bền vững doanh nghiệp
Các doanh nghiệp ngày càng đóng góp rất đáng kể vào sự phát triển bền vững của xã hội và trong nhiều thập kỷ qua, những nỗ lực để đạt được sự phát triển bền vững có thể được nhìn thấy ngay cả trên cấp độ vi mô của các doanh nghiệp, một khi các doanh nghiệp đã quyết định hướng phát triển bền vững hơn so với lợi nhuận thuần túy, doanh nghiệp đề cập đến hiệu quả kinh doanh không chỉ về mặt dịch vụ, sản phẩm được sản xuất và các lợi nhuận, mà còn về các hiệu ứng trên các khía cạnh của con người và xã hội (Dvořáková, Zborková, 2014). Do đó, điều cần thiết để thực hiện thay đổi trong cách tiếp cận truyền thống chuyển sang cách tiếp cận theo xu hướng phát triển bền vững.
Trong trường hợp này, chúng ta cần thiết để phân biệt hai loại doanh nghiệp. Đầu tiên bao gồm các doanh nghiệp phát triển theo truyền thống và các doanh nghiệp khác lại chấp nhận phát triển bền vững. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phù hợp với nguyên tắc phát triển bền vững có nghĩa rằng doanh nghiệp đang trên con đường hướng tới phát triển bền vững. Do đó sự phát triển bền vững là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đang tìm kiếm. Khái niệm về phát triển bền vững có thể được vận dụng trong phát triển doanh nghiệp trên cơ sở trách nhiệm của các khả năng liên kết kinh tế, môi trường và xã hội.
Các doanh nghiệp bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của một sự cân bằng giữa các ưu tiên kinh tế, môi trường và xã hội. Để giữ cho phát triển bền vững, chúng ta thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững vào các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (khách hàng, chính phủ, các bên liên quan, xu hướng thị trường, an sinh xã hội, nhân viên, chủ sở hữu/người quản lý, hiệu suất, lực lượng lao động, chủ sở hữu/người quản lý, trách nhiệm sản phẩm, phịng chống ơ nhiễm mơi trường). Từ
đó, nghiên cứu sinh hướng đến tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp.