Biến quan sát Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Lơi cuốn qua tính cách (IA), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,833
IA_1 0,648 0,796
IA_2 0,593 0,820
IA_3 0,753 0,745
IA_4 0,676 0,785
Lôi cuốn qua hành vi (IB): hệ số Cronbach’s Alpha: 0,912
IB_1 0,851 0,866
IB_2 0,808 0,882
IB_3 0,762 0,898
IB_4 0,783 0,893
Kích thích trí tuệ (IS), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,905
IS_1 0,769 0,882
IS_2 0,800 0,873
IS_3 0,754 0,889
IS_4 0,825 0,862
Truyền cảm hứng (IM), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,777
IM_1 0,608 0,711
IM_2 0,520 0,754
IM_3 0,702 0,658
IM_4 0,514 0,765
Quan tâm đến cá nhân (IC), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,890
IC_1 0,712 0,875
IC_2 0,807 0,838
IC_3 0,793 0,852
Biến quan sát Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Gắn kết cảm xúc (AC), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,887
AC_1 0,630 0,878 AC_2 0,864 0,840 AC_3 0,619 0,880 AC_4 0,835 0,844 AC_5 0,676 0,871 AC_6 0,594 0,884 Nguồn: Phụ lục 6
Kết quả phân tích cho thấy tất cả hệ số cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6; giá trị nhỏ nhất là 0,777. Tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3; giá trị nhỏ nhất là 0,514. Giá trị cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn cronbach’s Alpha. Do vậy, kiểm định sơ bộ cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép.
Như vậy, sau hai bước thảo luận nhóm và kiểm tra sơ bộ bằng phương pháp thống kê, kết luận đưa ra là các thang đo đạt được giá trị nội dung và độ tin cậy. Còn giá trị hội tụ và giá trị phân biệt chưa thể được kiểm định vì cỡ mẫu nhỏ sẽ cho kết quả khơng chính xác. Hai giá trị hội tụ và phân biệt sẽ được tiếp tục kiểm tra bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên với kết quả này vẫn cho thấy đủ tự tin để tiếp tục khảo sát cho nghiên cứu chính thức.
3.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Sau khi thu thập xong dữ liệu từ nhân viên, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi khơng đạt u cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0 với các phương pháp sau:
3.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Để xem kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Độ tin cậy đạt yêu cầu ≥ 0,8. Theo “Hoàng Trọng và các đồng nghiệp, 2005” thì Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu (trường hợp của đề tài - nghiên cứu khám phá) nên khi kiểm định sẽ lấy chuẩn Cronbach Alpha ≥ 0,6.
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
Được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998).
Số lượng nhân tố: Được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu. Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal Components Analysis với phép xoay Varimax. Phương pháp Principal Components Analysis sẽ cho ta số lượng nhân tố là ít nhất để giải thích phương sai chung của tập hợp biến quan sát trong sự tác động qua lại giữa chúng.
3.2.3. Phân tích hồi quy
Được sử dụng để mơ hình hố mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mức độ phù hợp của mơ hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến.
Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mơ hình tương quan, tức là có hay khơng có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
3.2.4. Kiểm định thống kê
Các phương pháp kiểm định thống kê: phân tích ANOVA, kiểm định T-Test…
+ Phương pháp phân tích phương sai ANOVA
Phương pháp phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình (điểm bình quân gia quyền về tỷ lệ ý kiến đánh giá của khách hàng theo thang điểm Likert). Phân tích này nhằm cho thấy được sự khác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau như: độ tuổi, thâm niên, nghề nghiệp… Với các giả thuyết đặt ra:
H0: Khơng có sự khác biệt giữa trung bình của các nhóm được phân loại. H1: Có sự khác biệt giữa trung bình các nhóm được phân loại.
(α là mức ý nghĩa của kiểm định, α = 0,05)
Nếu Sig ≥ 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 Nếu Sig ≤ 0,05: Đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0
+ Kiểm định Independent - Samples T-test
Tại kiểm định Levene (kiểm định F):
Sig > 0,05: Sử dụng kiểm định t ở cột Equal variances assumed. Sig < 0,05: Sử dụng kiểm định t ở cột Equal variances not assumed Tại kiểm định T:
Sig > 0,05: H0 chấp nhận, khơng có sự khác biệt Sig < 0,05: H0 bị bác bỏ, có sự khác biệt.
3.2.5. Thống kê mô tả
Sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu.
3.3. TĨM TẮT
Trong chương này luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu, các thiết kế nghiên cứu nhằm hoàn chỉnh thang đo theo lý thuyết đã chọn trong chương 2. Phương pháp nghiên cứu gồm 2 bước: (1) nghiên cứu định tính và (2) nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng bằng việc khảo sát thử 62 người lao động nhằm hiệu chỉnh và hoàn chỉnh bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức thơng qua việc khảo sát 285 người lao động đang làm việc tại các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Kết quả trình bày trong chương này làm tiền đề cho việc phân tích chi tiết và sâu hơn trong chương kế tiếp khi phân tích ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi tác động đến gắn kết cảm xúc của nhân viên tại các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo mơ hình đã chọn.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả sẽ phân tích dữ liệu dựa vào lý thuyết và mơ hình nghiên cứu. Xem xét ảnh hưởng của các nhóm yếu tố: (1) Lơi cuốn qua tính cách; (2) lơi cuốn qua hành vi; (3) Kích thích trí tuệ; (4) Truyền cảm hứng và (5) Quan tâm đến cá nhân có tác động đến mức độ gắn kết cảm xúc của nhân viên tại các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hay khơng? Và từ đó sẽ có kết luận về các giả thuyết đã đặt ra.
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Mẫu được nghiên cứu tại các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bao gồm các nhân viên đang làm việc tại các cơng ty có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên để đảm bảo đủ năng lực đưa ra các nhận xét về lãnh đạo của mình.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong đề tài. Có 350 bảng câu hỏi được tác giả phát ra và thu về được 312. Sau khi loại đi 27 phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, tác giả chọn lại 285 bảng trả lời để tiến hành nhập liệu đạt tỷ lệ 81,4%. Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu, tác giả đã có bộ dữ liệu khảo sát hồn chỉnh với 285 mẫu.