Về chính sách hỗ trợ nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản bạc liêu (Trang 128 - 130)

5.3 Hàm ý cho việc phát phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu

5.3.2.3 Về chính sách hỗ trợ nhà nước

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy chính sách hỗ trợ nhà nước tác động mạnh thứ ba đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b4 = 22.9%, trung bình đánh giá là 3.203 và độ lệch chuẩn là 0.7427. Yếu tố chính sách hỗ trợ nhà nước chính là mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp thủy sản nó có ý nghĩa quan trong với mức độ tác động mạnh vào phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy chính sách kinh tế tác động rất mạnh đến sự phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu. Đối với doanh nghiệp dễ bị tổn thương từ chính sách kinh tế của chính phủ, qua đó đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, và môi trường bền vững. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chính sách hỗ trợ nhà nước đối với doanh nghiệp được quan

tâm, Chính phủ ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, trong đó trọng tâm là nhóm chính sách tài chính, thời gian qua Bộ Tài chính đã miễn, giảm, gia hạn hàng chục ngàn tỷ đồng tiền thuế, phí cho cộng đồng doanh nghiệp. Nhưng việc triển khai chính sách vẫn cịn chậm, chưa kịp thời, trong khi thị trường rất cần đến những chính sách tác động để các doanh nghiệp hội sinh trở lại.

Về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại chưa phát huy hết tiềm năng như chưa thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Đồng thơi phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn trong vùng và cả nước; chính quyền địa phương chưa có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản nhằm để tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủy sản ở các thị trường trọng điểm (triển lãm, hội chợ, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm). Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận với thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và người sản xuất. Bên cạnh, đã có một số chính sách của nhà nước phát huy tác dụng nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định đối với chính sách hỗ trợ nhà nước chưa mang tính kịp thời, chưa ổn định. Chính sách hỗ trợ phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu, trung ương và địa phương trong thời gian tới cần hỗ trợ đối với doanh nghiệp như sau:

 Hỗ trợ tiếp cận thị trường (trong nước, ngoài nước) từ địa phương và trung ương

 Hỗ trợ chính sách thuế từ địa phương và trung ương

 Đối với chính sách tỷ giá cần có chính sách ổn định lâu dài nhằm hạn chế tác động sự thay đổi tỷ giá (USD so với VNĐ) dẫn đến rủi ro đối với hoạt động doanh nghiệp.

 Tạo thuận lợi để cho doanh nghiệp có sự tiếp cận thuận lợi từ chính sách xúc tiến đầu tư thủy sản của địa phương và trung ương.

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách hỗ trợ nhà nước có tác động mạnh đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Nhằm để

đạt được mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản thì chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Cụ thể đối với chính quyền tỉnh Bạc Liêu xây dựng kế hoạch 10 năm phát triển bền vững doanh nghiệp tỉnh và trung ương cùng chính quyền địa phương thực hiện chính trách hỗ trợ nhà nước như trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản bạc liêu (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)