng 3.8 triệu người, tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 7.8 %, tạo nguồn thu khoảng 450 triệu đô la Mỹ. Do vậy ngành du lịch cần khoảng 400 ngàn người lao động ( trong đó lao động trực tiếp khoảng 200 ngàn người ). Trong khi đó cơ sở đào tạo nghề du lịch hiện

nay chỉ có 11 đơn vị, với số học sinh, sinh viên ra trưởng khoảng 4 ngàn người mỗi năm. Với thực trạng này, đây là thách thức về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch trước nhu cầu của thị trường.

2.2.2 Các yếu tố vi mô

2.2.2.1 Các yếu tố về đối thủ cạnh tranh.

Thủ đô Viêng Chăn là nơi tập trung nhiều đơn vị lữ hành nhất cả nước, tính đến hết năm 2014 đã có 152 đơn vị lữ hành. Trong đó đơn vị lữ hành quốc tế là 50 đơn vị và văn phòng đại diện, nội địa là 102 đơn vị. Đây là một thách thức rất lớn cho Lan Xang Travel nếu muốn cạnh tranh và mở rộng thị phần.

Ngoài ra, việc mở cửa thị trường du lịch của Lào cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, áp lực cạnh tranh càng ngày cành gay gắt thêm.

2.2.2.2 Các nhà cung ứng

Đối với sản phẩm du lịch nói riêng, yếu tố nhà cung ứng vơ cùng quan trọng đối với chất lượng dịch vụ và sản phẩm của công ty. Đặc thù đối với sản phẩm lữ hành ( tuor du lịch ) quá trình tiêu thụ diễn ra đồng thời cùng với quá trình tạo nên sản phẩm. Các yếu tố để cấu thành một tour chọn gói tương đối đa dạng, nhạy cảm và khó kiểm sốt. Các nhà cung ứng chủ yếu bao gồm:

- Cơ sở cung ứng dịch vụ lưu trú ( khách sạn – khu nghỉ mát ):

Theo thống kê năm 2014, hiện nay cả nước Lào có 1,585 khách sạn và nhà nghỉ với 45833 phịng. Trong đó có 375 khách sạn, 1210 nhà nghỉ. Trong khi Lào cần phải có khoảng 500 khách sạn vào năm 2020, vì vậy lĩnh vực này đang rất thiếu và yếu. Lượng khách quốc tế trong những năm qua tăng trưởng tốt trong khi các cơ sở lưu trú chưa thể đảm bảo được, vậy không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhất là vào mùa cao điểm.

Ngoài ra, chất lượng dịch vụ lưu trú tại các địa điểm du lịch cũng không đồng đều, các khách sạn đạt tiêu chuẩn 3-5 sao chủ yếu chỉ nằm ở thành thị ( các trung tâm chính trị ) mà ngược lại tại nơi nghỉ, du lịch thì hầu hết là nhà nghỉ và resort bình dân, chưa đạt tiêu chuẩn và chưa hài lòng du khách.

Hệ thống các nhà hàng phục vụ khách du lịch trên toàn quốc hiện nay phát triển tương đối mạnh cùng với sự gia tăng của lượng du khách. Tuy nhiên, về mặt tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở hạ tầng, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thật sự ổn định nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của tour chọn gói. Đặc biệt là vào những giai đoạn cao điểm, tình trạng quá tải của nhà hàng cũng diễn ra tương tự như đối với khách sạn, tất yếu dẫn đến hệ quả không đáp ứng đủ cầu và chất lượng của dịch vụ bị kéo giảm.

Sự phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ của nhà hàng là vấn đề cơ hữu, các cơng ty lữ hành nói chung phụ thuộc và bị động rất nhiều trong quản lý nguồn cung ứng này. Và hiện nay cơng ty đã có hơn 50 đối tác trên tồn quốc để phục vụ khách hành về ăn uống.

- Nguồn cung ứng các dịch vụ vận chuyển:

Hầu hết các công ty lữ hành như Lan Xang Travel chủ yếu sử dụng các phương tiện vận chuyển của cơng ty mình, và các cơng ty chun vận chuyển, vậy công ty luôn chủ động trong việc sử dụng dịch vụ này. Lý do của việc sử dụng dịch vụ của các công ty khác là trong thời gian cao điểm, số lượng khách vượt quá khả năng mà phương tiện của cơng ty có thể đáp ứng được.

Về dịch vụ hàng không, đây cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với việc xây dựng sản phẩm du lịch, số hãng hàng khơng quốc tế đã có mặt tại Lào hiện nay là 13 hãng. Dự kiến sẽ có thêm trong tương lai, đưa số đường bay quốc tế đến Lào ngày một tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tuor inbound và outbound. Tuy nhiên về chất lượng, phong cách phục vụ, sự cắt giảm các chuyến bay thất thường, giá cả thay đổi tùy thời điểm đã gây khơng ít sự bị động cho công ty.

- Đội ngũ hướng dẫn viên:

Hầu hết các công ty lữ hành hiện nay thường sử dụng chủ yếu lực lượng cộng tác viên tự do ( free lance ) làm nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ một số hướng dẫn viên hợp đồng chính thức của cơng ty. Mặt trái của vấn đề này lại liên quan đến

những bất lợi trong việc quản lý nhân viên hướng dẫn và cộng tác hướng dẫn khách hàng trong quá trình phục vụ.

Lực lượng hướng dẫn viên chuyên nghiệp cả nước trong thời gian qua thiếu trầm trọng, đặc biết đối với hướng dẫn viên inbound sử dụng tiếng Pháp, Hoa, Nga, .....

Do phải sử dụng đối tượng bán chuyên nghiệp hoặc thiếu kinh nghiệm và chưa đủ tiêu chuẩn và đa phần là hướng dẫn viên tự do nên thiếu tính kỷ luật, thiếu cập nhật và định hướng,.... vậy chưa đáp ứng cao về chất lượng.

- Các điểm tham quan du lịch trong nước:

Ngoài yếu tố hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên, đa số các điểm tham quan hiện nay đang dần được đầu tư nền có tính sơ xài, thiếu bền vững, cơ sở hạ tầng và vệ sinh yếu kém, không đảm bảo các yếu tố bạo vệ mơi trường và có dấu hiệu khai thác q mức vì thế tính hấp dẫn dần bị mất đi theo thời gian và theo tốc độ khai thác.

So với quốc gia lân cận Lào cịn thiếu khu vui chơi giải trí như cơng viên, khu vui chơi theo chuyên đề và các khu vui chơi phức hợp có tính hấp dẫn cao với qui mơ lớn, đa dạng chị chơi, dịch vụ giải trí. Ngồi ra, sự hợp tác giữa các đơn vị quản lý điểm tham quan du lịch với các công ty du lịch cho đến thời điểm hiện nay chưa chặt chẽ, thiếu cộng hưởng lợi ích và thiếu bền vững.

- Các đối tượng cung ứng outbound tại nước ngồi:

Đó là những trung tâm du lịch nước ngồi cung ứng các dịch vụ du lịch trọn gói hoặc từng phần: khách sạn, vận chuyển, hướng dẫn tham quan. Lào là một thị trường mục tiêu của các hãng du lịch tại các quốc gia Thái lan, Pháp, Úc nên cơng ty tìm được các nhà cung ứng chun nghiệp, giá cả tốt, uy tín.

Tuy nhiên, do chưa phải là thị trường mục tiêu của các điểm đến khác như Hàn quốc, Trung quốc, Campuchia, Nhật bản, các quốc gia Châu Mỹ nên cơng ty khó khăn trong việc tìm ra TO ( tour operator ) chuyên nghiệp để phát triển tour tại các quốc gia này.

Hiện nay, với sự hoạt động hiệu quả, khả năng sinh lới tốt, các chỉ tiêu và tình hình tài chính lành mạnh nên cơng ty có được sự tài trợ vốn rất tốt từ các ngân hàng lớn như: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ....tạo sự ổn định về mặt tài chính cho hoạt động của cơng ty.

2.2.2.3 Khách hàng

Chia thành hai loại khách hàng chính: khách quốc tế ( thị trường inbound ) và khách nội địa ( thị trường trong nước ). Hai đối tượng này khác nhau cơ bản về các yếu tố địa lý, thu nhập, sở thích, tâm lý, văn hóa và vì vậy mà có những sự khác biệt về nhu cầu.

Khách quốc tế: bao gồm các quốc tịch khác nhau như Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc và các quốc gia Đồng Nam Á. Nếu như đa số đối tượng khách đến từ Châu Âu, Nhật, Mỹ có những yêu cầu cao về tiêu chuẩn dịch vụ, chương trình tour dài ngày, u thích sự n tĩnh, thích khám phá thiên nhiên và tìm hiểu rất kỹ thơng qua hướng dẫn viên....thì đối tượng khách hàng cịn có nhu cầu tiêu chuẩn dịch vụ ở mức thấp hơn, tham gia các chương trình tour ngắn ngày, thích sự sơi động và mua sắm quà lưu niệm....

Khách hàng trong nước: Đây là đối tượng chủ yếu của công ty trong các giai đoạn và được chia ra nhiều phân khúc thị trường khác nhau, tuy nhiên họ có những đặc điểm cơ bản như sau:

+ Tính trung thành của khách hàng thuộc nhóm này chưa cao, họ thường thay đội cơng ty du lịch vì những lý do khác nhau nhất là để tìm hiểu cách tổ chức và dịch vụ của công ty mới, hay do thay đổi người đại diện của khách hàng, hay những yếu tố tình cảm, hoa hồng hấp dẫn,....

+ Khách hàng cũng thường tạo ra những áp lực đối với công ty về giá, chất lượng và thời gian, đặc biệt là đối với các khách hàng yêu cầu đấu thầu dịch vụ.

+ Mặt khác đối với một số lớn đối tượng khách hàng là công ty, yếu tố hoa hồng dành cho người môi giới ( hay đại diện của cơng ty khách hàng ) có phần quan trọng trong việc có giành được hợp đồng khách hàng đó hay khơng.

2.2.2.4 Sản phẩm thay thế.

Du lịch là một đặc thù có sự tổng hợp của nhiều yếu tố dịch vụ vật chất và phí vật chất và vì thế cho đến nay có thể xem là chưa có áp lực của sản phẩm thay thế.

2.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).

Ma trận các yếu tố bên ngồi (EFE) của cơng ty Lan Xang Travel được xây dựng trên cơ sở:

(1) Qui trình xây dựng ma trận EFE đã đề cập tại chương I

(2) Kết quả xin ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành Du lịch

(3) Những phân tích đánh giá về mơi trường được trình bày ở trên và điểm phân loại của các yếu tố do tác giả chấm điểm căn cứ vào kết quả điều tra tại công ty Lan Xang Travel

Bảng 2.3: Ma trận EFE STT Các nhân tố Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty du lịch lan xang nước CHDCND lào đến năm 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)