Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đông á giai đoạn 2015 2020 (Trang 37)

1.3 .Thực trạng huy động vốn từ KHCN của DongABank trong thời gian qua

2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngmarketing trong huy động vốn từ

2.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh

28

việc thành lập mới các chi nhánh và phòng giao dịch của NHTM cũng như lộ trình sáp nhập các ngân hàng yếu kém do NHNN đề ra, tuy nhiên lại mở ra cơ hội gia nhập của các ngân hàng/ chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam.

DongA Bank là NHTM tư nhân có quy mơ tổng tài sản đứng thứ 18/37 NHTM ( Nguồn: www.cafef.vn). Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn xác định đối thủ cạnh tranh nổi bật nhất của DongA Bank trong lĩnh vực huy động vốn từ KHCN bao gồm: 4 NHTM quốc doanh chiếm phần lớn thị phần (Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank) và các NHTM tư nhân dẫn đầu thị phần huy động vốn khối NHTM tư nhân như ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu), Techcombank (Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam), Sacombank(Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín), VP Bank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng), Eximbank (Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam), MSB (Ngân hàng TMCP Hàng Hải), MB (Ngân hàng TMCP Quân đội). Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh của DongA Bank hầu hết đều có thế mạnh riêng gắn liền với lịch sử hình thành và sứ mệnh hoạt động của bản thân các ngân hàng. Cụ thể:

Nhóm 1: các NHTM quốc doanh

Nhóm này bao gồm: Agribank, Vietinbank, VCB và BIDV. Nhóm này có một số lợi thế cạnh tranh chủ yếu so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành như sau:

- Được thành lập và đi vào hoạt động khá sớm tại Việt Nam với mục tiêu ban đầu là hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước

- Là các ngân hàng 100% vốn nhà nước hoặc đã được cổ phần hoá nhưng vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ chi phối nên được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng, quy mô hoạt động, mạng lưới rộng khắp.

- Thương hiệu được đánh giá cao và có uy tín như Vietinbank được biết đến với thế mạnh nguồn vốn huy động giá rẻ, Vietcombank có thế mạnh về

29

nguồn ngoại tệ dồi dào, Agribank có mạng lưới lớn nhất hệ thống ngân hàng. Quy mô của các ngân hàng trên ngày càng tăng sau khi sáp nhập MHB và BIDV năm 2014 và sắp tới đây là Vietinbank và GP Bank.

Nhóm 2: các NHTM tư nhân

Nhóm này bao gồm ACB, Techcombank, Sacombank, VP Bank, Eximbank, MSB, MB. Hiện nay, số lượng các ngân hàng TMCP khá lớn, tuy nhiên chỉ có các ngân hàng này tạo ra được những lợi thế cạnh tranh riêng và được đánh giá cao trên thị trường huy động vốn. Các ngân hàng này có các lợi thế:

- Hầu hết các ngân hàng này đều được trang bị công nghệ và chương trình quản lý từ các nước tiên tiến trên thế giới trên cơ sở chuyển giao công nghệ giữa ngân hàng và cổ đơng góp vốn với tư cách đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng cũng được ngân hàng chú trọng và thực hiện tốt

- Ít có sự quan liêu và ì ạch trong hoạt động hơn các ngân hàng nhóm 1. 2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Ngân hàng là ngành đặc thù chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ, trong năm 2011 NHNN đã ban hành quy định về cấp giấy phép, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tín dụng, bổ sung nhiều điều kiện khắt khe về việc thành lập và sở hữu ngân hàng. Theo chủ trương của NHNN, đến năm 2016 - 2017 sẽ giảm số lượng xuống còn 20 - 25 ngân hàng, thì áp lực từ đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành là các ngân hàng trong nước thấp.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/04/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam dưới các hình thức như văn phịng đại diện. chi nhánh 100% vốn nước ngoài và với những lợi thế về quản lý, công nghệ, sản phẩm của ngân hàng nước ngoaì thì áp lực từ đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành là các ngân hàng nước ngoài cao.

2.1.2.3. Sản phẩm thay thế

30

giữ tiền mặt, ngồi ra cịn các kênh đầu tư khác như: mua vàng, chứng khoán, bất động sản…Do vậy sự biến động mạnh về giá vàng, chứng khoán trên thị trường tại một số thời điểm có thể ảnh hưởng đến lượng tiền gửi vào ngân hàng từ KHCN. Lãi suất tiết kiệm hiện đang ở mức thấp nên khơng cịn hấp dẫn mặc dù nó vẫn có thể đem lại lợi nhuận sau khi trừ đi phần lạm phát. Lúc này, vàng vẫn đang trong xu hướng giảm giá khi đồng USD mạnh lên với việc nền kinh tế Mỹ đi vào chu kỳ tăng trưởng đã được dự báo kéo dài trong 2-3 năm tới. Xu hướng tất yếu là kênh tiết kiệm truyền thống khơng cịn hấp dẫn thay vào đó người dân sẽ có xu hướng mở rộng kênh đầu tư vào vàng, bất động sản, ngoại tệ… Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho ngành ngân hàng phát triển các sản phẩm liên kết đầu tư, liên kết bảo hiểm…đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KHCN

2.1.2.4. Khách hàng

Yêu cầu chính của các khách hàng gửi tiền là lãi suất tiền gửi cao. Khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi, có nhiều thơng tin về lãi suất tiền gửi của các ngân hàng và thường dễ dàng chuyển tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác nếu có sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi hoặc chất lượng phục vụ. Vì vậy, sức mạnh đàm phán của khách hàng cao.

Với sự phát triển của xã hội, công nghệ đặc biệt là thương mại điện tử và dân trí thì bên cạnh lãi suất tiết kiệm, chất lượng phục vụ và đặc tính ưu việt của sản phẩm sẽ là yếu tố chính để thu hút và giữ chân khách hàng đến với ngân hàng. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, các ngân hàng sẽ càng tập trung hồn thiện chất lượng phục vụ vì tính vơ hình của dịch vụ ngân hàng cũng như tính dễ bắt chước của công nghệ ngân hàng.

Tóm lại, sau khi phân tích mơi trường bên ngồi, tác giả có những nhận định về cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động huy động vốn từ KHCN của DongA Bank như sau:

31 - Thu nhập của người dân ngày càng cao - Mơi trường chính trị và xã hội ổn định

- Hệ thống luật ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển ngành ngân hàng

- Công nghệ ngân hàng phát triển làm tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, giảm rủi ro thơng tin

- Tiềm năng thị trường lớn, đa số người dân vẫn coi ngân hàng là kênh tiết kiệm an toàn

- Dân số trẻ, trình độ dân trí ngày càng cao , số lượng khách hàng của ngân hàng lớn với nhiều nhu cầu đa dạng, tạo điều kiện cho ngân hàng xây dựng được danh mục sản phẩm phong phú.

- Hợp tác quốc tế, cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế của các hoạt động ngân hàng hiện đại và đa chức năng, có thể sử dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triển. Mặt khác, thúc đẩy việc nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nguy cơ

- Xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: ngân hàng nước ngồi với trình độ, kinh nghiệm và sản phẩm vượt trội.

- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ, sở hữu công nghệ và sản phẩm tương tự - Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về sản phẩm và chất lượng dịch vụ - Nguy cơ chảy máu chất xám về các ngân hàng bạn, đặc biệt là ngân hàng

nước ngồi với chế độ phúc lợi và mơi trường làm việc hấp dẫn. 2.2. Các yếu tố bên trong

2.2.1. Tài chính

Tính đến thời điểm 31/08/2014, vốn điều lệ của DongA Bank là 5000 tỷ đồng xếp thứ 20/37 ngân hàng thương mại trong nước , tổng tài sản là 79.475 tỷ đồng xếp 18/37 ngân hàng thương mại trong nước (Nguồn:www.cafef.vn). Với yêu cầu phát triển trong tương lai, để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo an toàn vốn thì việc gia tăng vốn điều lệ là tất yếu. Ngân hàng đã được chấp

32

thuận tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng vào tháng 12/2013 từ 5.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu với giá 10.000đ/cp cho cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên thời hạn tăng vốn đã hết nhưng ngân hàng chưa tăng vốn thành cơng.

Khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ hiện tại gây ra trở ngại cho DongA Bank mở rộng quy mô cũng như phát triển hoạt động. So với các đối thủ cạnh tranh, DongA Bank có tiềm lực tài chính hạn chế hơn.

2.2.2. Nhân sự

Từ 56 nhân viên ở thời điểm thành lập đến thời điểm 31/12/2013, DongA Bank có 4827 cán bộ cơng nhân viên với trên 60% có trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ nhân sự trẻ và tài năng là bệ phóng vững chắc cho DongA Bank phát triển.

Năm 2014 là một năm có nhiều thay đổi đối với bộ máy nhân sự cấp cao nói riêng và nhân sự DongA Bank nói chung. Nhân sự giảm gần 700 người trong đó ngồi ngun nhân định biên nhân sự theo đúng chức năng theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, cịn có hiện tượng “chảy máu chất xám” khi rất nhiều nhân viên đã chuyển công tác sang ngân hàng bạn. Cơ cấu nhân sự của DongA Bank tại thời điểm 31/12/2014:

Bảng 2.5: Cơ cấu nhân sự phân theo độ tuổi và giới tính

CBCNV Dưới 35 tuổi Từ 35 đến

55 tuổi Trên 55 tuổi Tổng

Nam 1073 463 8 1544

Nữ 1701 876 1 2578

Tổng 2774 1339 9 4122

(Nguồn: báo cáo DongA Bank)

Bảng 2.6: Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ

Trình độ CBCNV

Trung cấp 592

Cao đẳng 982

Đại học 2495

Trên đại học 53 (Nguồn: Báo cáo DongA Bank)

33

đạo các ngân hàng khác là khá ổn định. Ban Giám đốc là những người có thâm niên cơng tác, kinh nghiệm trong ngành ngân hàng và nhiều năm gắn bó với DongA Bank. Tuy nhiên mặt trái của bộ máy lãnh đạo ổn định là DongA Bank thiếu sự linh hoạt và chậm phản ứng với sự thay đổi của thị trường. Điểm mạnh của DongA Bank chính là nguồn nhân sự trẻ, nhiệt huyết và được đào tạo bài bản, tuy nhiên, DongA Bank trong các năm qua luôn phải đối mặt với hiện tượng nhiều nhân viên sau một thời gian công tác đã chuyển qua ngân hàng khác. Nguyên nhân một phần do nhân viên trẻ nên tỷ lệ thay đổi công việc lớn, mặt khác là DongA Bank thiếu những điều kiện để giữ chân nhân tài như chế độ lương thưởng, môi trường làm việc còn nhiều vấn đề cần khắc phục. So với đối thủ cạnh tranh, nguồn nhân sự của DongA Bank tương đối mỏng và thiếu kinh nghiệm.

2.2.3. Dịch vụ và công nghệ

Bắt đầu dự án hiện đại hoá từ năm 2003, đến năm 2006 DongA Bank đã chính thức áp dụng chương trình hệ thống core banking do tập đoàn Flexcube cung cấp, hồn tất cơ sở hạ tầng các chi nhánh, phịng giao dịch trên toàn quốc. Đặc biệt, DongA Bank sử dụng giải pháp SSL Certificate with Extended Validation cung cấp bởi hãng VeriSign, vừa an toàn vừa bảo mật.

Các thành tựu về công nghệ thông tin mà DongA Bank đạt được trong năm 2013 như thuê tư vấn đào tạo về kiến thức MIS, dự án New ebanking, hệ thống giám sát an ninh mạng Splunk, hoàn thành trung tâm dữ liệu dự phịng đáp ứng u cầu của NHNN theo thơng tư 01/2011 Quy định việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Trong năm 2014, ban dự án nâng cấp core banking được thành lập nhằm nâng cấp hệ thống hiện tại, đảm bảo tốt hơn cho yêu cầu phát triển của ngân hàng và những thay đổi công nghệ trên thế giới.

Ngày 02/06/ 2015, Dong A Bank cũng cho ra mắt hệ thống Auto Banking với 42 điểm chính thức hoạt động trên toàn quốc. Điểm độc đáo của Auto Banking DongA Bank là mơ hình ngân hàng 100% tự động, hoạt động 24/7, có

34

đội ngũ bảo vệ riêng; không gian giao dịch rộng gấp nhiều lần buồng ATM bình thường, cùng với các thiết bị tài chính thơng minh (ATM, màn hình cảm ứng, điện thoại...) cho phép khách hàng thực hiện hầu hết giao dịch ngân hàng như: nạp tiền báo có ngay, rút tiền hạn mức lớn, chuyển khoản liên ngân hàng, đăng ký mở thẻ và gửi tiết kiệm tích lũy, thanh tốn hóa đơn, thanh tốn nợ vay… tất cả chức năng như một phịng giao dịch bình thường mà khách hàng là người chủ động thực hiện, không phải phụ thuộc vào nhân viên ngân hàng. Đây được xem là bước tiến vô cùng lớn trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng tại Việt Nam nhằm giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chủ động mọi giao dịch trong cuộc sống hiện đại, năng động. Dự kiến đến cuối năm 2015, sẽ có tối thiểu 150 Auto Banking của DongA Bank đi vào hoạt động trên toàn quốc.

DongA Bank từng là ngân hàng tư nhân dẫn đầu về phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ thẻ, trong hệ thống NHTM nước ta. DongA Bank cũng tạo được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng do sự tiện lợi và hữu ích từ cơng nghệ thẻ. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ ngân hàng và sự đầu tư của các ngân hàng bạn, DongA Bank đang bị tụt lại phía sau.

2.2.4. Mạng lưới và hệ thống

Hiện DongA Bank có 228 CN/PGD trên 48 tỉnh thành của cả nước. Do nhiều yếu tố mà các chi nhánh, phịng giao dịch này khơng thống nhất về quy mô, cơ sở hạ tầng cũng như nhận diện. Năm 2012, DongA Bank cũng bắt đầu triển khai mơ hình BSS – chi nhánh thành cơng, đầu tư thay đổi cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ và nhận diện nhưng không thực sự thành công khi chi nhánh được thử nghiệm chưa mang lại hiệu quả mong đợi.

So với các ngân hàng quốc doanh, DongA Bank hồn tồn khơng có lợi thế về mạng lưới CN/PGD như Agribank 2.300 CN/PGD , BIDV 700 CN/PGD . DongA Bank có lợi thế tương đối về mạng lưới CN/PGD so với các ngân hàng tư nhân lớn khác như ACB 346 CN/PGD, Sacombank 428 CN/PGD 3

Tóm lại, qua phân tích về mơi trường bên trong của DongA Bank, tác giả

35

có một số nhận định về điểm mạnh, điểm yếu của DongA Bank trong hoạt động huy động vốn từ KHCN như sau:

Điểm mạnh:

- Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại - Thị phần thẻ ATM trong nước lớn

- Nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo bài bản  Điểm yếu:

- Tiềm lực tài chính hạn chế

- Nguồn nhân lực thiếu kinh nghiệm - Không giữ chân được nhân tài

- Mạng lưới giao dịch ít so với các ngân hàng quốc doanh - Thiếu linh hoạt với sự thay đổi của thị trường

3. Thực trạng hoạt động marketing trong huy động vốn từ KHCN của DongA Bank 3.1. Đánh giá của khách hàng về marketing của DongA Bank 3.1. Đánh giá của khách hàng về marketing của DongA Bank

Tác giả đã tiến hành khảo sát trên 143 khách hàng cá nhân đã và đang gửi tiết kiệm tại DongA Bank, trong đó, cơ cấu khách hàng như sau:

- Phân theo địa phương: Tp Hồ Chí Minh: 124 khách hàng, TP Hà Nội: 6 khách hàng, Đaklak: 9 khách hàng, Khánh Hoà: 4 khách hàng

- Phân theo giới tính: nữ: 85 khách hàng, nam: 58 khách hàng - Độ tuổi:  Từ 20 – 25 tuổi: 46 khách hàng  Từ 26 – 30 tuổi: 64 khách hàng  Từ 31 – 40 tuổi: 24 khách hàng  Trên 40 tuổi: 9 khách hàng - Thu nhập trung bình hàng tháng  Dưới 10 triệu: 62 khách hàng  Từ 10 – 20 triệu: 50 khách hàng  Từ 20 – 40 triệu: 26 khách hàng  Trên 40 triệu: 5 khách hàng

36

Tác giả tiến hành khảo sát chủ yếu ở thị trường TP Hồ Chí Minh bởi đây là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đông á giai đoạn 2015 2020 (Trang 37)