3.3.1 Điều kiện cần:
Sự ủng hộ và bảo trợ từ Ban quản lý cấp cao.
Thẻ điểm cân bằng là một công cụ quản lý mới đã và đang được rất nhiều tổ chức trên thế giới áp dụng. Nhưng cũng có khơng ít các doanh nghiệp phải từ bỏ mà nguyên nhân cuối cùng là do không nhận được sự ủng hộ, quyết tâm thực hiện tới cùng của Ban lãnh đạo cấp cao.
Phần lớn Ban lãnh đạo của PV Oil Mê Kông là những nhân viên lâu năm, có độ tuổi trung bình từ 46 -50, trong khi đó BSC là một cơng cụ khá mới mẻ ở Việt Nam. Do đó, có thể sẽ gây ra một số trở ngại cho Ban lãnh đạo trong việc chấp nhận và ủng hộ cho dự án Thẻ điểm.
Vẫn có một số hạn chế, nhưng hiệu quả mà BSC mang lại cho các doanh nghiệp thì khơng thể nào phủ nhận được. BSC giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược bằng việc bám sát các chỉ tiêu. BSC nếu được triển khai đúng thời điểm thì sẽ tạo nên một sức bật đáng kể cho doanh nghiệp. Tác giả tin rằng với tầm nhìn và sự hiểu biết dày dạn, Ban lãnh đạo cấp cao của PV Oil Mê Kông sẽ dễ dàng chấp nhận Thẻ điểm và bảo trợ tới cùng cho sự thành công của Thẻ điểm.
Thành lập nhóm chịu trách nhiệm chính cho việc thực thi Thẻ điểm:
Cần thiết phải có một nhóm chịu trách nhiệm chính thức cho việc thực thi Thẻ điểm. Bởi vì khi có sự phân quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng thì dự án Thẻ điểm mới mang lại kết quả. Nhóm Thẻ điểm chịu trách nhiệm: truyền thông kiến thức về Thẻ điểm, theo dõi kết quả thực hiện, đánh giá, xếp loại kết quả, cầu nối giữa Ban lãnh đạo và các cấp nhân viên…
Gắn chế độ khen thưởng và xử phạt với việc thực hiện Thẻ điểm:
Để đạt được các chỉ tiêu của Thẻ điểm địi hỏi một sự nổ lực vơ cùng lớn của từng bộ phận, từng cá nhân trong Cơng ty. Bên cạnh đó việc đánh giá kết quả thực hiện
nhân viên thì PV Oil Mê Kơng nên thiết kế một chính sách đãi ngộ thích đáng, đủ để tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra.