Nguồn: Phụ lục 10
Dựa vào Hình 4.2, có thể nhận thấy, biểu đồ có dạng hình chng. Giá trị trung bình mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev là 0,991 gần bằng 1. Như vậy có thể kết luận phân phối của phần dư là xấp xỉ chuẩn.
4.3.2.6. Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố
Phân tích hồi quy cho thấy cả 5 nhân tố là Lôi cuốn qua tính cách; Lơi cuốn qua hành vi; Kích thích trí tuệ; Truyền cảm hứng; Quan tâm đến cá nhân đều có quan hệ tuyến tính thuận chiều với gắn kết cảm xúc do hệ số Sig. < 0,05.
Phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter) được dùng để phân tích hồi quy. Kiểm định t trong phân tích hệ số hồi quy cho ta thấy: Giá trị Sig. của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05. Do đó ta có thể nói rằng tất cả các biến độc lập đều có tác động đến gắn kết cảm xúc. Tất cả các nhân tố này đều có ý nghĩa trong mơ hình và tác động cùng chiều đến gắn kết cảm xúc, do các hệ số hồi quy đều mang dấu dương.
Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Mơ hình Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. B Độ lệch chuẩn Beta (Hằng số) 0,483 0,164 2,943 0,004 IA 0,209 0,034 0,287 6,114 0,000 IB 0,209 0,032 0,369 7,434 0,000 IS 0,104 0,030 0,168 3,511 0,001 IM 0,145 0,039 0,172 3,734 0,000 IC 0,152 0,030 0,236 4,990 0,000 Biến phụ thuộc: Gắn kết cảm xúc Nguồn: Phụ lục 10
Như vậy dựa vào bảng trên ta có phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa gắn kết cảm xúc với các nhân tố: Lơi cuốn qua tính cách; Lơi cuốn qua hành vi; Kích thích trí tuệ; Truyền cảm hứng; Quan tâm đến cá nhân được thể hiện như sau:
AC = 0,287*IA + 0,369*IB + 0,168*IS + 0,172*IM + 0,236*IC
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nên các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết cảm xúc có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, các nhân tố ảnh hưởng đến gắn kết cảm xúc ta có thể nhận thấy hệ số β1 = 0,287 có nghĩa là khi nhân tố lơi cuốn qua tính cách thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác khơng đổi thì làm cho gắn kết cảm xúc cũng biến động cùng chiều 0,287 đơn vị. Tóm lại, chúng ta có đầy đủ cơ sở khoa học và đầy đủ ý nghĩa thống kê trong việc chấp nhận giả thuyết H1: Cảm nhận của người lao động về yếu tố lơi cuốn qua tính cách càng cao thì gắn kết cảm xúc càng cao và ngược lại cũng được chấp nhận.
nhân tố lôi cuốn qua hành vi thay đổi 1 đơn vị thì làm cho gắn kết cảm xúc cũng biến động cùng chiều 0,369 đơn vị. Và đây cũng là một thực tế dễ thấy, hành vi của người lãnh đạo được xem là hình mẫu cho người theo sau. Người lãnh đạo được thán phục, kính trọng và tin tưởng. Họ được phú cho khả năng, tính kiên trì, tính quyết đốn vượt trội. Họ có quyền lực và sức ảnh hưởng lớn đến người theo sau. Họ là hình mẫu, là biểu tượng cho người theo sau thể hiện ở sự rõ ràng, quyết đốn trong những tình huống khơng rõ ràng, khơng chắc chắn bằng tầm nhìn chiến lược cụ thể. Có hai khía cạnh lơi cuốn: lơi cuốn bằng tính cách và lơi cuốn bằng hành vi của người lãnh đạo. Cả hai đều là hiện thân của hành vi lãnh đạo và được đo lường bằng những phần riêng biệt trong bảng câu hỏi lãnh đạo đa thành phần. Tuy nhiên, khía cạnh lơi cuốn bằng hành vi thường được quy kết bởi người theo sau. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tabassum Riaz & ctg (2011). Tóm lại, chúng ta có đầy đủ cơ sở khoa học và đầy đủ ý nghĩa thống kê trong việc chấp nhận giả thuyết H2: Cảm nhận của người lao động về yếu tố lôi cuốn qua hành vi càng cao thì gắn kết cảm xúc càng cao và ngược lại.
Thứ ba, nhân tố kích thích trí tuệ có hệ số β3 = 0,168, cũng có nghĩa là nhân tố kích thích trí tuệ thay đổi 1 đơn vị thì làm cho gắn kết cảm xúc cũng biến động cùng chiều 0,168 đơn vị. Thực tế cho thấy, kích thích trí tuệ lãnh đạo tạo sự thay đổi kích thích nỗ lực của người theo sau bằng những câu hỏi giả định, bằng cách động viên kích thích sự sáng tạo, những phương pháp, cách thức sáng tạo mới cho những vấn đề cũ. Những ý tưởng mới của người theo sau luôn được tôn trọng và không bị phê bình, chỉ trích trước tập thế dù ý tưởng đó khác với ý tưởng lãnh đạo hay thậm chí khi đó là một ý tưởng chưa tốt. Cũng giống như IB, chúng ta có đầy đủ cơ sở khoa học và đầy đủ ý nghĩa thống kê trong việc chấp nhận giả thuyết H3: Cảm nhận của người lao động về yếu tố kích thích trí tuệ càng cao thì gắn kết cảm xúc càng cao và ngược lại.
Thứ tư, nhân tố truyền cảm hứng có hệ số β4 = 0,172, cũng có nghĩa là nhân tố truyền cảm hứng thay đổi 1 đơn vị thì làm cho gắn kết cảm xúc cũng biến động
những cơng việc thử thách và có ý nghĩa. Khi đó, tinh thần đồng đội sẽ được khuấy động, niềm hăng say và tinh thần lạc quan sẽ được thể hiện. Người lãnh đạo tạo ra cảm hứng bất tận bằng việc chia sẽ tầm nhìn chung và cho người theo sau thấy được viễn cảnh tương lai hấp dẫn của tổ chức để họ tự muốn xây dựng viễn cảnh đó và họ cũng tự muốn chứng minh sự nhiệt tình để đạt được mục tiêu, tầm nhìn chung đó của tổ chức. Giả thuyết H4: Cảm nhận của người lao động về yếu tố truyền cảm hứng càng cao thì gắn kết cảm xúc càng cao và ngược lại cũng được chấp nhận.
Thứ năm, nhân tố quan tâm đến cá nhân có hệ số β5 = 0,236, cũng có nghĩa là
nhân tố quan tâm đến cá nhân thay đổi 1 đơn vị thì làm cho gắn kết cảm xúc cũng biến động cùng chiều 0,236 đơn vị. Thực tế cho thấy hiện nay, quan tâm đến từng cá nhân, như một người cố vấn, một người thầy quan tâm đến từng cá nhân rất quan trọng. Tức là người lãnh đạo phải nhận ra nhu cầu, ước muốn của người theo sau, đặc biệt là nhu cầu thành tựu và nhu cầu phát triến của người theo sau để họ có thế phát triển tiềm năng lên mức cao hơn, đạt được nhiều thành công hơn. Quan tâm đến từng cá nhân là tạo ra cơ hội học tập mới trong bầu khơng khí hỗ trợ cho người theo sau. Để thể hiện quan tâm đến từng cá nhân, hành vi của người lãnh đạo phải chứng minh được rằng họ xem người theo sau với tư cách như là một cá nhân chứ không phải là người làm thuê. Thể hiện, lãnh đạo luôn lắng nghe và thực hiện trao đổi thông tin hai chiều với nhân viên, người lãnh đạo cũng có thể quản lý bằng cách đi vòng quanh để tạo ra những cuộc tiếp xúc, những buổi trị chuyện thân mật. Từ đó người lãnh đạo có thế nắm bắt chính xác hơn tâm tư nguyện vọng của người theo sau, đồng thời cũng thể hiện tình cảm, sự quan tâm của lãnh đạo đến người theo sau. Giả thuyết H5: Cảm nhận của người lao động về yếu tố quan tâm đến cá nhân càng cao thì gắn kết cảm xúc càng cao và ngược lại cũng được chấp nhận.
Qua phân tích hồi quy, cho thấy nhân tố lơi cuốn qua hành vi là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất gắn kết cảm xúc. Bên cạnh đó, tuy khơng lớn bằng lôi cuốn qua hành vi, song các nhân tố lơi cuốn qua tính cách; kích thích trí tuệ; truyền cảm hứng và quan tâm đến cá nhân cũng có ảnh hưởng đến gắn kết cảm xúc. Và chúng ta có đầy đủ cơ sở khoa học và đầy đủ ý nghĩa thống kê trong việc chấp nhận 5 giả thuyết
đặt ra.
Tuy mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng nhìn chung, tất cả 5 nhân tố đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Và bất cứ một sự thay đổi nào của một trong 5 nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi đối với gắn kết cảm xúc tại các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4.3.2.7. Kết quả các giả thiết và mơ hình nghiên cứu a. Kết quả kiểm định về giả thuyết H1
Qua kết quả khảo sát người lao động và phân tích hồi quy cho thấy, nhân tố lơi cuốn qua tính cách có tác động dương đến gắn kết cảm xúc, cụ thể là hệ số Beta dương và bằng 0,287 với kết quả này tác giả có thể kết luận rằng giả thuyết H1 đặt ra cho quá trình nghiên cứu được kiểm định là phù hợp và đúng cho mơ hình nghiên cứu.
b. Kết quả kiểm định về giả thuyết H2
Qua kết quả khảo sát người lao động và phân tích hồi quy cho thấy, nhân tố lơi cuốn qua hành vi có tác động dương đến gắn kết cảm xúc, cụ thể là hệ số Beta dương và bằng 0,369 với kết quả này tác giả có thể kết luận rằng giả thuyết H2 đặt ra cho quá trình nghiên cứu được kiểm định là phù hợp và đúng cho mơ hình nghiên cứu. Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến gắn kết cảm xúc.
c. Kết quả kiểm định về giả thuyết H3
Qua kết quả khảo sát người lao động và phân tích hồi quy cho thấy, nhân tố kích thích trí tuệ có tác động dương đến gắn kết cảm xúc, cụ thể là hệ số Beta dương và bằng 0,168 với kết quả này tác giả có thể kết luận rằng giả thuyết H3 đặt ra cho quá trình nghiên cứu được kiểm định là phù hợp và đúng cho mơ hình nghiên cứu.
d. Kết quả kiểm định về giả thuyết H4
truyền cảm hứng có tác động dương đến gắn kết cảm xúc, cụ thể là hệ số Beta dương và bằng 0,172 với kết quả này tác giả có thể kết luận rằng giả thuyết H4 đặt ra cho quá trình nghiên cứu được kiểm định là phù hợp và đúng cho mơ hình nghiên cứu.
e. Kết quả kiểm định về giả thuyết H5
Qua kết quả khảo sát người lao động và phân tích hồi quy cho thấy nhân tố quan tâm đến cá nhân có tác động dương gắn kết cảm xúc, cụ thể là hệ số Beta dương và bằng 0,236 với kết quả này tác giả có thể kết luận rằng giả thuyết H5 đặt ra cho quá trình nghiên cứu được kiểm định là phù hợp và đúng cho mơ hình nghiên cứu.