Cronbach’s Alpha
Nhận biết thương hiệu 0.829
Chất lượng cảm nhận 0.823
Liên tưởng thương hiệu 0.814
Trung thành thương hiệu 0.828
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả.)
Qua kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, độ tin cậy của các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép (>0.7), do đĩ tất cả các thang đo đều được sử dụng trong bước phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo. Các thang đo bao gồm: nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, liên tưởng thương hiệu, trung thành thương hiệu.
• Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Chi tiết ở phụ lục 6):
Kết quả kiểm định Barlett’s cho thấy giữa các biến trong tổng thế cĩ mối tương quan với nhau (sig=0.000), đồng thời hệ số KMO = 0.852 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhĩm các biến lại với nhau là thích hợp.
Với giá trị Eigenvalue 1.249, các biến quan sát được rút trích thành 4 nhân tố. Tổng phương sai trích 58.162, nghĩa là khả năng sử dụng 4 nhân tố này để giải thích cho 22 biến quan sát là 58,162%.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy khơng cĩ biến nào bị loại, nhưng cĩ sự sắp xếp lại cụ thể là: biến LT6 “Sản phẩm của Vissan đảm bảo vệ sinh” được nhĩm vào yếu tố Chất lượng cảm nhận. Tác giả nhận thấy biến LT6 với nội dung
“Sản phẩm của Vissan đảm bảo vệ sinh” cĩ sự phù hợp với yếu tố chất lượng cảm nhận do đĩ tác giả chấp nhận kết quả cĩ được, từ đĩ tiến hành các bước phân tích tiếp theo.
Qua kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết quả cho thấy, các yếu tố đo lường giá trị thương hiệu Vissan bao gồm: Nhận biết thương hiệu; Chất lượng cảm nhận; Liên tưởng thương hiệu; Trung thành thương hiệu. Số biến quan sát vẫn được giữ nguyên là 22. (Chi tiết ở phụ lục 6)
• Kết quả thống kê mơ tả giá trị trung bình các thành phần đo lường giá trị thương hiệu: