Các vấn đề phát triển bền vững là một trường phái tư tưởng - tương tác với mối quan hệ giữa con người, các tổ chức xã hội và tự nhiên có thể được tìm thấy trong lịch sử phát triển. Giới học thuật và chính trị chuyên ngành - ở cấp độ của các mối quan hệ và các tổ chức quốc tế - bắt đầu để giải quyết vấn đề này trong thế kỷ 20, tại một thời điểm khi các vấn đề liên quan đến sự tăng trưởng của dân số, tăng trưởng kinh tế và tăng cường sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo phát sinh.
Trong khi định nghĩa cho phép hướng đến nắm bắt được ý chính của khái niệm phát triển bền vững. Nhìn chung, các nguyên tắc liên quan đến phát triển bền vững đã được đề xuất trong những năm qua, mặc dù tất cả các nguyên tắc đưa ra một cái nhìn tổng quan về khái niệm phát triển bền vững cụ thể như sau.
Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Trong báo cáo này đưa ra khái niệm: Phát triển bền vững là
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Nói cách
khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp,... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - mơi trường. Khái niệm này có chứa hai thành phần cơ bản:
i. Các thành phần của nhu cầu, đó là tập trung vào các bộ phận người nghèo của thế giới có nhu cầu như là một ưu tiên
ii. Các thành phần của sản xuất bền vững và tiêu thụ được xác định bởi các công nghệ được sử dụng và tổ chức của xã hội.
Theo Ngân hàng thế giới (The World Bank Group), phát triển bền vững là khám phá một số các thách thức xã hội, kinh tế và môi trường là một phần của phát triển bền vững bằng cách làm việc thơng qua các mơ hình học tập. Đi sâu vào các vấn đề mà người dân trên khắp thế giới phấn đấu để cân bằng khi ra quyết định thường rất khó khăn về phát triển.
Các khái niệm phát triển bền vững được tiếp cận ở ngoài nước
Theo Valentin and Spangenberg (2000), nguyên tắc phát triển bền vững được cấu trúc xung quanh 4 mệnh chuyên đề (cho mỗi kích thước, tức là kinh tế, xã hội, mơi trường và thể chế) và 6 liên kết chuyên đề (cho mỗi chiều kết nối). Nhưng đến khái niệm của McWilliams & Siegel (2001) chỉ tập trung vào một khía cạnh nguồn tài nguyên quý hiếm và khả năng dẫn đến lợi thế cạnh tranh. Phát triển bền vững có thể tạo thành một nguồn tài nguyên quý, hiếm (sáng tạo), và khó bắt chước hoặc khả năng dẫn đến lợi thế cạnh tranh. Còn Becker (2005) lại đưa ra ba đặc điểm chung (khả năng phục hồi, tự túc và hợp tác) phát triển bền vững. Hệ thống phát triển bền vững được cho là có ba đặc điểm chung (khả năng phục hồi, tự túc và hợp tác) lần lượt được chia thành ba chỉ tiêu để tạo điều kiện đo lường.
Các khái niệm phát triển bền vững được tiếp cận ở trong nước
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh. Đã có hàng loạt cơng trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm phát triển bền vững phải kể đến là cơng trình do giới nghiên cứu trong nước tiến hành như: Lê Thế Giới và nhóm tác giả (số
thành tố căn bản của tính bền vững: bền vững sinh thái, bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững thể chế. Nhưng đến Trần Anh Phương (VNH3.TB5.2010) đề cập đến 4 vấn đề phát triển bền vững nhưng ở khía cạnh mở rộng hơn. Phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam và những tác động chính trị - xã hội. Bốn vấn đề phát triển bền vững trong nghiên cứu của Trần Anh Phương bao gồm: (1) Phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách và xu thế tất yếu của toàn cầu; Việt Nam trong tiến trình hội nhập, phát triển đã và đang tích cực hưởng ứng xu thế này; (2) Một số thành tựu nổi bật về phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua; (3) Một số tác động chính trị - xã hội cơ bản từ thành tựu phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam; (4) Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số biểu hiện chưa bền vững nhưng chúng ta có thể vượt qua và vững tin vào tương lai nếu có các giải pháp phát triển đúng đắn, năng động. Theo Nguyễn Ngọc Trân (2011) phát triển chỉ bền vững khi nó bảo đảm cùng một lúc tăng trưởng kinh tế, công bằng và tiến bộ xã hội, và môi trường được bảo vệ. Tăng trưởng kinh tế, thỏa được công bằng và tiến bộ xã hội nhưng môi trường suy thối, cạn kiệt, sẽ khơng có được phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế, bảo vệ được môi trường nhưng xã hội bị phân hóa giàu nghèo, bị phân tầng về giáo dục, về hưởng thụ văn hóa quá mức, phát triển cũng sẽ khơng thể có ổn định để phát triển. Xã hội công bằng, kết quả của các thành tựu được chia đều cho mọi người, môi trường được bảo vệ nhưng kinh tế khơng tăng trưởng thì mơ hình tồn tại được nhưng sẽ không lâu dài, đặc biệt trong một thế giới cạnh tranh quyết liệt và ngày càng có nhiều giao lưu. Cơ sở lý luận và thực tế để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Sinh Cúc, số 3, 2012). Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người. Nên đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử.
Nhìn chung, phát triển bền vững từ các khái niệm trên chỉ đề cập ở cấp độ vĩ mô, thường đề cập trên phạm vi tổng quát của quốc gia và chủ yếu đề cập đến ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri
thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hồ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội (Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam 2011-2020).
Rõ ràng khái niệm phát triển bền vững được sử dụng trong và ngoài nước như một con đường để khắc phục rào cản đối với những lời kêu gọi về một sự công bằng xã hội rõ ràng hơn, và những nhu cầu liên quan đến những chính sách phát triển thịnh hành, và là một phương tiện nhằm huy động sự trợ giúp của những nhóm mơi trường của các nước đang phát triển và các nước công nghiệp. Khái niệm phát triển bền vững đã được các tổ chức như Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế chấp nhận và được thể chế hóa cùng với cách thức mà chính các tổ chức này đã sử dụng các xu thế phát triển truyền thống trước đây như nhu cầu cơ bản, cơng nghệ thích hợp, tham gia vào phát triển. Như vậy, khái niệm phát triển bền vững ở trên cho thấy phát triển bền vững ở cấp độ vĩ mô của một quốc gia.
Bảng 2.1: So sánh kết quả phát triển truyền thống và phát triển bền vững ở cấp độ vĩ mô
Diễn giải Phát triển truyền thống Phát triển bền vững
Mục tiêu
- Hiệu quả kinh tế - Cơng nghệ thích hợp
- Khai thác triệt để nguồn tài nguyên
Phát triển ổn định và lâu dài cần giải quyết được 3 vấn đề trụ cột chính: - Phát triển bền vững về kinh tế - Phát triển bền vững về xã hội - Phát triển bền vững về môi trường Hiệu quả - Mơi trường suy thối, cạn kiệt
- Xã hội bị phân hóa giàu nghèo, bị phân tầng về giáo dục
- Tăng trưởng kinh tế ổn định - Môi trường được bảo vệ - Xã hội công bằng
Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu của Valentin and Spangenberg (2000), Williams & Siegel (2001), Becker (2005) và Lê Thế Giới và nhóm tác giả (2010), Nguyễn Ngọc Trân (2011), Nguyễn Sinh Cúc (2012)
Tóm lại, các khái niệm phát triển bền vững mang tính khoa học, hoạt động phát triển bền vững không những đạt hiệu quả kinh tế mà cịn góp phần vào việc bảo vệ môi trường, giải quyết hài hòa giữa kinh tế và xã hội. Từ khái niệm phát triển bền vững ở cấp độ vĩ mô và doanh nghiệp phù hợp các nguyên tắc của phát triển bền vững, nghiên cứu sinh hướng đến tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững ở cấp độ vi mô của doanh nghiệp.