STT Nguyên gốc Điều chỉnh
1
Cấp trên luôn xem xét lại các giả định cho các vấn đề nêu ra có thích đáng, phù hợp hay không
Cấp trên luôn xem xét lại các giả định cho các vấn đề đã nêu ra để xem sự phù hợp của nó
2
Cấp trên đối xử với Anh/Chị như một cá nhân hơn là xem Anh/Chị chỉ là thành viên trong nhóm
Cấp trên đối xử với Anh/Chị như một cá nhân hơn là giữa cấp trên đối với cấp dưới
3
Cấp trên luôn gợi ý các cách thức mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Cấp trên luôn gợi ý các cách thức xử lý mới cho các vấn đề cũ
4 Cấp trên hi sinh sở thích cá nhân cho lợi ích của nhóm
Cấp trên ln hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của tổ chức
3.1.2. Nghiên cứu định lượng
Nhằm kiểm định mơ hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường và xác định mức độ ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi đến gắn kết cảm xúc của nhân viên thông qua các biến quan sát đã được mô phỏng trong bảng câu hỏi phỏng vấn có được từ nghiên cứu định tính.
3.1.2.1. Chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Ngoài ra, hai tác giả cũng nhắc nhở rằng chọn mẫu xác suất không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trường hợp chọn mẫu xác suất là không thể thực hiện được. Tuy nhiên hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu.
3.1.2.2. Kích thước mẫu
Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì. Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.
Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 350.
Theo Hair & ctg (2006), cho rằng khi phân tích EFA kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là một biến quan sát cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên và phân tích hồi quy bội, một cơng thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu là:
n ≥ 50 + 8p
Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết;
p là số biến độc lập trong mơ hình (Nguyễn Đình Thọ 2011: 499). Đối với đề tài này, mơ hình có số biến độc lập là 5, vậy n = 50 + 8*5 = 90 là số lượng mẫu tối thiểu cho phép. Tác giả muốn có được 350 mẫu để kết quả xử lý
có ý nghĩa hơn. Vì vậy, để đạt được kích thước mẫu trên, tác giả tiến hành gửi cho nhân viên thuộc 5 công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Sau khi thu về 312 bảng câu hỏi và loại bỏ các bảng câu hỏi khơng đạt u cầu, cịn lại 285 bảng câu hỏi hồn tất được sử dụng. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng của đề tài này là n = 285. (Chi tiết đặc điểm mẫu trình bày tại chương 4).
Bảng 3.3. Mô tả số lượng mẫu khảo sát
STT Tên công ty Địa chỉ công ty mẫu Số phát ra Số mẫu thu về Số mẫu hợp lệ Đạt tỷ lệ (%) 1 Công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu Số 89, Phường 2, Thị
xã Giá Rai, Bạc Liêu 80 73 64 80,0 2 Công ty cổ phần thủy sản
Minh Hải
Km 2231, Tân Phong,
Giá Rai, Bạc Liêu 65 58 52 80,0
3 Công ty cổ phần chế biến thủy sản Âu Vững
Số 99, ấp Xóm Mới, Tân Thạnh, Giá Rai, Bạc Liêu
75 69 62 82,7
4
Công ty TNHH chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Trang Khanh Số 99 Lò Rèn, Phường 5, TP. Bạc Liêu 75 65 61 81,3 5 Công ty TNHH MTV thủy sản Tân Phong Phú
Ấp ttA, thị trấn Hịa
Bình, Bạc Liêu 55 47 46 83,6
Cộng 350 312 285 81,4
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu và điều tra của tác giả
Đối tượng là các nhân viên làm việc tại các công ty (ngoại trừ các nhân viên thuộc phòng kỹ thuật, các nhân viên thu mua ngun liệu và cơng nhân trực tiếp sản xuất có trình độ dưới 12/12), tất cả nhân viên có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên để đảm bảo đủ năng lực đưa ra các nhận xét về lãnh đạo của mình.
3.1.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo
a. Thiết kế bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các tiêu chí đã được
thảo luận nhóm ở nghiên cứu sơ bộ. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Liker 5 điểm để đánh giá mức độ đồng ý của người trả lời với: 1-Hồn tồn khơng đồng ý, 2-Khơng đồng ý, 3-Bình thường, 4-Đồng ý và 5-Hồn tồn đồng ý. Thang đo Liker 5 điểm được sử dụng bởi vì đây là thang đo được sử dụng phổ biến và phù hợp với đặc trưng của vấn đề nghiên cứu. Bảng câu hỏi là một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả khi nhà nghiên cứu biết chính xác điều cần hỏi và cách đo lường các biến nhằm đạt được kết quả phù hợp và sự chính xác.
Sau khi thành lập bảng câu hỏi, dự kiến 62 bảng hỏi được gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát trong phần nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo. Dự kiến 350 bảng hỏi cũng đã được gửi trực tiếp đến các nhân viên trong các công ty thủy sản và thu lại ngay sau khi được hoàn thành.
b. Các thang đo
Thang đo lãnh đạo chuyển đổi
Nghiên cứu sử dụng thang đo lãnh đạo chuyển đổi trong bảng câu hỏi lãnh đạo đa thành phần của Bass (1985) với phiên bản MLQ-5X đã được Bass và Avolio (1997) điều chỉnh. Phiên bản này gốm có 20 biến quan sát dành cho 5 thành phần của lãnh đạo chuyển đổi, được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm, các thang đo này được dịch lại từ tiếng Anh và trình bày ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thang đo phong cách lãnh đạo chuyển đổi
Biến Ký hiệu Biến quan sát
Lơi cuốn qua tính cách
(IA)
IA_1 Anh/ Chị Tự hào, hãnh diện khi làm việc cùng cấp trên. IA_2 Cấp trên ln hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của tổ
chức.
IA_3 Cấp trên ln có những hành động khiến Anh/Chị ngưỡng mộ, kính trọng.
IA_4 Đối với Anh/Chị, Cấp trên ln tốt ra là người có quyền lực và tự tin.
Lôi cuốn qua hành vi
(IB)
IB_1 Cấp trên nói với Anh/Chị về những niềm tin, những giá trị quan trọng nhất của họ.
IB_2
Cấp trên luôn chỉ cho Anh/Chị thấy rõ tầm quan trọng của việc phải có được cảm xúc mạnh mẽ khi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu.
IB_3 Cấp trên quan tâm khía cạnh đạo đức và kết quả của những quyết định có đạo đức.
IB_4 Cấp trên luôn nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc Anh/Chị có cùng sứ mạng với tổ chức.
Kích thích trí tuệ
(IS)
IS_1 Cấp trên luôn xem xét lại các giả định cho các vấn đề đã nêu ra để xem sự phù hợp của nó.
IS_2 Cấp trên ln tìm kiếm những hướng khác nhau khi giải quyết vấn đề.
IS_3 Cấp trên ln khun Anh/Chị nên nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh.
IS_4 Cấp trên ln gợi ý cách thức xử lý mới cho những vấn đề cũ.
Biến Ký hiệu Biến quan sát
Truyền cảm hứng
(IM)
IM_1 Cấp trên ln nói với Anh/Chị một cách lạc quan về tương lai của tổ chức.
IM_2 Cấp trên ln truyền đạt nhiệt tình kinh nghiệm cần thiết để Anh/Chị có được thành cơng.
IM_3 Cấp trên luôn chỉ cho Anh/Chị thấy một viễn cảnh tương lai hấp dẫn.
IM_4 Cấp trên luôn tin rằng mục tiêu chắc chắn sẽ đạt được.
Quan tâm cá nhân
(IC)
IC_1 Cấp trên luôn hướng dẫn, tư vấn cho Anh/Chị.
IC_2 Cấp trên đối xử với Anh/Chị như một cá nhân hơn là giữa cấp trên đối với cấp dưới.
IC_3 Cấp trên luôn quan tâm tới nhu cầu, khả năng, và khát vọng của Anh/Chị.
IC_4 Cấp trên luôn hỗ trợ để Anh/Chị phát triển điểm mạnh của mình.
Thang đo gắn kết cảm xúc
Thành phần gắn kết cảm xúc được đo lường dựa vào thang đo của Allen & Meyer (1996) gồm có 6 biến quan sát. Các biến đều được sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Thang đo chính thức được thể hiện ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Thang đo gắn kết cảm xúc
STT Ký hiệu Biến quan sát
Gắn kết cảm
xúc (AC)
AC_1 Tôi sẽ rất vui khi làm việc trọn đời cho tổ chức này AC_2 Tôi nhận thấy vấn đề của tổ chức cũng là của mình
AC_3 Tơi khơng cảm nhận tổ chức như là một phần của gia đình mình AC_4 Tơi khơng cảm thấy gắn bó mật thiết với tổ chức này
AC_5 Tơi cảm thấy mình khơng thuộc về tổ chức này
AC_6 Tổ chức này có một thỏa thuận cá nhân tuyệt vời, ý nghĩa cho tôi
3.1.2.4. Thu thập số liệu
Tác giả thu thập số liệu dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn đối tượng là người lao động đang làm việc tại các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Trong số 350 bảng hỏi khảo sát cho nghiên cứu chính thức, chỉ nhận lại được 312 phiếu trả lời. Trong 312 phiếu trả lời cịn lại, có 27 phiếu vi phạm. Các quy ước đảm bảo tính hợp lệ của phiếu trả lời như sau:
+ Đánh dấu “x” hoặc khoanh tròn chỉ duy nhất một trong các con số từ 1 đến 5.
+ Không bỏ trống bất cứ câu nào mà phải điền đầy đủ.
+ Các thông tin cá nhân không mâu thuẩn nhau mà phải hợp lý. (Nếu không hợp lý có nghĩa là người được khảo sát không chú ý vào câu hỏi cho nên những thơng tin ấy khơng có giá trị cao).
Như vậy, dữ liệu sau khi sàn lọc còn lại 285 phiếu trả lời hợp lệ, số quan sát này cao hơn số dự tính ban đầu (90 quan sát), đảm bảo được yêu cầu về mặt kích cỡ mẫu cho các phân tích. Và do đó, tiếp tục tiến hành mã hóa để đưa vào phân tích.
3.1.2.5. Kiểm định thang đo sơ bộ
Sau khi giá trị về mặt nội dung đã được thẩm định qua phương pháp thảo luận nhóm, chúng ta tiếp tục đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của các thang đo. Một nghiên cứu định lượng nhỏ với 62 quan sát được chọn lấy để tiến hành nghiên cứu sơ bộ. Đánh giá này được thực hiện nhằm dùng phương pháp thống kê để kiểm tra mức độ chặt chẽ của các biến quan sát dùng đo lường mỗi biến.
Bảng 3.6. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của các thang đo
Biến quan sát Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Lơi cuốn qua tính cách (IA), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,833
IA_1 0,648 0,796
IA_2 0,593 0,820
IA_3 0,753 0,745
IA_4 0,676 0,785
Lôi cuốn qua hành vi (IB): hệ số Cronbach’s Alpha: 0,912
IB_1 0,851 0,866
IB_2 0,808 0,882
IB_3 0,762 0,898
IB_4 0,783 0,893
Kích thích trí tuệ (IS), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,905
IS_1 0,769 0,882
IS_2 0,800 0,873
IS_3 0,754 0,889
IS_4 0,825 0,862
Truyền cảm hứng (IM), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,777
IM_1 0,608 0,711
IM_2 0,520 0,754
IM_3 0,702 0,658
IM_4 0,514 0,765
Quan tâm đến cá nhân (IC), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,890
IC_1 0,712 0,875
IC_2 0,807 0,838
IC_3 0,793 0,852
Biến quan sát Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Gắn kết cảm xúc (AC), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,887
AC_1 0,630 0,878 AC_2 0,864 0,840 AC_3 0,619 0,880 AC_4 0,835 0,844 AC_5 0,676 0,871 AC_6 0,594 0,884 Nguồn: Phụ lục 6
Kết quả phân tích cho thấy tất cả hệ số cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6; giá trị nhỏ nhất là 0,777. Tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3; giá trị nhỏ nhất là 0,514. Giá trị cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn cronbach’s Alpha. Do vậy, kiểm định sơ bộ cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép.
Như vậy, sau hai bước thảo luận nhóm và kiểm tra sơ bộ bằng phương pháp thống kê, kết luận đưa ra là các thang đo đạt được giá trị nội dung và độ tin cậy. Còn giá trị hội tụ và giá trị phân biệt chưa thể được kiểm định vì cỡ mẫu nhỏ sẽ cho kết quả khơng chính xác. Hai giá trị hội tụ và phân biệt sẽ được tiếp tục kiểm tra bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên với kết quả này vẫn cho thấy đủ tự tin để tiếp tục khảo sát cho nghiên cứu chính thức.
3.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Sau khi thu thập xong dữ liệu từ nhân viên, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi khơng đạt u cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0 với các phương pháp sau:
3.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Để xem kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Độ tin cậy đạt yêu cầu ≥ 0,8. Theo “Hoàng Trọng và các đồng nghiệp, 2005” thì Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu (trường hợp của đề tài - nghiên cứu khám phá) nên khi kiểm định sẽ lấy chuẩn Cronbach Alpha ≥ 0,6.
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
Được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998).
Số lượng nhân tố: Được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu. Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal Components Analysis với phép xoay Varimax. Phương pháp Principal Components Analysis sẽ cho ta số lượng nhân tố là ít nhất để giải thích phương sai chung của tập hợp biến quan sát trong sự tác động qua lại giữa chúng.
3.2.3. Phân tích hồi quy
Được sử dụng để mơ hình hố mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mức độ phù hợp của mơ hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến.
Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mơ hình tương quan, tức là có hay khơng có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
3.2.4. Kiểm định thống kê
Các phương pháp kiểm định thống kê: phân tích ANOVA, kiểm định T-Test…